Ấm nóng tô canh bún cua ngày gió lạnh đầu mùa về Hà Nội

10/12/2024

Những hàng canh bún cua dù chỉ là gánh hàng rong nhỏ nằm trên vỉa hè hay hàng quán khang trang thì lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, đặc biệt vào những ngày đông giá lạnh. Hàng quán nghi ngút khói, hương thơm nồng nàn của cua đồng quyện với vị ngọt thanh của nước dùng lan tỏa khắp không gian, tạo nên một cảm giác ấm áp, thân thuộc.

Trong tiết trời se lạnh của Hà Nội những ngày chớm đông, hàng canh bún cua lúc nào cũng là địa chỉ hấp dẫn thực khách bốn phương. Canh bún cua vốn là món ăn dân dã, từng được bán rong khắp ngóc ngách Hà Nội, gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x. Trở thành món ăn thân thuộc trong ký ức, tiềm thức của người dân thủ đô.

Bài liên quan

Món ngon thời bao cấp ở Hà Nội

Canh bún cua Hà Nội, món ăn dân dã mà tinh tế, luôn có một sức hút kỳ lạ. Bát bún tưởng chừng đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc như rau muống, rau rút, bún, thịt cua chưng, tóp mỡ và hành phi, nhưng khi tất cả hòa quyện lại, chúng tạo nên một bản giao hưởng hương vị độc đáo.

Món ăn từng gắn bó với tuổi thơ nhiều người bởi hình ảnh những đôi quang gánh canh bún rao mọi ngõ ngách thời bao cấp

Món ăn từng gắn bó với tuổi thơ nhiều người bởi hình ảnh những đôi quang gánh canh bún rao mọi ngõ ngách thời bao cấp

Canh bún cua không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Hà Nội. Bát bún giản dị ấy đã trở thành một biểu tượng, gợi nhớ về những con phố nhỏ, những góc phố thân quen. Hương vị của canh bún cua như một lời nhắc nhở về một Hà Nội xưa, bình dị và ấm áp. Tuy nhiên, hiện nay, món ăn này không còn phổ biến. Thậm chí, nhiều người thường nhầm lẫn canh bún với bún riêu cua.

Món ăn mang hương vị tuổi thơ của bao thế hệ người Hà thành

Món ăn mang hương vị tuổi thơ của bao thế hệ người Hà thành

Canh bún cua, món ăn dân dã mà đậm đà hương vị, đã gắn liền với bao thế hệ người Hà Nội. Thời bao cấp, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, bát canh bún cua nóng hổi là niềm hạnh phúc giản đơn của biết bao gia đình. Hình ảnh những gánh hàng rong với nồi canh bún cua nghi ngút khói trên những con phố nhỏ đã trở thành một nét đặc trưng của Hà Nội xưa. Mỗi tô canh bún cua đều mang theo hơi ấm của tình người, là sự sẻ chia, là tình cảm gia đình. Dù cuộc sống có thay đổi, nhưng hương vị của canh bún cua vẫn luôn được gìn giữ và truyền lại cho thế hệ trẻ, như một cách để giữ gìn những giá trị truyền thống của người Hà Nội.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Món ngon khi cái lạnh tràn về

Khác với món bún riêu, bún cá... canh bún dùng sợi bún to, gần giống với sợi bún bò Huế. Bún được chủ quán đặt riêng, Sợi bún được trần qua nước nóng và ủ ấm sẵn, chỉ cần thực khách gọi là có thể làm luôn. Canh bún cua được làm theo kiểu truyền thống với những nguyên liệu đơn giản như bún, gạch cua, giò, thịt, chả cá... Bên cạnh đó là rau cần, rau rút, rau muống tùy theo mùa, thêm thìa riêu cua vàng ươm và tóp mỡ chiên giòn, hành phi thơm phức.

Thật là thiếu sót cho mùa Đông nếu không thưởng thức một tô bún canh cua

Thật là thiếu sót cho mùa Đông nếu không thưởng thức một tô bún canh cua

Linh hồn của bát canh bún chính là thứ nước dùng có vị ngọt thanh từ cua đồng, xương heo, chua nhẹ từ cà chua, dậy mùi mắm nguyên chất thơm lừng. Nước dùng là thứ khiến canh bún cua dễ bị nhầm lẫn với bún riêu cua vì đều có gạch cua và cà chua. Điểm khác nhau của hai món ăn này là canh bún cua chỉ chỉ chan nước dùng lưng bát, không đầy sóng sánh như phở hay các món bún khác.

Nhiều người nhầm lẫn giữa canh bún cua và bún riêu cua

Nhiều người nhầm lẫn giữa canh bún cua và bún riêu cua

Nhiều người ví món canh bún gần giống món trộn chứ không hẳn là món nước. Nồi nước dùng nghi ngút khói, được nấu từ xương lợn cua đồng cho ra chất nước trong trẻo, có vị ngọt thanh

Rau ăn kèm được trụng vừa chín tới, để làm sao vừa thấm vị ngọt của nước dùng cua vừa giữ được độ giòn, không bị nát. Mỗi mùa, canh bún sẽ ăn kèm với các loại rau khác nhau như rau cần, rau rút hay rau muống. Gia vị thường là dấm tỏi ớt và ớt chưng tự làm. Khi thưởng thức, thực khách có thể cho thêm ớt chưng hay giấm tỏi theo khẩu vị, giúp tăng hương vị. Vị ngọt thanh của nước cua thấm đượm từng thớ rau, hòa quyện cùng chút cay nồng của ớt, tạo nên một bản giao hưởng hương vị độc đáo.

Hương liệu độc đáo thể hiện qua từng nguyên liệu của món ăn này

Hương liệu độc đáo thể hiện qua từng nguyên liệu của món ăn này

Một bát canh bún vừa đủ đúng là để ăn chơi, ăn quà nên không nhiều. Người ăn khoẻ có thể dùng một lúc hai bát. Nhưng với thực khách ăn theo đúng nghĩa là quà vặt, chỉ cần một bát đã đủ để còn cảm thấy thèm, thấy nhớ cho lần hẹn tiếp theo.

Ở Hà Nội hiện nay còn một số hàng bán món ăn này ở phố Hoè Nhai, Thanh Hà hay Nguyễn Siêu. Tóp mỡ còn dính cả chút thịt nạc, vừa thơm giòn lại vừa ngậy béo, thu hút bao thế hệ người Hà Nội. Hương thơm ngào ngạt của bát canh bún nhỏ nhắn đã đủ để đánh thức mọi giác quan. Chỉ cần một bát nhỏ như vậy thôi, cũng đủ để lòng người ấm áp, đủ để lưu luyến mãi không thôi. Mùa đông dễ ăn, xì xụp một bát canh bún cho bữa chiều là đủ thỏa mãn chiếc bụng đói rồi đó!

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES