Câu chuyện đời thực đằng sau bom tấn Avatar

30/09/2022

Bộ phim Avatar được xây dựng dựa trên cuộc chiến bảo vệ quê hương của các dân tộc thiểu số trước sự xâm chiếm, cướp bóc tài nguyên của người da trắng.

Trong bộ phim Avatar của James Cameron, một bộ tộc ngoài hành tinh chiến đấu để bảo vệ ngôi nhà và rừng thiêng của họ khỏi những kẻ xâm lược con người đang muốn tận diệt hành tinh xa xôi này. Công ty khai thác đã đưa các cựu lính thủy đánh bộ để đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa 2 bên bắt đầu nổ ra và sự diệt chủng là điều không thể tránh khỏi. Bộ phim của Cameron diễn ra trên một hành tinh tưởng tượng của tê giác sáu chân và thằn lằn bay khổng lồ, cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn và người bản địa hầu như không phải là chuyện khoa học viễn tưởng.

Trong nhiều thập kỷ, các bộ lạc bản địa trên khắp thế giới đã phải đối mặt với các tập đoàn khai thác gỗ, dầu và khí đốt. Các tập đoàn này, giống như công ty trong phim, thường có sự hỗ trợ từ chính phủ và tiếp cận với "lực lượng an ninh", đôi khi dưới dạng cựu quân đội hoặc cảnh sát tiểu bang. Tuy nhiên, không giống như bộ phim, trong đó nhóm người bản địa chiến thắng những kẻ xâm lược tập đoàn và quân đội, câu chuyện đời thực của các bộ tộc bản địa hiếm khi kết thúc một cách chính đáng: từ Peru đến Malaysia đến Ecuador cuộc đấu tranh của họ vẫn tiếp tục.

Giáo mác đối đầu súng ống

Bộ tộc bản địa trong phim, được gọi là Na’vi, sử dụng những mũi tên tẩm chất độc để tự vệ trước súng, khí gas và đạn pháo công kích của những kẻ xâm lược loài người. Chi tiết này nhắc nhớ đến sự kiện tháng 6/2009, bạo lực bùng phát ở Peru khi cảnh sát được trang bị vũ khí dày đặc xung đột với những người biểu tình bản địa, một số mang giáo, những người khác không vũ trang.

Người Peru bản địa biểu tình chống ô nhiễm môi trường.

Người Peru bản địa biểu tình chống ô nhiễm môi trường.

Các bộ lạc bản địa phản đối gần 100 điều luật bất công được thông qua bởi chính phủ Peru - do Tổng thống Alan Garcia lãnh đạo - giúp các công ty nước ngoài khai thác dầu, khí đốt, gỗ và khoáng sản trên đất bản địa dễ dàng hơn. Cuộc giao tranh bạo lực sau đó dẫn đến cái chết của 23 cảnh sát và ít nhất 10 người bản địa.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Chỉ vài tuần sau vụ việc đẫm máu, Hunt Oil có trụ sở tại Texas, với sự hỗ trợ đầy đủ của chính phủ Peru, đã di chuyển đến Khu bảo tồn Amarakaeri bằng máy bay trực thăng và máy móc lớn để kiểm tra địa chấn. Một cảnh không khác Avatar, cho thấy một tập đoàn tiến vào lãnh thổ bản địa với những con tàu đầy súng ống.

Cuộc thử nghiệm địa chấn đã cải tạo 300 dặm đường mòn thử nghiệm, hơn 12.000 vụ nổ xảy ra và 100 tấm đệm trực thăng ở giữa khu vực rừng nhiệt đới Amazonphần lớn còn hoang sơ và chưa được biết đến. Khu bảo tồn, được tạo ra để bảo vệ nhà của những người bản địa, có thể sớm bị biến thành một vùng đất đầy vết dầu. Các bộ lạc bản địa nói rằng Hunt Oil chưa bao giờ xin phép sử dụng đất của họ.

Người Peru bản địa dạy con cháu về lịch sử dân tộc.

Người Peru bản địa dạy con cháu về lịch sử dân tộc.

Trong Avatar, dân tộc Na’vi bị coi là “khỉ xanh” và “man rợ”. Cả tập đoàn và những người lính được thuê của họ đều coi Na’vi không bằng con người. Còn ở Peru, Tổng thống Alan Garcia đã gọi những người bản địa là “hoang dã”, “man rợ”, “công dân hạng hai”, “tội phạm” và “ngu dốt”. Alan thậm chí đã so sánh các nhóm bộ lạc với những kẻ khủng bố khét tiếng của quốc gia.

Sự thật tàn khốc

Bộ phim Avatar kết thúc với cảnh những người ngoài hành tinh bản địa bảo vệ thành công ngôi nhà của họ khỏi những kẻ xâm lược. Trên thực tế, không hề có một cái kết có hậu cho những người dân bản địa ngoài đời thực. Thông thường, những cuộc xung đột này kéo dài hàng thập kỷ với các bộ lạc bản địa, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng bi kịch từng chút một mất đi ngôi nhà của họ. Rừng lụi tàn, nền đa dạng sinh học bị tàn phá, khí carbon thải vào khí quyển. Các bộ tộc cứ thế suy yếu dần và bị hủy diệt. Văn hóa, truyền thống và lãnh thổ của họ tan biến theo dòng chảy lịch sử.

Khác với cái kết trong phim, các dân tộc ngoài đời thực đều gặp khó khăn.

Khác với cái kết trong phim, các dân tộc ngoài đời thực đều gặp khó khăn.

Avatar là một trong những bom tấn đặc sắc của điện ảnh đương đại. Với kinh phí sản xuất xấp xỉ 300 triệu USD, tác phẩm đồ sộ của “cỗ máy in tiền” James Cameron đã thu về 2,847 tỷ USD doanh thu phòng vé, chễm chệ trên đỉnh của những bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại.

Hình ảnh trong phim có đến 60% được thực hiện bằng CGI máy tính, bao gồm mọi thứ từ bối cảnh tới nhân vật. Đó là một bước đột phá công nghệ làm phim, tạo nên một cuộc cách mạng cho dòng phim 3D đổ bộ màn ảnh. Thành công của Avatar đã thúc đẩy định dạng kỹ thuật số phát triển và đẩy lùi định dạng phim nhựa 35 mm sớm lui vào dĩ vãng.

Anh Thi
RELATED ARTICLES