Những câu chuyện về lễ Phục sinh

12/04/2020

Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kitô. Tuy nguồn gốc của lễ Phục sinh đều xuất phát từ câu chuyện về sự tái sinh của Chúa Jesus, cách tổ chức ngày này tại mỗi nước lại một khác nhau.

nguồn gốc của lễ phục sinh

Lễ Phục sinh thường diễn ra vào một ngày chủ nhật bất kì, khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4, để tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá - được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 30 đến năm 33.

Lễ Phục sinh không có ngày cố định mà người dân thường tính lễ Phục sinh diễn ra vào chủ nhật sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân phân. Do vậy, lễ Phục sinh còn được coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển mùa với rất nhiều màu sắc rực rỡ.

Người Palestine trong một lễ Phục sinh tại nhà thờ Thiên Chúa giáo

Người Palestine trong một lễ Phục sinh tại nhà thờ Thiên Chúa giáo

Năm nay, lễ Phục sinh diễn ra vào ngày 12/4/2020.

Ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở lên Thiên quốc trong khải hoàn ca. Do Chúa Jesus vượt qua được cái chết nên tín đồ Thiên Chúa giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Vì niềm tin đó mà mọi người theo Thiên Chúa giáo cất tiếng xướng ca hằng năm trong lễ Phục sinh, cũng như hằng tuần trong ngày Chúa nhật.

Phục sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì diễn ra trong thời điểm mùa xuân trở lại với muôn loài

Phục sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì diễn ra trong thời điểm mùa xuân trở lại với muôn loài

một số tên gọi khác của lễ phục sinh

Thời xa xưa, tại Đức, lễ Phục sinh được coi là lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest). Người Đức cũng gọi lễ này với cái tên Ostarum, được ghép từ tên nữ thần "Ostara" và danh từ "Ostern" (Easter), với hàm ý hướng về phương Đông nơi mặt trời sắp lên.

Người Do Thái gọi ngày lễ này là Paschafest. Người Ai Cập lại gọi là Osterlamm (Paschal lamb) do vào ngày rằm đầu tiên của mùa xuân, họ sẽ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

những Biểu tượng của Lễ Phục sinh

Vào ngày này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí nhiều màu sắc, con thỏ hay những lát Jambon mang tính biểu tượng cho ngày lễ.

Empty

Trứng Phục sinh

Trứng là biểu tượng xa xưa nhất của ngày lễ Phục sinh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Vào dịp này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc bắt mắt hay được làm bằng chocolate, thạch cao hoặc thậm chí là len..., đều do chính tay họ trang trí để thay cho lời chúc.

Empty

Thỏ Phục sinh

Ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara - vị nữ thần mùa xuân được sử dụng để đặt cho tên của lễ Phục sinh.

Theo truyền thuyết, có một lần nữ thần mang mùa xuân tới Trái đất muộn, khiến muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng. Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ, ban cho nó khả năng đẻ trứng và chạy nhanh. Với khả năng này, nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm hết công việc tặng quà cho trẻ em những khi xuân về. Về sau, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận và bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế.

Nữ thần Ostara

Nữ thần Ostara

Từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc trưng trong ngày lễ Phục sinh của phương Tây.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Jambon

Ngày nay, món jambon dường như không thể vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Thiên Chúa giáo khắp thế giới vào lễ Phục sinh. Đối với họ, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Nếu thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ thì mùa xuân chính là khi người phương Tây dùng loại thức ăn tích trữ này. Do vậy mà jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về.

Empty

Quần áo mới

Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng, mặc quần áo mới trong lễ Phục sinh sẽ mang lại may mắn cho những ngày còn lại của năm. Theo quan niệm, quần áo mới đại diện cho sự đổi mới và sự khởi đầu may mắn - những yếu tố quan trọng của mỗi dịp Phục sinh. Đối với những người theo Công giáo, lễ Phục sinh còn thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng những điều tốt đẹp.

Nến Phục sinh

Lửa mang ý nghĩa đem lại cho con người ánh sáng, sự ấm áp. Ngoài ra, các tín đồ Kitô giáo tin rằng, lửa Phục sinh sẽ thắp sáng chuỗi ngày dài đêm tối và sẽ dẫn lối cho họ đến những điều đúng đắn và bình an.

Trước khi bắt đầu Thánh lễ Phục sinh, các linh mục sẽ làm nghi thức rước lửa xung quanh Thánh đường, các giáo dân cũng sẽ cùng nhau thắp sáng những ngọn nến trên tay mình.

candle_0

Trên thân nến có cắm 5 dấu đinh (tượng trưng cho 5 vết thương của Chúa Jesus), phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghĩa "đầu tiên" và "cuối cùng" theo tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho Chúa Jesus là “khởi đầu và cuối cùng”.

làm gì trong ngày lễ phục sinh?

Lễ Phục sinh là một ngày lễ đặc biệt trong mùa xuân, đây là dịp để các gia đình tụ họp và nhiều chương trình thú vị dành cho trẻ em cũng được diễn ra.

Nhuộm màu các quả trứng

Trứng nhuộm là tập tục khá phổ biến cho các bé vào ngày này. Trứng được mua trong các cửa hàng, sau đó nhuộm bằng màu thực phẩm. Trứng luộc sau khi nhuộm màu sẽ được trưng trang trí trong suốt dịp lễ.

Nếu bản quản trứng đúng cách và sử dụng màu thực phẩm an toàn, chỉ có lớp vỏ trứng mới bị dính màu

Nếu bản quản trứng đúng cách và sử dụng màu thực phẩm an toàn, chỉ có lớp vỏ trứng mới bị dính màu

Săn và đua trứng Phục sinh

Một thú vui ngày Phục sinh cũng có sự góp mặt của trứng đó chính là các cuộc săn trứng Phục sinh. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các bậc phụ huynh sẽ giấu những quả trứng đầy màu sắc để đám trẻ tổ chức đi tìm. Các trường học, nhà thờ và các tổ chức cộng đồng địa phương cũng thường tổ chức những cuộc săn trứng đầy thú vị cho các bé. Còn đám trẻ cũng sẽ thi nhau xem ai là người tìm được nhiều trứng nhất.

Mỗi bé sẽ cầm những chiếc giỏ đan xinh xinh, cùng nhau tìm các quả trứng mà chú thỏ Phục sinh đã để lại

Mỗi bé sẽ cầm những chiếc giỏ đan xinh xinh, cùng nhau tìm các quả trứng mà chú thỏ Phục sinh đã để lại

Ngoài ra còn có cả trò đua trứng cũng thú vị không kém. Chỉ cần một cái thìa dài hoặc khúc cây nhỏ là đám trẻ con có thể cùng nhau đua trứng. Chúng sẽ lăn quả trứng đến vạch đích và quả trứng của ai chạm đích đầu tiên sẽ là người chiến thắng.

Tặng "giỏ Phục sinh"

Giỏ Phục sinh là món quà phổ biến mà các gia đình thường dành tặng cho nhau trong ngày này. Trong mỗi chiếc giỏ thường bao gồm các món quà, kẹo và nhiều thứ thú vị khác.

ăn gì vào lễ Phục Sinh?

Điểm tâm Phục sinh

Đa phần các gia đình sẽ chọn lựa bữa ăn điểm tâm vào tầm 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều (brunch). Thực đơn thường gồm các món thông thường của bữa sáng và bữa trưa. Dĩ nhiên, sự góp mặt của các món từ trứng là điều không thể tránh khỏi.

Empty

Ngoài trứng ra, các món khác cũng được góp mặt trên bàn ăn là bánh nướng và bánh trái cây; các loại đồ uống có cồn như Bloody Mary hoặc Mimosas... Do các món này được pha trộn từ champagne và nước cam ép, rất phù hợp với hương vị mùa xuân.

Các món nướng

Các gia đình đi nhà thờ vào buổi sáng Phục sinh thường để bụng dùng bữa trưa hoặc tối với các món nướng thịnh soạn. Một bữa ăn thường có thịt nướng ăn kèm vô vàn các loại rau củ và các món ăn nhẹ. Jambon và thịt cừu là hai lựa chọn thường thấy nhất vào dịp Phục sinh.

Empty

Thịt cừu là lựa chọn truyền thống bởi Jesus xuất thân từ văn hóa Do Thái giáo và người Do Thái không ăn thịt lợn. Trong khi đó, thịt nguội nướng dần trở thành món ăn phổ biến vào dịp Phục sinh từ vài thế kỷ gần đây, do thịt nguội đòi hỏi phải bảo quản kỹ trong tủ lạnh.

Empty

Lễ Phục sinh năm 2020 là một lễ Phục sinh trầm lắng và ảm đạm hơn so với những năm trước, do người dân nhiều nước đang phải tuân thủ lệnh cấm đi lại, tụ tập nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh Covid-19. Dù không thể đến nhà thờ để cầu nguyện, không thể trao nhau những giỏ quà Phục sinh..., các tín đồ Thiên Chúa giáo trong ngày hôm nay vẫn có thể quây quần bên gia đình nhỏ của mình, tự chế biến những món ăn Phục sinh truyền thống và cùng cầu nguyện ngày đại dịch sẽ sớm qua đi.

Lan Oanh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES