Check-in các dinh thự Bảo Đại tuyệt đẹp

03/03/2021

Sinh thời, cựu hoàng Bảo Đại từng sở hữu nhiều dinh thự đẹp khắp Việt Nam, được xây dựng ở vị trí đắc địa, hướng nhìn ra biển, núi hay hồ. Dù là Bạch Dinh, các dinh thự ở Đà Lạt hay Nha Trang, tất cả đều sang trọng và quý phái, mang dấu ấn hoàng gia.

Bạch Dinh (Vũng Tàu)

Vũng Tàu là một điểm đến ở Việt Nam khá nổi tiếng, được du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé thăm. Ngoài cảnh biển đẹp, hải sản ngon và nhiều điểm check-in ấn tượng, tại thành phố biển còn có một dinh thự của cựu hoàng Bảo Đại. Đó chính là Bạch Dinh tọa lạc tại số 4, đường Trần Phú.

Empty

Với địa thế “tựa sơn hướng thủy”, Bạch Dinh không chỉ sở hữu view biển đẹp lãng mạn mà còn có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy. Trong tiếng Pháp, khu biệt thự này có tên gọi Villa Blanche - Biệt Thự Trắng.

Empty

Hầu hết các bức tường đều được quét vôi trắng, mang nét đẹp hiện đại và tươi mới. Sự kết hợp của kiểu cửa mái vòm cùng mái lợp ngói, các ô cửa gỗ tạo nên vẻ đẹp xa hoa, sang trọng và toát lên nét nghệ thuật cổ điển của thế kỷ XIX - XX.

Empty
Empty

Bạch Dinh được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Nơi đây từng là nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương và các đời Tổng thống Việt Nam. Thuở sinh thời, Bảo Đại thường xuyên nghỉ mát ở biệt thự này, thưởng thức cảnh đẹp của thành phố biển Vũng Tàu.

Empty

Năm tháng đi qua, Bạch Dinh vẫn bình yên đứng bên dưới chân ngọn núi lớn với những ô cửa hướng thẳng ra bờ biển cong cong tuyệt đẹp. Đến đây, du khách sẽ được lạc vào một không gian xanh mát với những lối đi, những bậc thang phủ đầy cây xanh cao lớn. Mỗi bước chân của du khách đều có cảm giác như đang lạc vào khu vườn cổ tích.

Empty

Mang phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng, tòa biệt thự này có những ô cửa cổ kính, lối cầu thang nhỏ hẹp và hành lang lộng gió. Các phòng làm việc, phòng nghỉ, phòng trưng bày bên trong Bạch Dinh cũng là nơi để du khách có thể tham quan, tìm hiểu lịch sử Việt Nam một thời.

Dinh I - II - II (Đà Lạt)

Nếu Bạch Dinh Vũng Tàu là dinh thự được xây dựng với tầm nhìn ra núi Lớn thì các dịnh thự của vua Bảo Đại ở Đà Lạt được đặt tại vị trí “đất vàng” ở trung tâm thành phố. Cả Dinh I, Dinh II và Dinh III của vị vua triều Nguyễn cuối cùng đều nằm trên đồi thông cao, không gian xanh mát và bình yên, thơ mộng. Mỗi nơi mang một vẻ đẹp riêng, toát lên một nét lãng mạn đặc trưng của thành phố sương mù.

Dinh I

Dinh I

Dinh I nằm ở số 1 đường Trần Quang Diệu, tọa lạc trên ngọn đồi cao, được bao quanh là những cánh rừng thông bạt ngàn. Công trình này cũng được xây dựng thời Pháp thuộc, mang đậm kiến trúc châu Âu cổ điển, hài hòa với không khí trong lành, thư thái của thành phố sương mù. Dinh I còn là nơi lưu dấu lại những kỷ niệm về cuộc sống thuở sinh thời của cựu hoàng Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Dinh II

Dinh II

Dinh II của cựu hoàng Bảo Đại ngằm ở số 12 đường Trần Hưng Đạo, rất gần khu trung tâm và nằm dọc theo con đường nở nhiều hoa anh đào nhất của thành phố sương mù. Khu dinh thự này từng là đại bản doanh của bộ máy cai trị người Pháp - nơi diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng. Hiện nay, dinh II không mở cửa đón khách mà chỉ dành để phục vụ các hội nghị, đón tiếp khách VIP.

Dinh III

Dinh III

Cuối cùng, dinh III của cựu hoàng Bảo Đại nằm ngay số 1 đường Triệu Việt Vương, phường 4, thành phố Đà Lạt. Khu biệt thự này vẫn được thiết kế theo phong cách châu Âu hiện đại, có nét tương đồng với Dinh I và Dinh II. Xung quanh tòa biệt thự là vườn cây xanh mát, không khí trong lành, bình yên vô cùng.

Biệt thự Cầu Đá (Nha Trang)

Ngoài Vũng Tàu và Đà Lạt, ở thành phố biển Nha Trang còn có một dinh thự đẹp mang tên vua Bảo Đại. Vị trí tòa biệt thự này là núi Cảnh Long, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang. Nơi đây được biết đến với tên gọi biệt thự Cầu Đá - tên dùng chỉ chung quần thể 5 ngôi biệt thự tuyệt đẹp.

Biet_dien_BaoDai-01_resize

Nhờ lợi thế nằm trên ngọn đồi cao 50 m mà đứng ở khu dinh thự này, du khách có thể phóng nhìn ra biển Nha Trang xanh mát, trong lành. Được biết, khu biệt thự này là nơi nghỉ dưỡng của cả gia đình Bảo Đại từ những năm 1940 - 1945. Ngày nay, nơi đây trở thành một trong những dinh thự đẹp ở Việt Nam, thu hút nhiều du khách ghé thăm.

Biet_dien_BaoDai-25_resize

Vẫn là công trình kiến trúc được xây dựng thời Pháp thuộc nên dấu ấn kiến trúc châu Âu thể hiện rõ bên trong khu biệt thự. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng những ô cửa mái vòm, được tham quan những kỹ vật được trưng bày long trọng và tìm hiểu phòng trưng bày lịch sử về cựu hoàng Bảo Đại và gia đình.

Biet_dien_BaoDai-16_resize
Empty
Empty

Toàn thể khu biệt thự này có 5 tòa nhà khác nhau. Mỗi tòa nhà được đặt tên lần lượt là Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Flamboyants (Phượng Vĩ) và Les Badamniers (Cây Bàng). Ngày nay, tất cả những loài cây đại diện cho tên từng tòa nhà được trồng và chăm sóc tốt trong khuôn viên, tạo cảnh quan bình yên, xinh đẹp.

Empty

Cũng như tòa Bạch Dinh trên biển Vũng Tàu, biệt thự Cầu Đá nằm trên đồi cao có tầm nhìn trực diện xuống biển Nha Trang. Từ tòa nhà Xương Rồng đi dọc xuống một cầu thang bằng đá sẽ dẫn đến bãi tắm Hoàng Hậu. Đây là một bãi tắm nhỏ nhưng được đánh giá là đẹp bậc nhất Nha Trang nhờ nước biển xanh trong, bờ cát trắng sạch mịn.

Biet_dien_BaoDai-09_resize

Biệt thự Cầu Đá không chỉ là công trình kiến trúc đẹp mà còn lưu giữ lại những kỷ vật hoàng gia, giúp cho du khách hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp và những thăng trầm của vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Biệt điện Bảo Đại (Đắk Lắk)

Biệt điện Bảo Đại là một cụm biệt thự tại Buôn Ma Thuột, nơi mà hầu như du khách nào cũng ghé thăm khi đến thủ phủ của Tây Nguyên. Ban đầu, biệt điện ở đường Nguyễn Du được xây bằng gỗ, tre, sau đó được dựng lại bằng đá, xi măng kiên cố, có mái ngói, sàn gỗ, tầng hầm bê tông kiên cố ở phía dưới. Ngôi nhà hoàn thành năm 1927, có tuổi thọ gần 90 năm. Ngôi biệt điện trước là nơi ở của công sứ Pháp, sau chuyển cho cựu hoàng Bảo Đại dùng khi ông quay trở lại hợp tác với Pháp vào năm 1949. Từ năm 1977, biệt điện được dùng làm nhà khách, hiện thuộc một phần bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.

bd

Ngoài biệt điện ở trung tâm thành phố, cựu hoàng còn sở hữu một biệt điện 3 tầng sang trọng nằm trên một ngọn đồi gần hồ Lắk, thuộc thị trấn Lắk. Bảo Đại là người rất mê săn bắn, đặc biệt là săn voi Tây Nguyên nên thường nghỉ ngơi ở đây.

Empty
Empty
Empty

Hoàng hậu Nam Phương đích thân trả tiền cho công trình xa hoa này. Ngôi biệt điện nằm trên ngọn đồi bạt ngàn cây xanh, có khung cảnh nhìn ra hồ Lắk thơ mộng, dọc đường lên là hai hàng đại nở hoa rất lãng mạn. Biệt điện nằm cách trung tâm Buôn Mê Thuột hơn 50 km, dọc theo quốc lộ 27. Qua một thời gian bị bỏ bẵng, nơi đây giờ là tổ hợp nhà hàng, khách sạn sang trọng phục vụ khách tham quan.

Biệt thự Bảo Đại (Đồ Sơn)

Ở Đồ Sơn, Hải Phòng cũng có một dinh thự của cựu hoàng Bảo Đại. Nơi đây có lẽ không nổi tiếng bằng Bạch Dinh hay các dinh ở Đà Lạt nhưng vẫn là điểm du lịch nổi tiếng của thành phố hoa phượng đỏ.

6853205_19030711240072788182

Cũng như những dinh thự khác ở của cựu hoàng, khu dinh thự này sở hữu vị trí đẹp trên đồi Vung, khu 2 Đồ Sơn. Với vị trí cao 40 m so với mực nước biển cùng diện tích 3700 m2, nơi này sở hữu không gian lãng mạn, cảnh sắc thiên nhiên bình yên. Đây cũng là nơi cả gia đình cựu hoàng từng nghỉ dưỡng.

6853205_19030711240072788187

Là công trình được xây dựng từ thời Pháp nên vẻ đẹp kiến trúc của dinh thự có nét tương đồng với những khu dinh thự khác ở miền Nam. Những ô cửa gỗ màu nâu bóng loáng, những bức tường màu vàng nhạt cùng mái ngói đỏ tươi, tạo nên vẻ đẹp cổ điển, trang trọng cho tòa nhà.

6853205_19030615390072765980

Ngày nay, khu dinh thự này trở thành điểm du lịch Việt Nam có tiếng, đón nhiều du khách tham quan mỗi dịp cuối tuần, lễ tết. Đến thăm khu dinh thự này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những nội thất sang trọng, xa hoa mà cựu hoàng và gia đình từng sử dụng. Từ chiếc giường gỗ, ghế ngồi cho đến bức tranh treo tường, khăn trải bàn, các vật dụng trong tòa nhà đều được bảo quản cẩn thận, toát lên vẻ đẹp cổ điển, hệt như thuở xa xưa.

Mộc Hương - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES