Tuyệt kỹ võ Bình Định

24/01/2013

Nói về những “thương hiệu” du lịch độc đáo của Việt Nam, trong khi Đà Lạt có Festival hoa, Bình Định có Festival võ thuật… Sự kiện thứ hai nhanh chóng được quốc tế hóa, với sự tham gia của hàng ngàn võ sư, môn sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, cho thấy sức hấp dẫn của võ cổ truyền Bình Định. Nó còn minh chứng cho sức sống của “hào khí Tây Sơn, hùng khí Việt Nam”, với Tây Sơn là cái nôi của những cái nôi võ thuật nước nhà.

Bài và ảnh: NSNA Đào Tiến Đạt (EVAPA, EFIAP…)

Cứ hai năm một lần, từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 2006, mỗi kỳ Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định là dịp “trở về” đất tổ võ học của những võ sư, võ sinh và những người yêu mến võ cổ truyền Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới. Gần đây nhất, Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV năm 2012 tại Bình Định quy tụ khoảng 1.500 võ sư, võ sinh của 69 đoàn đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 28 đoàn võ thuật trong nước. Không phân biệt màu da, không phân biệt quốc tịch, tất cả hòa quyện trong tình yêu võ thuật biểu diễn những tuyệt kỷ võ công của từng môn phái trên tinh thần giao lưu và học hỏi.

Lần theo lịch sử, cùng với thời gian và sự giao thoa giữa các môn phái, kết tinh tính ưu việt của từng thế võ, phái võ, đến thời Tây Sơn (1778 - 1802), võ cổ truyền Việt Nam phát triển cực thịnh, rực rỡ, được xây dựng thành hệ thống võ học dùng để đào tạo, thi tuyển, chiến đấu đánh đuổi ngoại xâm. Không khỏi xúc động khi chứng kiến những võ sư, môn sinh các đoàn Pháp, Ý, Nga… thắp nén hương thơm kính cẩn nghiêng mình trước điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt. Khi đó ta mới hiểu được tình yêu và sức hấp dẫn của võ cổ truyền Việt Nam là động lực giúp họ vượt qua khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ để cùng hội tụ trong ngày hội võ trên quê hương Bình Định - nơi sản sinh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, vị hoàng đế được nhiều thế hệ các môn phái võ cổ truyền Việt Nam suy tôn là Tổ sư.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Nhờ nỗ lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chấtcác võ đường, xây dựng đường giao thông đến tận những lò võ nổi tiếng của tỉnh Bình Định,các đoàn võ thuật quốc tế có cơ hội giao lưu thi triển võ công trong thời gian diễn ra liên hoan, qua đó mở ra tiềm năng phát triển loại hình du lịch đặc thù: du lịch võ!Người ta được nhìn thấy lão võ sư Phan Thọ (Tây Sơn) nay đã trên 80 tuổi thi triển thế võ Ngũ trảo uy lực như thuở tráng niên! Đường roi Thuận Truyền nổi tiếng khi xưa của cố Đại võ sư Hồ Ngạnh một thời tung hoành ngang dọc giang hồ được chân truyền là võ sư Hồ Sừng lưu giữ và truyền dạy môn sinh.

Các thục nữ thôn Hòa Mỹ, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn biểu diễn đường roi trong buổi giao lưu quốc tế tại võ đường Hồ Sừng làm cho người xem nhớ câu ca nổi tiếng năm xưa Roi Thuận Truyền, quyền An Thái! Hay Trai An Thái, gái An Vinh. Võ đường Lê Xuân Cảnh (An Nhơn) với những quân cờ là võ sinh trong trận “Cờ người” là sự sáng tạo độc đáo trong võ có văn, trong văn có võ của võ cổ truyền Bình Định. Các nhà sư Chùa Long Phước, huyện Tuy Phước ngày đêm lời kinh tiếng kệ bỗng chốc trở thành cao thủ võ lâm với những đường quyền tuyệt kỹ làm người xem ngất ngây, trầm trồ thán phục. Những tràng vỗ tay không ngớt cổ vũ màn biểu diễn phi thân bay người như tên bắn của các võ sư Tinh võ đạo Quốc tế Italia tại CLB Chùa Long Phước. (Chùm ảnh này đã đoạt giải Nhì Báo ảnh của Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ - PSA năm 2012).

Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền.

Câu ca dao xưa như một biểu tượng độc đáo về tinh thần thượng võ của người Bình Định.

Các thục nữ Tây Sơn biểu diễn đường roi trong buổi giao lưu quốc tế làm cho người xem nhớ câu ca nổi tiếng năm xưa Roi Thuận Truyền, quyền An Thái! Hay Trai An Thái, gái An Vinh… Các nhà sư Chùa Long Phước ngày đêm lời kinh tiếng kệ bỗng chốc trở thành cao thủ võ lâm với những đường quyền tuyệt kỹ làm người xem ngất ngây, trầm trồ thán phục.

Và cũng dễ hiểu vì sao nữ võ sĩ Valeriya Ryabova, môn phái Tinh võ đạo (Nga) trong đêm đăng quang Người đẹp Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam năm 2012 tại Lễ bế mạc  Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam, tâm sự: “Sự hấp dẫn và yếu tố thiêng liêng khi đến với vùng đất được xem là cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam lần đầu tiên đã tạo động lựcđưa tôi đến với 3 kỳ liên hoan tiếp theo ”.

RELATED ARTICLES