Xuôi dòng sông Ba, câu chuyện văn hoá từ đại ngàn đến miền viễn biên

23/06/2025

Sông Ba là mạch nguồn của sự sống, bệ phóng cho những nền văn minh rực rỡ và là sợi dây kết nối hàng ngàn năm lịch sử của các cộng đồng dân cư. Từ những triền cao nguyên hùng vĩ, nơi tiếng cồng chiêng vang vọng giữa đại ngàn, dòng Ba uốn lượn qua những thung lũng xanh mướt, mang theo phù sa bồi đắp và hơi thở của núi rừng, trước khi hòa mình vào biển cả mênh mông ở miền biên viễn cực Đông của Tổ quốc trên đất liền.

"Sông Ba chảy xuống Đà Rằng

Ai thương Đắk Lắk cho bằng Phú Yên..."

Với chiều dài ấn tượng hơn 400 km, sông Ba không chỉ là một trong những dòng sông lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là chứng nhân lịch sử, một sợi dây vô hình kết nối không gian và thời gian trên dải đất hình chữ S. Bắt nguồn từ chốn đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, nơi những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn ôm ấp những bí ẩn ngàn đời, dòng chảy miệt mài của sông Ba đã kiến tạo nên một hành trình đầy sức sống.

1-2
Bài liên quan

Dòng chảy huyết mạch

Khởi nguồn từ đỉnh Ngọc Rô (Kon Tum) ở độ cao 1.549 m, dòng sông dài 388 km này uốn lượn qua ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên rồi hòa mình vào Biển Đông tại cửa Đà Diễn (TP Tuy Hòa). Hành trình của sông Ba là một bản trường ca đầy sức sống, nơi lịch sử và văn hóa hòa quyện, tạo nên bức tranh đa sắc về con người và vùng đất này.

Dòng sông nổi tiếng ở Phú Yên, bắt nguồn từ Kon Tum chảy dài 380km, ví như dòng sông trẻ mãi không già

Dòng sông nổi tiếng ở Phú Yên, bắt nguồn từ Kon Tum chảy dài 380km, ví như dòng sông trẻ mãi không già

Ngay từ tên gọi, sông Ba đã kể những câu chuyện về sự gắn bó giữa con người và dòng chảy. Trên thượng nguồn, dòng sông mang tên Ea Pa rồi La Pa, trong tiếng Ba Na có nghĩa là "nước nhiều, suối lớn" – phản ánh sự hùng vĩ và nguồn nước dồi dào của nó. Khi xuôi về hạ lưu, đến khu vực đập Đồng Cam (xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa), sông lại được gọi là Đà Rằng, phỏng theo tên Ea Đrăng trong tiếng Chăm, có nghĩa là "con sông lau sậy".

Những tên gọi này không chỉ là địa danh mà còn là minh chứng cho sự hiện diện của các nền văn hóa bản địa, thể hiện sự am hiểu và tôn trọng của con người với dòng sông mẹ. Với tổng lưu vực rộng lớn 13.900 km² và lưu lượng nước trung bình 257 m³/giây tại Củng Sơn (Sơn Hòa, Phú Yên), sông Ba thực sự là mạch sống cho những cánh rừng đại ngàn, mang lại sự trù phú cho các vùng đất và nuôi dưỡng hàng triệu con người qua bao thế hệ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hành trình từ rừng đến biển là sự kết nối câu chuyện văn hóa lịch sử đầy sống động bản sắc của các cộng đồng sống ven sông

Hành trình từ rừng đến biển là sự kết nối câu chuyện văn hóa lịch sử đầy sống động bản sắc của các cộng đồng sống ven sông

Lịch sử ghi nhận, từ thời xa xưa, sông Ba đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại. Bằng chứng là những di tích Chămpa còn sót lại như Đồng Miếu, Thành Hồ, Tháp Nhạn bên bờ sông Ba ở Phú Yên, cho thấy sự thịnh vượng và tầm quan trọng của dòng sông đối với đời sống kinh tế, văn hóa và tâm linh của cư dân cổ xưa. Không chỉ vậy, kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc anh em sinh sống dọc hai bờ sông đều thấm đẫm hơi thở và nguồn cảm hứng từ dòng sông Ba.

Khởi nguồn từ đại ngàn Tây Nguyên, dòng chảy của sông Ba đã nuôi dưỡng những nền văn minh, hình thành các phong tục tập quán độc đáo

Khởi nguồn từ đại ngàn Tây Nguyên, dòng chảy của sông Ba đã nuôi dưỡng những nền văn minh, hình thành các phong tục tập quán độc đáo

Sông Ba không chỉ là huyết mạch tự nhiên mà còn là trục giao thông thủy quan trọng trong lịch sử. Dưới các triều đại Chămpa và nhà Nguyễn, dòng sông này đã là con đường chiến lược, kết nối và thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển - rừng, tạo nên một không gian giao thương sầm uất. Đặc biệt, câu ca dao “Ai về nhắn với nậu nguồn/ Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên” đã trở thành minh chứng sống động cho mối quan hệ giao thương và gắn kết bền chặt giữa cư dân miền núi và miền xuôi, cùng chung một dòng nước, cùng chung một hoàn cảnh lịch sử.

Đắm tình nơi sông Ba gặp biển

Dọc theo các suối nhỏ mát lành giữa lòng đại ngàn Tây Nguyên, nơi góp dòng tạo nên sông Ba, là những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Dòng sông không chỉ là huyết mạch nuôi sống vô vàn các loài thực vật và động vật, tạo nên một hệ sinh thái phong phú với hàng trăm loài cây cổ thụ quý hiếm như lim, trắc, đến những loài cây thuốc giá trị, mà còn là biểu tượng gắn kết với cộng đồng.

Dòng sông là huyết mạch nuôi sống vô vàn các loài thực vật và động vật tạo nên biểu tượng gắn kết với cộng đồng

Dòng sông là huyết mạch nuôi sống vô vàn các loài thực vật và động vật tạo nên biểu tượng gắn kết với cộng đồng

Khi sông Ba len lỏi qua các thung lũng, nó trở thành nơi tụ hội của các cộng đồng dân tộc. Từ xa xưa, họ đã ngụ cư ven bờ để tìm kiếm thức ăn, nước uống và các nguồn tài nguyên từ thiên nhiên. Những hoạt động sinh hoạt hằng ngày như đánh bắt cá hay trồng trọt đều gắn liền với dòng sông. Xuôi theo dòng chảy qua các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Phú Yên, ta càng nhận thấy rõ giá trị gắn kết cộng đồng mà con sông mang lại. Sông Ba đã nuôi dưỡng nhiều dân tộc như Ê Đê, Ba Na, Gia Rai ở Đắk Lắk và các dân tộc Kinh, Chăm ở Phú Yên. Người dân nơi đây gắn bó mật thiết với dòng sông, từ khai thác thủy sản đến sử dụng nước sông cho sinh hoạt. Những chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên mặt nước, mang theo các ngư dân cần mẫn, tạo nên một bức tranh sinh hoạt bình dị và yên ả giữa núi rừng.

Khi sông Ba len lỏi qua các thung lũng, nó trở thành nơi tụ hội của các cộng đồng dân tộc

Khi sông Ba len lỏi qua các thung lũng, nó trở thành nơi tụ hội của các cộng đồng dân tộc

Trong quá khứ, sông Ba là con đường giao thương quan trọng, nơi diễn ra nhiều hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa nông sản, thủy sản. Các làng mạc ven sông được xây dựng và phát triển nhờ nguồn nước dồi dào và sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên. Các cộng đồng sống gắn bó với sông Ba tạo nên một mạng lưới liên kết văn hóa, kinh tế và xã hội bền chặt.

Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán, lễ hội và nghệ thuật riêng biệt, nhưng tất cả đều có điểm chung là luôn xem sông Ba là dòng sông mẹ, mang lại nguồn sống và chứa đựng đời sống tâm linh. Chính vì thế, mỗi năm, các buôn làng đều tổ chức lễ hội cúng bến nước, cầu mong cho dòng sông luôn trong sạch và mang lại mùa màng bội thu.

Người dân nơi đây gắn bó mật thiết với dòng sông, từ khai thác thủy sản đến sử dụng nước sông cho sinh hoạt…

Người dân nơi đây gắn bó mật thiết với dòng sông, từ khai thác thủy sản đến sử dụng nước sông cho sinh hoạt…

Tại sông Ba mùa lễ hội, du khách như lạc vào một thế giới đa dạng văn hóa đa sắc màu, từ họa tiết phục trang rực rỡ đến âm vang trầm hùng của cồng chiêng giữa đại ngàn. Lúc này, các cộng đồng tụ họp bên bờ sông, cùng nhau trình tấu vũ điệu truyền thống, chia sẻ và hòa quyện những phong tục tập quán đặc trưng, tạo nên một không gian văn hóa đậm đà bản sắc.

Dọc theo bờ sông Ba là những di sản văn hóa được tạo nên và gìn giữ qua bao thời gian. Từ những ngôi nhà rông uy nghi, nhà sàn, nhà dài với kiến trúc độc đáo của các dân tộc thiểu số đến những ngôi làng cổ gắn bó với đôi bờ dòng chảy ở miền xuôi.

Xuôi theo dòng, bao câu chuyện văn hoá được mở ra trước mắt du khách

Xuôi theo dòng, bao câu chuyện văn hoá được mở ra trước mắt du khách

Xuôi về hạ nguồn, bất kỳ ai cũng nhận ra sự tốt tươi, trù phú của đồng bằng châu thổ Tuy Hòa, nơi có vựa lúa lớn nhất miền Trung được bồi đắp bởi phù sa sông Ba hàng năm. Những làng hoa ven sông được chăm bón quanh năm tạo nên bức tranh yên bình đầy lãng mạn. Ở nơi sông Ba hòa vào biển, sự giao thoa giữa hai nguồn nước mặn ngọt tạo ra một hệ sinh thái đa dạng, phù hợp cho các loài thủy sản, mang đến cho du khách cơ hội thưởng thức những món ăn dân dã, hòa quyện hương vị đậm đà.

Phát triển du lịch trải nghiệm dọc theo sông Ba, từ đại ngàn Tây Nguyên xuôi về miền biển, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể mà còn giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đầy bản sắc của vùng đất này. Sự kết nối hài hòa giữa rừng và biển qua dòng sông Ba không chỉ tạo ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn phản ánh mối quan hệ mật thiết, bền vững giữa con người và môi trường, biến sông Ba thành một viên ngọc quý của miền Trung Việt Nam.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES