WHO: "Đại dịch Covid-19 đang tăng tốc"

24/03/2020

WHO thừa nhận đại dịch Covid-19 đang tăng tốc trong bối cảnh số ca nhiễm trên toàn thế giới hiện đã hơn 350.000 người. Tuy nhiên, WHO cũng cho rằng chúng ta vẫn hoàn toàn có thể "làm chệch quỹ đạo của đại dịch".

đóng cửa các dịch vụ không cần thiết, xã hội hóa cơ sở cách ly

Chiều 23/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, thời gian 2 tuần tới có ý nghĩa quyết định nên Thủ tướng nhấn mạnh các cấp, các ngành, hệ thống chính trị có nhiều cố gắng, "đã quyết liệt rồi, chặt chẽ rồi thì càng quyết liệt, chặt chẽ hơn, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân".

Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người; các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người và yêu cầu các địa phương nghiêm khắc nhắc nhở vấn đề này.

Kiểm soát chặt chẽ việc lây lan dịch bệnh từ bên ngoài; các chuyến bay nội địa, đường sắt cũng phải được kiểm tra, xe khách cũng cần có biện pháp để chống lây truyền bệnh.

5a991a6a-4803-11ea-befc-ef9687daaa85_image_hires_183809

Đồng thời Thủ tướng đồng ý mở rộng xã hội hóa, đóng góp tự nguyện trong điều kiện cách ly tập trung. Ưu tiên cơ sở lưu trú, khách sạn để cách ly có thu phí đối với người nước ngoài có hộ chiếu ngoại giao, công vụ, các chuyên gia làm việc tại các dự án quan trọng ở Việt Nam.

Chỉ còn 233 người Việt về sân bay Nội Bài trong ngày 23/3

Trong ngày 23/3, sân bay Nội Bài chỉ đón 233 hành khách từ 3 chuyến bay quốc tế thay vì 276 khách theo số liệu đặt chỗ được các hãng thông báo trước đó, tất cả đều là người Việt, và đều được đưa đi cách ly tập trung.

"Phần lớn người Việt Nam ở nước ngoài đã về nước từ những hôm trước. Chính phủ tạm thời ngừng nhập cảnh với người nước ngoài nên các hãng quốc tế cũng ngừng khai thác khi vắng khách" - một cán bộ sân bay Nội Bài cho biết.

Trước đó ngày 22/3, sân bay Nội Bài đón 1.712 hành khách đều là người Việt Nam từ các chuyến bay quốc tế về. Toàn bộ 1.727 hành khách được đưa đi cách ly tập trung.

dừng đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về Tân Sơn Nhất

Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam thông báo đến tất cả hãng hàng không dừng chở khách là công dân Việt Nam từ nước ngoài đến sân bay Tân Sơn Nhất, từ 0h ngày 25/3 cho đến hết 31/3/2020.

Lý do là ngày 21/3, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Thủ tướng yêu cầu: tiếp tục hạn chế kịp thời, tối đa và giãn các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả đối với hãng hàng không nước ngoài (vì dễ dẫn đến quá tải các khu cách ly).

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Thực hiện ý kiến chỉ đạo này, và do các khu cách ly tại khu vực TP.HCM không còn khả năng tiếp nhận thêm người từ nước ngoài về, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam thực hiện quy định trên.

Syria phát hiện ca nhiễm đầu tiên

Theo Bộ trưởng Y tế Syria ngày 23/3, bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở đất nước Trung Đông này là một phụ nữ 20 tuổi, nhập cảnh gần đây và không có triệu chứng. "Nhưng do đi từ vùng dịch về nên chúng tôi phải cách ly. Xét nghiệm sau đó cho thấy cô này dương tính với virus", ông Al-Yaziji cho biết thêm.

Ấn Độ ngừng tất cả chuyến bay nội địa

Bộ hàng không dân dụng Ấn Độ ngày 23/3 thông báo sẽ ngừng tất cả chuyến bay thương mại nội địa kể từ 0h ngày 25/3, trong nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Các chuyến bay vận chuyển hàng hóa nằm trong diện ngoại lệ.

Empty

Trước đó Ấn Độ cũng đã thông báo sẽ ngừng tiếp nhận tất cả các chuyến bay quốc tế đến nước này. Theo tờ Economic Times của Ấn Độ, để hạn chế đi lại, Ấn Độ cũng cấm luôn các tuyến đường sắt và xe buýt liên bang cùng các phương tiện giao thông công cộng khác.

Nam Phi thành tâm dịch của châu Phi, tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia

Tổng số ca nhiễm tại Nam Phi đã tăng lên 402 vào ngày 23/3, trở thành nước có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất Lục địa đen. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã phải ban bố tình trạng thảm họa quốc gia và áp dụng các biện pháp cứng rắn như cấm đi lại để hạn chế dịch bệnh lan rộng.

200317-man-walking-johannesburg-ew-407p_ed257cd278cc0b41a5c73aacd7e6c12f

Hãng Reuters cho biết quân đội Nam Phi đang chuẩn bị được triển khai tới tất cả tỉnh thành của nước này. Việc triển khai có thể kéo dài tới 3 tháng nếu cần thiết.

Chỉ thị của Chính phủ cũng cho phép binh sĩ được bắt giữ những người vi phạm các sắc lệnh chống dịch của Chính phủ.

Hơn 4.800 y bác sĩ Ý nhiễm bệnh COVID-19

Số liệu được Viện Y tế Quốc gia Ý (ISS) công bố ngày 22/3 cho thấy có hơn 4.800 nhân viên y tế của nước này dương tính với virus corona trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân.

Con số này tương đương khoảng 8% tổng số ca nhiễm virus corona ở Ý. Tính đến ngày 24/3, tổng số ca nhiễm ở Ý là hơn 63.000 người, tăng 8% so với ngày 23/3. Đây là mức tăng xét về % thấp nhất kể từ khi dịch lây lan nhanh ở Ý vào ngày 21/2, theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý; số ca hồi phục ở Ý đã tăng từ 7.024 ca lên 7.432 ca.

2020-03-13T142906Z_1112284030_RC22JF9W2R69_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-ITALY-1200x829

Theo Hiệp hội Bác sĩ Ý, ít nhất 18 bác sĩ đã mất mạng khi tham gia điều trị cho các bệnh nhân Covod-19, phần lớn trong số này làm việc tại Lombardy - tâm dịch của nước Ý.

Anh quyết định phong tỏa toàn bộ

Vương quốc Anh sẽ nằm trong tình trạng phong tỏa kể từ tối 23/3 (giờ địa phương). "Từ tối 23/3, tôi phải đưa ra một chỉ thị rất đơn giản cho người dân Anh: Các bạn phải ở tại nhà" - Thủ tướng Johnson nói trong thông điệp phát qua truyền hình, thay vì chỉ thông qua các cuộc họp báo thông thường giống hàng ngày.

boris-johnson

Thủ tướng Johnson từng phản đối áp dụng biện pháp phong tỏa toàn bộ đất nước bất chấp nhiều nước châu Âu khác đã thực hiện. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã thay đổi quyết định, khi các diễn biến hiện tại cho thấy hệ thống y tế ở Anh đã trở nên quá tải.

Lệnh phong tỏa nhằm ngăn tất cả việc đi lại không cần thiết của người dân Anh sẽ được áp dụng trong ít nhất 3 tuần. Cảnh sát sẽ giải tán các cuộc tụ tập và có quyền phạt những cá nhân không tuân thủ quy định mới.

Nga sử dụng smartphone giám sát người nghi nhiễm

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 23/3 đã yêu cầu các cơ quan liên quan trong vòng 5 ngày phải phát triển được một phần mềm giúp theo dõi và giám sát những người có nguy cơ nhiễm virus corona cao ở Nga.

Theo đó, người dân sẽ được gửi thông báo tới điện thoại nếu họ tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh khu vực cũng sẽ nhận được các thông tin về những trường hợp này. Điện Kremlin nhấn mạnh luật pháp nước này cho phép một hệ thống giám sát như vậy tồn tại.

Mỹ tăng gần 10.000 ca nhiễm trong một ngày

Tính đến sáng ngày 24/3, số ca nhiễm ở Mỹ đã tăng thêm 9.883 ca, lên tổng cộng 43.449 ca. Hiện Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ý.

Cùng lúc, Thống đốc bang New Jersey cho hay bang này có kế hoạch thả các tù nhân "nguy cơ thấp" vẫn còn đang thụ án ở bang để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Đây cũng là bang đầu tiên ở Mỹ có động thái này.

Nguồn: Thông tin Chính phủ

Nguồn: Thông tin Chính phủ

Lan Oanh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES