Tùng Dương: 'Vợ chồng nào cũng có lúc thăng trầm'

26/10/2016

Nam ca sĩ chia sẻ anh và bà xã không tránh khỏi những xung đột trong cuộc sống tuy nhiên, tình yêu, sự bao dung sẽ giúp họ vượt qua tất cả.

Rời khỏi "ghế nóng" của cuộc thi X-factor, anh thấy mình để lại ấn tượng gì trong lòng khán giả?

Tôi nghĩ rằng để trở thành một giám khảo được lòng tất cả mọi người là rất khó. Người khen - người chê có, người yêu - kẻ ghét cũng có. Các fan "ruột" thì luôn bảo vệ tôi bởi họ biết tâm nguyện của tôi dành cho nghệ thuật. Họ biết tôi muốn truyền lại "lửa" cho các lớp kế cận. Dù sao, cái mà tôi có được khi nhận lời làm giám khảo là ngoài âm nhạc, mọi người biết thêm về con người của tôi. Họ không chỉ được nghe tôi hát trên sân khấu mà còn có thể lắng nghe ý kiến, suy nghĩ, trăn trở, thậm chí cả sự phê bình khắt khe, sự kỳ vọng của tôi dành cho các bạn trẻ. Đây được coi là dịp để khán giả hiểu tôi hơn.

 

Anh kỳ vọng gì vào các ca sĩ trẻ hiện nay - những người bước ra từ các cuộc thi?

Tôi muốn họ có sự hoạt động chăm chỉ, làm nghề nghiêm túc. Quán quân của một cuộc thi không nói lên được điều gì cả. Quan trọng là bước đi sau đó, hướng làm nghệ thuật và họ muốn mình thuộc dòng ca sĩ nào. 

Trước kia, tôi có sự quyết liệt với nghệ thuật nhưng để thiết lập ngay con đường đi riêng thì chưa hẳn một sớm một chiều tôi có được mà phải là cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Tất cả những điều đó được giới chuyện môn, báo chí, khan giả... ghi nhận.

Tài năng chỉ là cái hữu hạn, việc học hành mới là vô hạn. Các bạn trẻ là những viên gạch đầu tiên, chưa có định hướng rõ ràng. Vì vậy, chỉ có cách luyện tập chăm chỉ, có ê kíp thực hiện chuyên nghiệp thì các bạn mới có thể thành công. Đó là lý do tôi thường rất khắt khe với "đàn em".

 

Theo anh, âm nhạc nghệ thuật và âm nhạc thị trường khác nhau như thế nào? 

Hai dòng nhạc này luôn song hành với nhau. Đặc biệt, dòng nhạc thị trường phục vụ số đông công chúng. Các bạn có thể thấy trong cuộc thi X-factor vừa diễn ra, có sự mâu thuẫn giữa các giám khảo. Tôi nghĩ đó cũng là điều hiển nhiên khi suy nghĩ của những người thuộc dòng nhạc giải trí quá khác khiến những người theo dòng nhạc nghệ thuật như chúng tôi khó hòa nhập. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể song hành chứ không thể tìm được điểm chung trong nghệ thuật. Các bạn thuộc dòng nhạc giải trí thường có suy nghĩ nhất thời, thích "đánh nhanh thắng nhanh". Còn chúng tôi lại muốn hướng đến con đường dài và sẽ để lại những giá trị thực chất chứ không phải bằng những chiêu trò nhất thời. Tôi nghĩ đó là điều khán giả sẽ luôn nhớ tới.

 

Vậy với anh, âm nhạc thị trường cần những chuẩn mực gì?

Ở một xã hội phát triển, chúng ta phải đón nhận những dòng âm nhạc khác nhau. Suy cho cùng, nghệ thuật vẫn phải là giải trí. Bạn đồng cảm, yêu bài hát của tôi nghĩa là bạn thực sự tìm thấy giá trị của tính giải trí trong đó. Chúng ta không nên phê phán dòng nhạc nào hết. Bởi dòng nhạc nào cũng có đối tượng khán giả riêng, chỉ cần các bạn luôn nỗ lực, cố gắng là được. Ở nước ngoài cũng vậy, họ không so sánh sự thành công của các diva với những nghệ sĩ theo dòng nhạc mang tính giải trí. Mỗi người sẽ có giá trị ở một khía cạnh nào đó trong nghệ thuật. Với một số người, giá trị của họ nằm ở giọng hát, số khác lại nằm ở cách trình diễn. 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Đương nhiên, người nghệ sĩ cần phải hướng đến điều tích cực nhất, kể cả dòng giải trí hay nghệ thuật. Không phải ở dòng giải trí thì các bạn có thể tạo cho mình những scandal nhất thời, những tuyên ngôn "đao to búa lớn", đi sao chép của các nghệ sĩ nước ngoài, đạo nhạc... Những điều đó sẽ không tồn tại được lâu, chúng chỉ làm cho những người trong nghề coi thường bạn. Bạn muốn có được sự tôn trọng, bạn phải tạo ra giá trị tích cực trong nghệ thuật. Nói chung, rất khó để có tiêu chí rõ ràng mà chỉ có những tôn chỉ nghệ thuật riêng của mỗi người.

 

 

Theo anh, các hoạt động nghệ thuật của Việt Nam ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của xã hội?

Người nghệ sĩ luôn có sức ảnh hưởng với công chúng. Khi bạn tạo ra một album, sản phẩm, hình ảnh mới để quảng bá chúng đều mang đến lợi ích cho cộng đồng. Tôi thấy ngày nay, khá nhiều doanh nghiệp muốn "bắt tay" với ngành công nghiệp âm nhạc. Họ thông qua âm nhạc, nghệ thuật, nghệ sĩ để mang sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Có thể coi giải trí là con đường nhanh và ngắn nhất giúp họ giới thiệu sản phẩm thành công. Tôi đánh giá cao cách làm thông minh này. Bởi họ không chỉ đơn giản là giới thiệu sản phẩm mà còn mang món ăn tinh thần, tri thức, văn hóa tới khách hàng của mình. 

 

Tùng Dương kỹ tính như thế trong âm nhạc, vậy khi chọn người phụ nữ của đời mình, anh dựa trên các tiêu chí nào?

Tình yêu là duyên số, không ai cưỡng lại được. Nó tự phát theo bản năng. Vì thế, chúng ta không thể có tiêu chuẩn nào cho người mình yêu. Tôi đã gặp rất nhiều người bạn đặt ra các tiêu chuẩn trong tình yêu, rằng người yêu họ phải thế này, thế kia... Nhưng sau một thời gian gặp lại, họ đã thay đổi. Nói theo đạo Phật là "chúng ta có nợ nhau kiếp trước thì mới gặp nhau ở kiếp này". 

Tình yêu là điều thiêng liêng dành cho nhau. Tôi tôn trọng tất cả phụ nữ. Họ là phái yếu, họ có những trăn trở của mình và sự chịu đựng của họ dẻo dai hơn đàn ông. Tôi luôn yêu thương và ân cần với họ. 

 

Vậy "người phụ nữ của đời anh" là người như thế nào?

Bà xã tôi là một người sắc xảo và cá tính. Dĩ nhiên, chúng tôi sống với nhau đôi lúc cũng không tránh khỏi xung đột. Có những sự xung đột để phát triển, có những xung đột giúp ta hạn chế khuyết điểm. Nhưng tôi nghĩ là đó là cuộc sống, ai cũng phải trải qua thăng trầm và tình yêu, sự bao dung sẽ giúp chúng tôi vượt qua được hết. Tầm vóc của một con người không phải ở việc ai hơn ai về lời nói mà ở những suy nghĩ chín chắn. Điều quan trọng nhất với chúng tôi bây giờ là con cái.

 

Cố nhạc sĩ Thanh Tùng từng nói "Tùng Dương muốn hay, phải yêu nhiều, lao vào tình yêu như con thiêu thân, như vậy cảm xúc mới thăng hoa và thể hiện đúng tinh thần của người nghệ sĩ". Câu nói này đã tác động tới cuộc sống của anh như thế nào?

Ngày xưa tôi không hiểu câu nói đó. Tôi nghĩ ông nói đùa mình rằng là người nghệ sĩ lúc nào cũng trăng hoa, như vậy mới hát hay và mới làm nên chuyện. Nhưng sau đó, tôi hiểu ông muốn ám chỉ rằng chúng ta phải luôn rung động trước cái đẹp, luôn có tình yêu. Và tình yêu ở đây được nhân rộng ra là tình thương yêu với đồng loại, đồng nghiệp, bạn bè, mọi người xung quanh, tránh xung đột, chiến tranh, cãi vã. Đến ngưỡng 30, tôi cảm nhận mình sống ý nghĩa, sống khác hơn hay nói chính xác là đến lúc tôi có được con trai, tôi suy nghĩ khác hơn. Từ một câu hỏi về âm nhạc, tôi trả lời cũng khác xưa. Cách tôi thể hiện một bài hát giờ cũng thăng qua, đong đầy cảm xúc hơn xưa. Đúng là khi còn trẻ, người ta chỉ cảm nhận ở bề mặt thôi. Nó có gì đó nông nổi, không chạm tới hồn cốt của tính chất, sự việc. Điều quan trọng nhất ở người nghệ sĩ là tâm hồn, cách họ đối nhân xử thể, cách họ biết trả ơn. 

Tôi luôn tâm niệm về đạo Phật từ sau chuyến hành hương Phật pháp ở Ấn độ. Tôi tìm thấy sự tĩnh lặng trong con người mình. Đó là điều mà trước đây tôi chưa thấy. Ngày trước, tôi vẫn rất "động", luôn cần sự chia sẻ của mọi người nhưng tới thời điểm này, tôi có thể tự đối mặt với mọi thứ. Tôi thấy không nên nhìn lại quá khứ, nên nghĩ tới tương lai. Tôi nghĩ mình đã giác ngộ được điều cơ bản nhất của đạo Phật.

 

Anh có thể chia sẻ về đêm nhạc tri ân cố nhạc sĩ Thanh Tùng mang tên Macadamia Hair Concert "Thanh Tùng - Trái tim không ngủ yên"  sắp tới?

Cuộc đời của người nhạc sĩ tài ba này có quá nhiều sự nặng lòng, nỗi niềm nhưng lời bài hát của ông rất thảnh thơi, mộng mị, có những giấc mơ đẹp giữa đời thường. Bài hát Một mình của ông từ trước tới nay hầu hết đều được các nữ ca sĩ thể hiện. Tuy nhiên, tôi thấy lời bài hát này ông hoàn toàn viết về cuộc sống của chính mình khi phải "gà trống nuôi con" lúc vợ không còn nữa, những khó khăn trong đời sống, những điều ông trải qua. Vì vậy, nếu những bài hát là lời của người đàn ông viết ra để dành cho họ thì người nam hát sẽ hay hơn. Họ sẽ có chất sương gió, từng trải và chỉ họ mới hiểu được trạng thái đó. Vì vậy, trong đêm nhạc tri ân cố nhạc sĩ Thanh Tùng do Macadamia Hair Concert tổ chức vào ngày 28/10 tới, tôi sẽ là người thể hiện ca khúc này.

Ngoài ra, tôi sẽ cùng với ca sĩ Hà Trần, Thanh Lam thể hiện những bài hát quen thuộc của nghệ sĩ Thanh Tùng nhưng chưa bao giờ hát song ca hay tam ca. Phần hòa âm cũng rất mới, tươi trẻ vì trong âm nhạc của ông không có sự não nề, bi lụy mà chỉ có nỗi buồn man mác thôi. Chúng tôi thấy nhạc của ông có sự chia sẻ và đầy tình người trong đó.

 

Macadamia Hair  Concert là sự kiện âm nhạc thường niên được phối hợp tổ chức bởi nhãn hàng Macadmia (Mỹ) và Công ty TNHH quốc tế Trà Giang – đơn vị phân phối các sản phẩm chăm sóc tóc hàng đầu thế giới. Liên hệ hotline mua vé: 0904.068.065 - 0905.355.575. Chi tiết tại đây.

Nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền Macadamia tại Việt Nam - Công ty TNHH quốc tế Trà Giang (TGI): 54A Đê Quai , phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tel: (04) 3 719 5406- (04)3 710 0856. Chi nhánh: Lầu 8 tòa nhà Cavi Building, số 67 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM. Tel: (08) 3 512 4696. Với những khách hàng thân thiết có thể đến các salon vip gần nhất để sử dụng các sản phẩm của Macadamia và nhận vé xem chương trình. Xem tại đây hoặc Facebook

 

Hải My

RELATED ARTICLES