Tua ngược ký ức về Hà Nội xưa trên toa tàu bao cấp

02/09/2024

"Tuyến tàu điện số 6 - toa bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm" tại Ngũ Xã, Trúc Bạch, Ba Đình hiện đang thu hút đông đảo các bạn trẻ đến khám phá về một Hà Nội xưa được tái hiện sống động đến từng chi tiết.

Những ngày này, tại Ngũ Xã, Ba Đình bỗng trở nên nhộn nhịp hơn hẳn bởi đông đảo các bạn trẻ tò mò đến khám phá "Tuyến tàu điện số 6 - toa bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm", nơi tái hiện một Hà Nội xưa đầy màu sắc. Với bếp củi bập bùng, chạn bát khói lam, mâm cơm giản dị, hàng trà đá xưa... tất cả tạo nên một bức tranh sống động về một Hà Nội thời bao cấp.

"Tuyến tàu điện số 6 - Toa Bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm" nằm ở ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch trở thành điểm check-in thu hút nhiều du khách

Du khách thích thú trải nghiệm một không gian đậm chất Việt Nam thời kì bao cấp

Du khách thích thú trải nghiệm một không gian đậm chất Việt Nam thời kì bao cấp

"Tuyến tàu điện số 6 - toa bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm" nằm tại ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch, bên cạnh khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình). Đây là dự án do UBND phường Trúc Bạch triển khai, mang đến không gian trưng bày và trải nghiệm văn hóa ẩm thực Hà Nội. Toa tàu mở cửa tham quan miễn phí từ 15h-22h hàng ngày.

Bài liên quan

Tuyến tàu điện số 6 được đặt tên dựa theo ý tưởng về một tuyến tàu điện tiếp nối sứ mệnh của hệ thống 5 tuyến tàu điện mặt đất của Hà Nội xưa, đã ngừng hoạt động từ năm 1991. Đây là một phần ký ức không thể quên của người dân Thủ đô sống ở những năm 80, 90 của thế kỷ trước. Hà Nội xưa hiện lên với hình ảnh bảng tin, những chiếc xe đạp Phượng Hoàng, cây cột điện sắt nguyên bản, bếp dầu hỏa, phích nước, nồi chảo gang...

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty
Nơi đây bài trí như một quán trà đá thời bao cấp, với những tờ báo giấy được xếp phía sau

Nơi đây bài trí như một quán trà đá thời bao cấp, với những tờ báo giấy được xếp phía sau

Cúc Nguyễn hào hứng trải nghiệm một không gian đậm chất Việt Nam xưa

Cúc Nguyễn hào hứng trải nghiệm một không gian đậm chất Việt Nam xưa

Được biết là địa điểm hot trên mạng xã hội những ngày này, Cúc Nguyễn (26 tuổi) rất thích thú khi đặt chân đến không gian nơi đây. "Mình không nghĩ ngay giữa lòng Thủ đô lại có một không gian tái hiện thời bao cấp sống động như vậy. Được tận mắt chứng kiến những vật dụng, đồ dùng sinh hoạt của thời ông bà, cha mẹ khiến người trẻ như mình cảm thấy vô cùng tò mò và hào hứng muốn tìm hiểu nhiều hơn".

Toa tàu cổ được thiết kế gồm 2 tầng. Ở tầng 1, tái hiện không gian trưng bày các hiện vật xưa cũ và không gian bếp. Tầng 2 là khu vực ngoài trời để du khách thưởng thức ẩm thực và ngắm cảnh.

Bên trong tầng 1 của toa tàu có rất nhiều món đồ thời xưa, giống như một

Bên trong tầng 1 của toa tàu có rất nhiều món đồ thời xưa, giống như một "bảo tàng thu nhỏ" ẩn chứa nhiều điều vô cùng thú vị

Mâm cơm thời bao cấp

Mâm cơm thời bao cấp

Mâm cơm thời đó thường có cơm độn khoai sắn, bo bo, vài hạt muối, rau hoặc có thêm cá khô, trứng

Mâm cơm thời đó thường có cơm độn khoai sắn, bo bo, vài hạt muối, rau hoặc có thêm cá khô, trứng

Điểm nhấn của toa tàu nằm ngay chính tầng 1, nơi được ví như "bảo tàng thu nhỏ" chứa rất nhiều món đồ dùng thời xưa. Từng mâm cơm, món ăn được mô phỏng sinh động như phở cơm nguội, cơm độn khoai, cơm độn ngô, vại dưa muối... Dù chỉ là mô hình nhưng rất sinh động, thực tế khiến du khách tham quan ai nấy đều ấn tượng bởi cuộc sống trước đây thời "ông bà anh".

Cái chạn là một vật dụng thân thương trong mỗi căn bếp xưa. Chạn bát gỗ mộc mạc là minh chứng cho sự khéo léo và tình yêu thương của người nội trợ trong gia đình. Chạn thường để bát đĩa với các món ăn thừa từ bữa trưa hoặc sáng. Trên chốc chạn là một số vật dụng đã vang bóng một thời.

Empty
Empty
Empty

Khu vực mâm tái hiện lại những mâm cơm, những món ăn đã từng không thể thiếu của một thời khốn khó như dưa cải, dưa cà, lạc rang trộn mỡ, rau muống luộc, hạt mít luộc, cơm cháy, quả trám, tép đồng kho khế, rau tập tàng... món cơm độn khoai sắn và cơm nguội chan nước phở là thứ không thể thiếu. Thời đó, phở được bán ở quầy mậu dịch, khi nhà có người ốm, trong nhà sẽ có một người đi mua phở và xin thật nhiều nước phở. Người ốm sẽ được ưu tiên ăn phở, số nước phở còn lại sẽ được sử dụng như một món canh để chan cơm nguội ăn. Một gợi nhớ về thời bao cấp gần như không thấy thịt, chỉ có vài món rau dưa đơn sơ đựng trong cái mâm đồng vừa đáng nhớ lại vừa hoài niệm về một thời khốn khó.

Bảng tin thông báo

Bảng tin thông báo

Xung quanh toa tàu còn có khu vực sạp báo giấy, đánh cờ, trà đá, rạp chiếu bóng lưu động với phông nền hoạ tiết... để du khách tha hồ trải nghiệm và check-in. Điều thu hút của toa tàu là khu vực ngồi trà đá có rất nhiều món đồ quen thuộc như chiếc ấm, phích hay những lọ đựng quẩy, kẹo dồi, chè lam... Đây đều là những món khá quen thuộc của hàng quán thời xưa, đưa thực khách "du hành" về thời bao cấp theo cách thật đặc biệt. Một không gian vô cùng hoài niệm cũng tạo nên những góc chụp ảnh đậm chất xưa mà nhiều bạn trẻ thường tìm kiếm.

Empty
Hàng trà đá bao cấp được tái hiện một cách bắt mắt

Hàng trà đá bao cấp được tái hiện một cách bắt mắt

Với tất cả những điểm độc đáo của "Tuyến tàu điện số 6 - toa bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm", đây quả thực là một điểm đến hấp dẫn dành cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa Hà Nội và trải nghiệm một không gian sống động, chân thực. Dự án Tuyến tàu điện số 6 sẽ còn được mở rộng trong thời gian tới. Bên cạnh "Toa bao cấp" sẽ còn 7 toa nữa được bố trí dọc theo đường Trúc Bạch. Mỗi toa là một chủ đề khác nhau mang theo di sản, văn hóa, ẩm thực Hà Nội.

Empty
Empty
Không gian ngoài được là một rạp chiếu bóng lưu động với phông nền hoạ tiết chăn con công một thời xưa cũ

Không gian ngoài được là một rạp chiếu bóng lưu động với phông nền hoạ tiết chăn con công một thời xưa cũ

Empty
Tuyến tàu điện số 6 hứa hẹn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa và ẩm thực Việt Nam thời bao cấp

Tuyến tàu điện số 6 hứa hẹn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa và ẩm thực Việt Nam thời bao cấp

Bài và ảnh: Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES