Đi tìm "Thành phố đã mất"

30/06/2019

Ciudad Perdida ở Colombia là thành phố cổ hơn cả Machu Picchu nổi tiếng ở Peru nhưng lại hiếm có người đặt chân tới vì vị trí địa lý xa xôi, hiểm trở.

Ẩn sâu trong rừng rậm của dãy núi Sierra Nevada de Santa Marta ở Colombia là thành phố cổ Ciudad Perdida, hay còn nổi tiếng với cái tên "Thành phố đã mất".

Capture

Được xây dựng bởi người Tairona từ hơn 1.000 năm trước, địa điểm khảo cổ này chỉ trở thành điểm thu hút sau khi nó được phát hiện vào những năm 1970. Ban đầu, nơi này được đặt tên là Teyuna bởi người Tairona nhưng trải qua thời gian, nó đã được đổi tên thành Ciudad Perdida. Đây cũng là kỳ quan cổ đại thường được so sánh với Machu Picchu vì cả hai đều là những địa điểm khảo cổ nằm trên sườn đồi và sâu trong rừng nhiệt đới Nam Mỹ.

Tuy nhiên, Teyuna hiện đã hơn 600 tuổi và không phải là một địa điểm tham quan thuận lợi như người đồng cấp ở Peru, bởi không có tuyến xe lửa hay xe buýt nào đến được đây. Cách duy nhất để tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của nó là đi bộ - một chuyến đi bộ kéo dài nhiều ngày có khả năng khiến bạn mệt rã rời trước khi có thể "mục sở thị" tàn tích này.

Thử thách bản thân

Bất chấp những thách thức của hành trình khó khăn này, tôi vẫn quyết tâm đến bằng được Ciudad Perdida. Chuyến đi bắt đầu ở một thị trấn nhỏ tên là Mamey, cách thành phố Santa Marta hai giờ lái xe, nằm ở phía Bắc của đất nước và dọc theo bờ biển Caribbean của Colombia.

Empty

Du khách đến "Thành phố đã mất" phải có một hướng dẫn viên được cấp phép đi kèm, nhưng về cơ bản thì việc đặt tour trực tuyến tới tàn tích này khá dễ dàng thông qua một số công ty du lịch địa phương. Sau khi thưởng thức bữa trưa ở Mamey, tôi đã làm quen với 12 người đồng hành khác trong nhóm và hướng dẫn viên Pedro của chúng tôi. Khi đi qua con đường đất, len lỏi qua những cây chuối lớn, những hàng cọ cao chót vót và nhiều thứ dây treo lủng lẳng, chúng tôi biết mình đã chính thức bước vào thử thách. Cũng chính vì lý do này mà những người tham gia vào hành trình được lưu ý là phải có thể lực tốt. Đây là chuyến đi dài 47 km (29 dặm) lên và xuống bốn ngọn núi nhỏ, phải đối mặt với nhiệt độ thay đổi liên tục và độ ẩm cao ngột ngạt. May mắn một điều là chúng tôi có những chú la làm bạn đồng hành để mang vác thức ăn và các nhu yếu phẩm đến cabin nơi chúng tôi sẽ ngủ lại dọc đường. Chúng tôi đang ở cung đường quanh co dọc theo Rio Buritaca, ngang qua một vài khúc sông nên nhiệt độ khá mát mẻ.

Empty

từ góc nhìn của một người bản địa

Sau bữa tối đầu tiên cùng nhau vào lúc trời chập choạng, chúng tôi tập trung quanh bàn và lắng nghe Pedro chia sẻ về lịch sử của khu vực anh ấy gọi là "nhà". Trong thời gian Pedro sinh sống tại đây, khu vực đã chứng kiến 3 sự bùng nổ kinh tế. Hai mốc đầu tiên gắn với các chất bất hợp pháp: đàu tiên là trồng cần sa và sau đó là coca, những loại cây được sử dụng để sản xuất cocaine. (Thu hoạch lá coca là hợp pháp ở cả Bolivia và Peru, nhưng không phải ở Colombia. Hiện đang có một số phong trào hợp pháp hóa coca ở nước này).

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Mặc dù canh tác những loại cây trồng này giúp người dân trong khu vực kiếm được nhiều tiền nhưng mặt khác, ngành công nghiệp này cũng sản sinh ra các băng đảng mafia. Chính phủ đã rất nỗ lực để cải thiện tình hình bạo lực tại Ciudad Perdida và đây cũng chính là tiền đề cho làn sóng thứ ba: du lịch.

Làn sóng thứ ba

Chính vì lịch sử khá bất hảo của vùng đất này mà nhiều người vẫn còn tỏ ra e ngại khi du lịch đến Colombia.

Vào năm 2003, một nhóm du khách đã bị bắt cóc khi trekking tới "Thành phố đã mất", một vài người trong số đó thậm chí bị bắt giữ lên đến 100 ngày trước khi được trả tự do.

Empty

Tuy nhiên ngày nay, nơi này đã được quân đội Colombia bảo hộ. Đây là một động thái nhằm tăng cường an ninh khu vực, góp phần trấn an hàng nghìn khách du lịch tới đây, trong đó có cả tôi.

Gặp gỡ những người wiwa

Người Wiwa là tổ tiên của người Tairona ngày nay - những người đã không bị ai quấy nhiễu qua hàng thế kỷ. Họ có một kết nối tinh thần đặc biệt với vùng đất này cho đến tận ngày nay.

Mặc trang phục toàn màu trắng - màu mà người Wiwa cho là màu thần thánh - họ cho phép chúng tôi tìm hiểu một chút về đời sống thường ngày của bộ lạc.

Empty

Họ chỉ cho chúng tôi cách tước sáp từ lá cọ và sử dụng sợi để tạo ra những chiếc túi đeo chéo có tên là mochillas. Họ cho chúng tôi nếm lá coca, thứ mà người Wiwa coi là một cây linh thiêng và nhai suốt cả ngày. Họ còn cho chúng tôi xem poporo của họ, một dụng cụ được làm từ quả bầu chứa vôi bột từ vỏ sò, khi trộn với lá coca tạo ra hiệu ứng kích thích nhẹ. Trong cộng đồng Wiwa, khi một cậu bé nhận được poporo, nó cũng có ý nghĩa như một nghi thức trưởng thành, đánh dấu thời điểm chuyển sang vị thành niên.

Sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu đi bộ đường dài vào buổi sáng sớm, nhưng dưới làn nhiệt độ cao, tôi bắt đầu bị chuột rút cơ bắp khi đi đến đoạn đường cuối cùng, nơi tôi phải trải qua 1.200 bậc đá được xây dựng bởi người Tairona. Mặc dù cơ thể rất đau nhức nhưng mục tiêu đến được Ciudad Perdida đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi hoàn thành chuyến đi đầy khó khăn này. Dốc núi gồ ghề bắt đầu mở ra một loạt các sân thượng bằng đá được khắc vào đỉnh và sườn của các sườn đồi hẹp, chúng nằm lọt trong bối cảnh của một khu rừng cực kỳ tươi tốt.

Empty

Có lẽ vì vừa mệt vừa cảm thấy tôn trọng chốn linh thiêng này, cả nhóm chúng tôi vẫn lặng như tờ khi Pedro chỉ cho chúng tôi nơi có khoảng 2.000 người Tairona sống trong nhiều thế kỷ cho đến khi họ từ bỏ nó vào khoảng năm 1580 và 1650, trùng với thời điểm Colombia bị đô hộ bởi người Tây Ban Nha. Ngoài các cộng đồng bản địa đông đúc, nơi đây có tổng cộng 169 sân thượng được xây dựng trên 30 ha đất, tất cả vẫn còn khá vẹn nguyên chính vì nằm ở vị trí địa lý xa xôi, hiểm trở. Tuy nhiên, cho đến năm 1972, khi những kẻ cướp kéo tới đây để tìm vàng, trang sức và gốm sứ, chúng đã gây tổn hại đến hiện trạng khu vực. Sau nhiều năm chịu cảnh cướp bóc, chính phủ Colombia cuối cùng đã thực hiện các bước an ninh để bảo vệ khu khảo cổ và giúp tái thiết thành phố cổ. Ngồi trên một trong những sân thượng cao nhất, tôi nhìn xuống và ngạc nhiên trước cảnh đẹp bên dưới. Cảm giác như thể chúng tôi là một trong số ít những nhóm người đã khám phá được kiệt tác cổ xưa này.

Empty

Thành phố cổ Ciudad Perdida là một nơi cần nhiều thời gian và năng lượng để tiếp cận hơn là tháp Eiffel hay đỉnh Victoria. Tuy nhiên, chính thử thách đó đã khiến hành trình của tôi hôm nay trở nên cực kỳ giá trị.

Nga Nguyễn - Nguồn: Emily Gillespie
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES