Có một "nấc thang lên thiên đường" ở Áo

14/12/2021

Sky Ladder, hay Nấc thang lên thiên đường, là tên gọi của một chiếc cầu bằng cáp thép dài 42 m, nối giữa hai dãy núi lớn nhất của Áo là Alps và Grosser Donnerkogel.

Chiếc thang cáp thép này là một phần của tuyến đường leo núi Grosser Donnerkogel (Donnerkogel via ferrata). Trong tiếng Ý, via ferrata có nghĩa là "con đường sắt", đây là tuyến đường được xây gắn vào mặt đá của vách núi, có bậc thang kim loại hoặc dây cáp an toan để bảo hộ người leo. Vốn được dùng để hỗ trợ quân đội trong Thế chiến II, nhưng thuật ngữ này chỉ bắt đầu trở nên phổ biến sau khi các vận động viên leo núi dựa vào via ferrata để chinh phục khắp vùng núi Dolomites của Ý. Hiện giờ, via ferrata được coi là công cụ hỗ trợ những nhà leo núi nghiệp dư muốn chinh phục các đỉnh núi cao và hiểm trở mà kỹ năng của họ chưa cho phép chạm đến.

Donnerkogel via ferrata cũng là một tuyến đường như vậy, và nó rất nổi tiếng trong giới leo núi tại nước Áo. Con đường này được đánh giá là "rất khó leo", nhưng phần thưởng sau khi chinh phục được nó thì vô cùng xứng đáng. Trên đỉnh, có một cây thánh giá lớn đánh dấu đích đến, với khung cảnh rộng lớn đẹp tuyệt nhìn ra dòng sông băng Dachstein Glacier, và vùng nước trong vắt của hồ Gosau ở thung lũng bên dưới. Phóng tầm mắt ra xa nữa là toàn cảnh vùng hồ Salzkammergut, cùng khung cảnh đẹp như tranh vẽ tại làng Hallstatt - ngôi làng tạo cảm hứng cho bối cảnh bộ phim hoạt hình Frozen của Disney. Và đặc biệt nhất là trải nghiệm trèo qua cây cầu Sky Ladder - Nấc thang lên thiên đường - nối giữa hai dãy núi Alps và Grosser Donnerkogel.

3

Điểm bắt đầu của thang nằm tại dãy Alps, cách mặt đất 700 m. Thuộc Donnerkogel via ferrata, mục đích xây dựng Sky Ladder cũng là hỗ trợ những người leo núi nghiệp dư trải nghiệm, trước khi chinh phục những đỉnh núi cao hơn. Bởi vì dù nhìn từ xa, chiếc thang trông có vẻ chông chênh và nguy hiểm, nhưng vẫn có thành bảo vệ và vẫn là lối đi an toàn hơn những con đường leo núi bình thường.

Song, với những người lần đầu chinh phục độ cao, đây vẫn là một thử thách lớn. Jess Dales, một du khách đã chinh phục thành công nấc thang này, chia sẻ: “Có một quy tắc đơn giản nhưng cần phải nắm chắc khi ‘lên thiên đường’: Hãy tập trung, thực sự tập trung vào từng bước chân. Dù bạn đang làm gì, di chuyển hay đứng yên cũng không được nhìn xuống”.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Jess Dales trên Nấc thang lên thiên đường

Jess Dales trên Nấc thang lên thiên đường

Để bước lên Sky Ladder, du khách phải tham gia tour leo núi, chinh phục đỉnh Alps. Sky Ladder là chặng cuối cùng của hành trình này và cũng là điểm thu hút nhất. Từ túp lều Gablonzer Hütte hoặc nhà ga cáp treo Gosaukamm ở chân núi, du khách sẽ bắt đầu tuyến đường leo lên độ cao 400 m để đến đỉnh đèo Grosser Donnerkogel.

Chuyến leo núi mất khoảng ba giờ đồng hồ, đi qua các mặt dốc từ trung bình đến khó, từ bằng phẳng đến gồ ghề. Theo kế hoạch của các nhà nghiên cứu, trong hành trình này, Sky Ladder có nhiệm vụ kết nối con người với thiên nhiên ở cấp độ cao hơn các hoạt động leo núi thông thường.

Người tạo ra Sky Ladder là Heli Putz, một nhiếp ảnh gia người Áo kiêm hướng dẫn viên, có bằng leo núi quốc tế khi mới 20 tuổi. Hiện Putz cùng nhóm Outdoor Leadership đang vận hành và tổ chức nhiều khóa huấn luyện kỹ năng leo núi, cũng như đồng hành cùng du khách đăng ký tour đến với nấc thang lên "thiên đường".

6

Rất nhiều người yêu leo núi và đam mê chinh phục thiên nhiên đều bị cuốn hút bởi trải nghiệm ngoạn mục, đầy tính thử thách này. Bên dưới là vực sâu và mặt đất gồ ghề cách xa hàng trăm mét, bên trên là bầu trời xanh thẳm như chạm ngang đỉnh đầu, đó là khung cảnh khi bạn đứng trên Nấc thang thiên đường bắc ngang giữa bầu trời nước Áo.

Hành trình chinh phục “Nấc thang thiên đường”:

An (ảnh: Internet)
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES