Đẹp nao lòng, Bắc Tây Nguyên “mùa cuối năm”

25/01/2022

Mảnh đất Tây Nguyên nắng và gió, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4. Ấy là nói chung như vậy. Nhưng còn một mùa nữa không thể không nhắc đến ở mảnh đất này: “mùa cuối năm”.

Bắc Tây Nguyên mùa cuối năm - phong quang rực rỡ

Vùng đất phía tây bắc Tây Nguyên, giáp ranh với biên giới phía đông bắc Campuchia và đông nam Lào, vốn không được trù phú bằng khu vực phía nam Tây Nguyên như ở Đắk Lắk, Lâm Đồng. Nơi đây chỉ có bạt ngàn rừng cao su, trải dài như bất tận theo các con dốc ngút ngát mà thôi.

Khi những cơn mưa cuối mùa chấm dứt được khoảng hơn hai tháng, cái phong vị của mùa khô đã trở nên rõ rệt, thì đây chính là “mùa” đặc biệt ở vùng đất Tây Nguyên này - “mùa cuối năm”.

Trời Tây Nguyên dứt mùa mưa thường rất trong xanh và lộng gió cả ngày, tuy nhiên thường khi chiều xuống lại có nhiều mây xuất hiện, tạo nên những buổi hoàng hôn rực rỡ. Ráng trời phía tây hắt lên một vầng sáng rực rỡ với những sắc màu tím, cam, hồng, nhuộm đẫm những áng mây chiều.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Có những bữa, hoàng hôn nhuộm phơn phớt tím những áng mây…

Có những bữa, hoàng hôn nhuộm phơn phớt tím những áng mây…

Lại có những bữa, hoàng hôn rực lên một màu vàng cam phía chân trời…

Lại có những bữa, hoàng hôn rực lên một màu vàng cam phía chân trời…

…và ráng mây dần chuyển sang sắc hồng khi mặt trời lặn sâu dần.

…và ráng mây dần chuyển sang sắc hồng khi mặt trời lặn sâu dần.

Chưa hết. Tháng cuối năm âm lịch, trăng Tây Nguyên rất to và sáng. Sớm tinh mơ, khi nền trời xanh ngắt (dù chiều hôm trước còn đầy mây) đã hơi hửng lên, trăng vẫn tròn vành vạnh và tỏa ánh sáng ngà ngọc trên những ngọn cây, trước khi lặn đi nhường chỗ cho mặt trời tỏa sáng.

Trăng mười sáu tháng Chạp lúc 6g30 tại huyện biên giới Ia H’drai – một huyện mới tách ra từ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Trăng mười sáu tháng Chạp lúc 6g30 tại huyện biên giới Ia H’drai – một huyện mới tách ra từ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Bạt ngàn rừng cao su mùa rụng lá

Phía bắc Tây Nguyên, ngoài một số ít diện tích trồng tiêu, điều, cà phê, còn chủ yếu trồng cao su. Những cánh rừng cao su bạt ngàn trên đất Gia Lai - Kon Tum, “mùa cuối năm” cũng là mùa cây thay lá.

Dọc theo những con đường như dải lụa uốn lượn theo những triền đồi, với những con dốc dài vào cao ngút tầm mắt, là những vạt rừng cao su hai bên đường. Cây vào mùa rụng lá, lá khô nâu vàng phủ kín mặt đất một lớp dày. Trên cây có đủ màu sắc của lá: những chiếc lá xanh non mới nhú, những chiếc lá xanh già cuối cùng xen lẫn với những chiếc lá đỏ rực như lá phong, và nhiều nhất là sắc vàng của những chiếc lá già sắp rụng xuống.

Những người nuôi ong đã tập kết những thùng ong trong các vạt rừng cao su, chờ mùa xuân đến - mùa làm mật của loài ong

Những người nuôi ong đã tập kết những thùng ong trong các vạt rừng cao su, chờ mùa xuân đến - mùa làm mật của loài ong

10
11
Một con dốc tuyệt đẹp trên đường ĐT664 xuyên qua rừng cao su, vắng ngắt trong chiều cuối năm

Một con dốc tuyệt đẹp trên đường ĐT664 xuyên qua rừng cao su, vắng ngắt trong chiều cuối năm

Xuân đã đến rất gần, không khí Tết đã rộn ràng khắp nơi, nhưng ở đây, những cánh rừng cao su đang thay lá, không gian như ngưng lại, lặng im trong chiều cuối năm, giữa những sắc màu tuyệt đẹp của thiên nhiên. Ráng chiều đang dần buông trên rừng núi. Một lớp sương chiều đã mờ mờ xuất hiện phía chân trời. Nhưng bọn lá vàng, lá đỏ không quan tâm đến điều đó. Dưới chút ánh sáng cuối chiều, chúng vẫn rực lên, bình thản tỏa sắc giữa rừng.

Trên con đường chiều cuối năm vắng lặng, chợt một bóng người vội vã phóng xe vụt qua

Trên con đường chiều cuối năm vắng lặng, chợt một bóng người vội vã phóng xe vụt qua

Tết đã đến rất gần, mùa xuân đã đến rất gần. Xuân sang, rừng sẽ thay lớp áo mới, với màu xanh non mơn mởn của những chồi xanh, của những chiếc lá mới đầy sức sống. Rồi rừng sẽ lại rộn rã, với những người công nhân cạo mủ cao su, với lũ ong miệt mài làm mật…

Bài & ảnh: Nam Hoa
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES