Số ca nhiễm tăng cao tại châu Á và châu Mỹ; dịch giảm dần tại một số nước châu Âu

13/04/2020

Tính đến sáng 13/4, thế giới ghi nhận hơn 1,8 triệu ca nhiễm và hơn 114.000 người chết vì Covid-19, với các con số tăng mạnh tại Indonesia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Mỹ... Trong khi đó tại một vài nước châu Âu, dịch bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm.

báo argentina gọi "cuộc chiến chống dịch" của việt nam là "hình mẫu"

Dưới tiêu đề "Cuộc chiến chống SARS-CoV-2: Mô hình Việt Nam - Hình mẫu thế giới", trang điện tử OJODIGITAL của Argentina mới đây đã có bài viết nói về những thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn Covid-19.

Theo bài báo, trong gần 3 tháng qua, sự chủ quan ban đầu đã khiến cho nhiều nước phải trả giá với những số liệu chưa từng có về số người mắc bệnh và tử vong. Trong bối cảnh đó, vẫn có những điểm sáng trên thế giới về công tác phòng chống và ngăn chặn sự lây lan của dại dịch để đưa vào thực tế như một hình mẫu cho thế giới. Đó là trường hợp của Việt Nam - quốc gia nằm gần sát với ổ dịch lớn đầu tiên trên thế giới, với dân số lên tới hơn 95 triệu người song tới thời điểm hiện tại mới chỉ có 257 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 144 người đã khỏi bệnh và không có trường hợp tử vong.

Theo OJODIGITAL, những ngày tháng khó khăn vì bệnh dịch vừa qua cũng cho thấy người dân Việt Nam ủng hộ những quyết sách mà Chính phủ đưa ra, bao gồm việc thực hiện lệnh giãn cách xã hội.

Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận dưới 30 ca nhiễm mới

Ngày 13/4, theo CDC Hàn Quốc, nước này ghi nhận thêm 25 ca nhiễm và 3 ca tử vong mới, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt 10.537 trường hợp và 217 trường hợp.

Đây là lần thứ hai kể từ cuối tháng 2, Hàn Quốc có dưới 30 ca nhiễm virus mới. Tuy nhiên nhà chức trách vẫn cảnh giác cao với những ổ dịch ở nhà thờ và bệnh viện cũng như các ca bệnh đến từ nước ngoài.

Số ca nhiễm tăng mạnh, Indonesia siết giao thông

Indonesia ngày 12/4 công bố thêm 399 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới. Đây là số ca tăng cao kỉ lục tính trong một ngày tại nước này cho đến nay.

Chính quyền Indonesia cho biết nước này đã áp đặt các biện pháp siết chặt giao thông công cộng trước một cuộc "di cư" hằng năm, vốn dĩ gây lo ngại về khả năng lây lan dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, người Indonesia dự kiến ùn ùn kéo về làng quê để đánh dấu kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người đạo Hồi. Indonesia là quốc gia đạo Hồi đông dân nhất thế giới, nên khoảng 75 triệu người ở đây thường về quê nhà trong dịp này. Năm nay, tháng Ramadan của Indonesia sẽ kết thúc vào cuối tháng 5.

Theo kế hoạch, Indonesia sẽ chỉ cho phép xe buýt, tàu điện ngầm, thuyền và máy bay được phép chở một nửa tổng số ghế. Tương tự, xe hơi cá nhân cũng chỉ được chở một nửa số ghế, còn xe máy chỉ được ngồi một người.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hiện Indonesia có 4.241 ca bệnh Covid-19 và 373 trường hợp tử vong

Hiện Indonesia có 4.241 ca bệnh Covid-19 và 373 trường hợp tử vong

Bộ Y tế Malaysia cùng ngày cũng công bố thêm 153 trường hợp nhiễm virus corona, nâng tổng số ca của nước này lên 4.683 ca nhiễm. Malaysia hiện tiếp tục là nước có số ca nhiễm nhiều nhất Đông Nam Á.

Ấn Độ, Venezuela kéo dài lệnh phong tỏa

Với số ca nhiễm tăng cao, bang Maharashtra của Ấn Độ đã kéo dài lệnh phong tỏa tới “ít nhất” ngày 30/4. Maharashtra là bang chịu ảnh hưởng nặng nhất của Covid-19 ở Ấn Độ, và là bang thứ ba kéo dài lệnh phong tỏa tới hết tháng 4 này sau Punjab và Odisha.

Trong diễn biến khác, chính quyền Tổng thống Venezuela cũng tuyên bố sẽ kéo dài lệnh phong tỏa thêm 30 ngày. Như vậy, thay vì hết hạn phong tỏa ngày 13/4, Venezuela sẽ tiếp tục tình trạng khẩn cấp quốc gia và phong tỏa tới hết ngày 13/5.

Mỹ tuyên bố thảm họa toàn quốc do đại dịch COVID-19

Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ phải tuyên bố tình trạng thảm họa toàn quốc. Tuyên bố do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra áp dụng cho tất cả 50 bang vào ngày 12/4.

Theo cập nhật mới nhất từ trang worldometers.info, Mỹ hiện có 560.443 người nhiễm virus corona và 22.115 trường hợp tử vong. Khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất do dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ là thành phố New York với 6.898 ca tử vong.

Hiện Mỹ là nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm cũng như số ca tử vong

Hiện Mỹ là nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm cũng như số ca tử vong

Số ca nhiễm ở Nga tăng kỷ lục

Ngày 12/4, Nga thông báo có thêm 2.186 ca nhiễm Covid-19, con số lớn nhất ghi nhận trong một ngày ở nước này. Hiện Nga có tổng cộng 15.770 ca nhiễm, với 130 người tử vong vì dịch bệnh.

Tại Pháp, tính đến rạng sáng 13/4, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 14.393 bệnh nhân (tăng 561 ca trong 24 giờ qua). Tổng số bệnh nhân nhiễm virus corona tại Pháp là 132.591 trường hợp, nhiều thứ 3 châu Âu, trong đó có 2.937 ca bệnh mới.

Bên cạnh 27.186 người đã khỏi bệnh và ra viện, Pháp ước tính hàng chục ngàn ca nhiễm virus khác đang phải tự cách ly và điều trị bệnh tại nhà.

Tây Ban Nha nới lỏng phong tỏa

Số ca nhiễm virus mới của Tây Ban Nha trong ngày 12/4 tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca tử vong là 619 trường hợp và số ca nhiễm mới chỉ tăng lên 2,6% với 3.804 trường hợp.

Tổng số ca tử vong của Tây Ban Nha do dịch bệnh là 17.209 và tổng số ca nhiễm là 166.831

Tổng số ca tử vong của Tây Ban Nha do dịch bệnh là 17.209 và tổng số ca nhiễm là 166.831

Những số liệu trên được cho là minh chứng cho lệnh phong tỏa, được áp dụng từ ngày 14/3, có hiệu quả. Nhiều nhà máy và công trình đã chuẩn bị cho việc bắt đầu làm việc trở lại vào hôm nay.

thêm tín hiệu khả quan từ một số quốc gia châu âu khác

Số ca tử vong mới ở Ý được công bố ngày 12/4 chỉ 431 trường hợp, giảm mạnh so với 619 ca của ngày trước đó và là mức thấp nhất kể từ ngày 19/3 đến nay.

Số ca nhiễm mới trong ngày 12/4 cũng giảm xuống còn 4.092 ca, ít hơn gần 600 ca so với ngày trước đó và nâng tổng số ca nhiễm lên 156.363, trong đó bao gồm 34.211 đã được chữa khỏi.

5e6c02ae84159f25f33d0602

Tại Đức, kể từ khi đại dịch bùng phát hồi cuối tháng 2 đến nay, đây là lần đầu tiên nước này ghi nhận số người khỏi bệnh nhiều hơn tổng số người còn mắc bệnh. Cụ thể, tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 tính đến sáng 13/4 là 127.574 trường hợp, trong đó có 60.300 người đã khỏi bệnh.

Tối 12/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được cho xuất viện sau gần một tuần điều trị tại bệnh viện St Thomas. Tuy nhiên ông Johnson sẽ không quay trở lại làm việc ngay lập tức, theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Anh.

Giáo hoàng Francis ban phước qua máy ghi hình

Giáo hoàng Francis đã lần đầu tiên phá vỡ truyền thống có từ nhiều thế kỷ nay, truyền trực tiếp thánh lễ Phục sinh vào ngày 12/4 theo giờ Vatican cho 1,3 tỷ tín đồ trên toàn thế giới.

23068518-scaled

Từ Quảng trường Thánh Peter ở Vatican, Giáo hoàng Francis đọc thông điệp nhấn mạnh đây là thời điểm cấp thiết hơn bao giờ hết, thế giới cần đoàn kết ứng phó đại dịch; các chính trị gia và chính phủ các nước cần phối hợp vì lợi ích của người dân. Giáo hoàng Francis cũng gửi lời cảm ơn tới các y, bác sỹ, nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu cuộc chiến chống dịch.

Nhân dịp lễ Phục sinh, Giáo hoàng Francis cũng kêu gọi chấm dứt xung đột và buôn bán vũ khí.

Lan Oanh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES