Đến ngôi làng cổ Đài Loan thả đèn trời cầu may đầu năm mới

01/02/2023

Người dân Đài Loan tin rằng khi những chiếc đèn trời được thắp sáng và thả lên bầu trời thì những ước mong của người thắp đèn sẽ được nghe thấy và sớm được như ý. Chính vì điều thú vị này đã làm cho biết bao du khách ao ước một lần khám phá lễ hội đèn trời khi đi du lịch Đài Loan.

Du lịch Đài Loan luôn là một trong những giấc mơ của khá nhiều bạn trẻ mê xê dịch, đặc biệt là với mong muốn được một lần chiêm ngưỡng khung cảnh của 10.000 chiếc thiên đăng lung linh bay bổng trên bầu trời tại Lễ hội đèn trời Bình Khê (Pingxi) ở Đài Bắc.

Sự ra đời của lễ hội đèn trời

Mỗi một lễ hội ra đời thường gắn liền với những mong muốn và hy vọng của người dân vào một việc gì đó. Lễ hội đèn trời được ra đời dựa trên mục đích bảo vệ lẫn nhau của người dân Đài Loan.

Đèn trời là vật gắn liền với người dân Trung Quốc từ thời xa xưa. Theo truyền thuyết, trong suốt thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng (Khổng Minh) đã tạo ra đèn trời để gửi đi những mật tin quân sự. Bởi vì hình dáng của những chiếc đèn giống với mũ của ông, chúng còn có tên là "đèn lồng Khổng Minh".

Theo truyền thuyết, trong suốt thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng (Khổng Minh) đã tạo ra đèn lồng để gửi đi những mật tin quân sự.

Theo truyền thuyết, trong suốt thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng (Khổng Minh) đã tạo ra đèn lồng để gửi đi những mật tin quân sự.

Phong tục thả đèn trời lại được nở rộ một lần nữa vào giữa thế kỷ 19 khi người dân ở các thị trấn luôn bị cướp tấn công. Để đảm bảo an toàn cho mình, sau mỗi mùa thu hoạch người dân lại phải thu gom và cất giấu tài sản để di cư vào rừng lánh nạn. Khi cảm thấy an toàn những người đàn ông sẽ đi từ các ngọn đồi và khu rừng trở về để do thám tình hình. Khi biết chắc chắn mọi thứ an toàn, người dân có thể trở về bình an thì những người đàn ông sẽ làm những chiếc đèn lồng sau đó thả lên trời để chi những người đang lẩn trốn hiểu rằng đã đến lúc quay về nhà.

Sự việc được lặp đi lặp lại qua các năm đã hình thành thói quen thả đèn lồng của người dân Đài Loan với thông điệp mang đến sự bình an và là lời gọi cho những người ở xa tìm đường về. Chính vì tính nhân văn của việc thả đèn trời, vào những khoảng thời gian nhất định đã được duy trì và lan rộng ra cả Đài Loan và được duy trì cho đến ngày nay thu hút rất nhiều khách du lịch Đài Loan muốn khám phá. Lễ hội đèn trời Bình Khê trở thành sự kiện ấm áp và vui vẻ nhất ở Đài Loan. Bình Khê là số ít nơi ở Đài Loan mọi người được phép thả đèn lồng khi địa hình núi và nước ngăn chúng không bay quá xa.

Lễ hội đèn lồng Bình Khê trở thành sự kiện ấm áp và vui vẻ nhất ở Đài Loan.

Lễ hội đèn lồng Bình Khê trở thành sự kiện ấm áp và vui vẻ nhất ở Đài Loan.

Sự kiện diễn ra hơn 100 năm qua nhưng từ năm 1999, thành phố Tân Bắc mới chính thức tổ chức lễ hội. Song du khách được phép đến đây để thả đèn lồng vào mọi thời điểm trong năm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Thả ước mơ và hy vọng lên bầu trời

Hầu hết các cả các lễ hội tại Việt Nam cũng như các nước châu Á trong đó có Đài Loan đều diễn ra dịp đầu xuân mới. Và lễ hội đèn trời tại Đài Loan thường được diễn ra từ giữa tháng 1 đến đầu tháng 3. Điều thú vị là các đèn lồng ở Đài Loan được làm với rất nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau nên không bị nhàm chán, gây sức hấp dẫn đối với nhiều du khách. Mỗi một du khách có thể tự làm hoặc mua những chiếc đèn lồng dọc theo phố cổ Thập Phần với nhiều màu sắc, kích thước, mẫu mã khác nhau để viết những điều ước của mình lên đèn và thả lên trời.

Vì lý do an toàn, du khách nên để nhân viên cửa hàng châm lửa

Vì lý do an toàn, du khách nên để nhân viên cửa hàng châm lửa

Lồng đèn được làm từ các nan tre uốn cong thành hình chiếc giỏ, bên ngoài bọc một lớp giấy mỏng. Bên trong đèn là nùi bông tẩm dầu. Khi thắp lửa đốt nùi bông, chiếc lồng đèn sẽ sáng lên và làm nóng không khí bên trong giúp đèn bay lên trời, y như là một chiếc khinh khí cầu thu nhỏ vậy. Cảm giác cả một bầu trời đêm được thắp sáng bằng hàng ngàn chiếc đèn lấp lánh chắc chắn sẽ là trải nghiệm bạn chưa từng thấy trong đời.

Mỗi một du khách có thể tự làm hoặc mua những chiếc đèn lồng dọc theo phố cổ Thập Phần

Mỗi một du khách có thể tự làm hoặc mua những chiếc đèn lồng dọc theo phố cổ Thập Phần

Vì lý do an toàn, du khách nên để nhân viên cửa hàng châm lửa. Ở đây, người dân thường dùng dầu đậu nành thay vì dầu hỏa. Như vậy, chiếc đèn sẽ ổn định và không bay quá cao. Đèn trời cũng có kích thước chu vi không lớn quá 60 cm. Bất kỳ ai muốn chiếc đèn lồng lớn hơn đều cần xin giấy phép.

Những lưu ý khi tham dự lễ hội

  • Đến thật sớm để tránh đám đông

Được biết đến là một lễ hội tiêu biểu và nổi tiếng của du lịch Đài Loan nên trong thời gian lễ hội đèn trời Bình Khê diễn ra thì nơi này thu hút khá nhiều lượt khách du lịch trong nước và du lịch nước ngoài đến tham quan. Nên bạn có thể sẽ bị kẹt cứng trong đám đông những người dân và khách du lịch đổ về từ khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể chọn chuyến đi từ Taipei Main Station đến ga Ruifang. Sau đó, chuyển sang Pingxi Line và xuống tại Thập Phần (Shifen) để tránh chen chúc hay thậm chí tệ hơn là bỏ lỡ chuyến tàu của mình.

Taipei main station luôn đông đúc vào thời điểm diễn ra lễ hội đèn lồng

Taipei main station luôn đông đúc vào thời điểm diễn ra lễ hội đèn lồng

  • Mang theo máy ảnh

Việc chọn mang một chiếc máy ảnh thật tốt để đến lễ hội đèn trời Bình Khê chắc chắn sẽ là một việc làm đúng đắn nhất dành cho chuyến du lịch của bạn. Vì sẽ chẳng có gì đáng tiếc hơn là việc bỏ lỡ những khoảnh khắc định mệnh tuyệt đẹp này, bởi khung cảnh hàng nghìn chiếc đèn trời được thắp sáng lung linh trên bầu trời đêm Đài Bắc tựa như một phân cảnh có thật của bộ phim Công chúa tóc mây nổi tiếng của Disney.

Khung cảnh bầu trời đêm Đài Bắc tựa như một phân cảnh có thật của bộ phim Công chúa tóc mây nổi tiếng của Disney.

Khung cảnh bầu trời đêm Đài Bắc tựa như một phân cảnh có thật của bộ phim Công chúa tóc mây nổi tiếng của Disney.

  • Dạo một vòng quanh phố cổ Cửu Phần (Jiufen) và Thập Phần (Shifen)

Và trong thời gian chờ đợi lễ hội đèn trời Bình Khê diễn ra thì du khách có thể đi bộ đến tham quan thác Thập Phần, chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp của thiên nhiên Đài Bắc hay thử thưởng thức và lấp đầy bụng mình bằng các món ăn đường phố mang đậm vị ẩm thực Trung Hoa tại phố cổ Cửu Phần nổi tiếng.

Du khách đến đây có thể cảm nhận được nhịp sống chậm rãi, khoan thai trong ngôi làng khai thác than cũ. Những người hàng xóm đều biết nhau. Họ thường tự do cầm nồi của mình sang nhà nhau để cùng nấu cơm. Bạn có thể trải nghiệm từ những xâu cá viên truyền thống nhà làm cho đến kem cuộn đậu phộng, uống trà ô long hay nếm qua các món ăn nhẹ kiểu Đài Loan truyền thống như bánh dứa hay bánh mochi đường nâu.

Du khách đến đây có thể cảm nhận được nhịp sống chậm rãi, khoan thai trong ngôi làng khai thác than cũ.

Du khách đến đây có thể cảm nhận được nhịp sống chậm rãi, khoan thai trong ngôi làng khai thác than cũ.

  • Bảo vệ môi trường

Để đối phó với tình trạng đèn trời đã sử dụng bị mắc kẹt ở các sườn núi, người ta tổ chức chương trình tái chế tại chỗ. Bạn có thể theo người dân địa phương đến các cửa hàng để đổi đèn trời cũ đã qua sử dụng để lấy các vật dụng như giấy vệ sinh hay chất tẩy rửa. Du khách cũng có thể tham gia các tổ chức leo núi để nhặt lại những chiếc đèn trời mắc ở các điểm cao hơn.

  • Thời tiết không thuận lợi

Nếu du khách đến vào ngày mưa, họ có thể lựa chọn những hình thức khác. Với khoảng 1 USD, du khách có thể viết lời ước nguyện lên một mảnh tre, và treo dọc chúng lên hàng rào trong làng.

Với khoảng 1 USD, du khách có thể viết lời ước nguyện lên một mảnh tre, và treo dọc chúng lên hàng rào trong làng.

Với khoảng 1 USD, du khách có thể viết lời ước nguyện lên một mảnh tre, và treo dọc chúng lên hàng rào trong làng.

Du khách có thể chọn đèn lồng kỹ thuật số, sự lựa chọn thân thiện nhất với môi trường. Chỉ chưa đầy 5 USD, bạn viết hoặc vẽ ước nguyện lên một tấm thiệp. Sau đó, nó sẽ được thổi lên trong một chiếc đèn lồng LED để bên ngoài đồn cảnh sát. Chiếc đèn LED này cao 9 m và rộng khoảng 4 m, được làm từ 200.000 bóng đèn.

Yến Nhi
RELATED ARTICLES