Cọn nước - biểu tượng văn hóa độc đáo miền sơn cước

17/07/2020

Cọn nước - hay còn gọi là guồng nước, bánh xe nước - có từ lâu đời, gắn với phương thức canh tác truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao.

Không biết từ bao giờ, hình ảnh các cọn nước (bánh xe nước) như những bánh xe khổng lồ chậm rãi quay những vòng quay đều đều bên dòng suối đã trở một thành nét đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Ra đời từ nhu cầu thủy lợi ở vùng cao, những nơi sông, suối có dòng chảy thấp so với ruộng canh tác, cọn nước được làm ra nhằm tận dụng sức nước từ các dòng chảy tự nhiên để đưa nước lên cao, dẫn nước về các đồng ruộng và thôn bản.

Cọn nước gắn liền với phương thức canh tác truyền thống của đồng bào vùng cao

Cọn nước gắn liền với phương thức canh tác truyền thống của đồng bào vùng cao

Empty
Empty
Những cọn nước ở tỉnh Hòa Bình

Những cọn nước ở tỉnh Hòa Bình

Không ầm ầm tiếng máy, không hao tốn nhiên liệu hay điện năng như những chiếc máy bơm, cọn dùng sức nước để vận hành nhưng vẫn đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, khoa học, chiếc cọn nước còn mang giá trị về văn hóa truyền thống đặc trưng của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng cao.

Empty
Empty
Cọn nước ở Bản Bo, tỉnh Lai Châu

Cọn nước ở Bản Bo, tỉnh Lai Châu

Theo người dân, làm cọn nước đòi hỏi sự công phu, cẩn thận, tỉ mỉ và khả năng tư duy khá chính xác. Họ thường làm cọn nước trước khi bắt đầu một vụ mùa mới. Quá trình làm mỗi chiếc cọn là cả một kỳ công với những bí quyết được truyền lại từ nhiều thế hệ. Cọn nước được làm hoàn toàn thủ công, tận dụng những vật liệu có sẵn từ tự nhiên như tre, nứa, gỗ, lạt, song, mây, vầu… đã trở thành nét đặc trưng riêng có của miền sơn cước.

Những cọn nước ở tỉnh Phú Thọ

Những cọn nước ở tỉnh Phú Thọ

Quan trọng nhất khi làm cọn nước phải chọn được khu đất chắc, giáp bờ ruộng, khi có lũ về vẫn có thể giữ được cọn nước không bị trôi. Địa điểm làm cọn không quá sâu, không quá xa so với chỗ lấy nước. Dòng chảy tương đối ổn định. Độ chênh cao so với điểm đưa nước lên thường không quá 12 m. Trục quay của guồng làm bằng thân tre gộc hoặc bê tông chắc chắn cùng nhiều “nan hoa” tạo thành bộ khung vững chắc cho guồng nước.

Phần guồng của cọn nước là một bánh xe lớn với đường kính trên dưới 5 m

Phần guồng của cọn nước là một bánh xe lớn với đường kính trên dưới 5 m

Trục quay làm bằng thân tre gộc cùng hàng trăm “nan hoa” tạo thành một bộ khung vững vàng cho guồng nước

Trục quay làm bằng thân tre gộc cùng hàng trăm “nan hoa” tạo thành một bộ khung vững vàng cho guồng nước

Để chiếc cọn bền, đẹp, người làm cọn sẽ cẩn trọng lựa chọn từng cây gỗ; tỉ mỉ với từng nút thắt, mối nối… Người dân bản địa coi trục quay là “trái tim” của cọn nước nên khi sử dụng nguyên liệu làm trục cần chọn cây gỗ thẳng, vừa nhẹ, vừa mềm, không bị mài mòn và có khả năng chịu nước cao, giúp cọn hoạt động trơn tru mà không cần sử dụng thêm vòng bi hay bạc sắt phụ trợ như các loại trục quay khác.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tiếp đó là đến công đoạn làm nan cọn, phải chọn loại nứa có thân thẳng, nhọn, già, đủ tuổi. Tùy thuộc vào kích thước cọn nước để xác định độ dài tương ứng và số lượng của các nan cọn. Nan cọn được nối với trục quay thành khung vững chắc bằng cách đục lỗ khéo léo trên thân trục tương ứng với số nan sao cho vừa khít, sau đó cố định bằng những sợi dây mây, dây rừng dẻo dai.

Lực đẩy của nước khiến guồng quay liên tục, đến tầm cao nhất định thì các ống bước bắt đầu dốc nước vào các máng dài

Lực đẩy của nước khiến guồng quay liên tục, đến tầm cao nhất định thì các ống bước bắt đầu dốc nước vào các máng dài

Xung quanh vành khung cọn, người ta đặt các cánh quạt đan từ phên nứa để cản nước, tạo lực đẩy guồng quay; đồng thời, gắn các gầu múc nước bằng ống bương. Lực đẩy của nước khiến guồng quay liên tục để gầu múc nước, đến tầm cao nhất định thì các gầu bắt đầu dốc nước vào các ống dẫn bằng bương. Theo hệ thống máng dẫn xuống dốc, nước chảy về ruộng. Tùy theo địa hình, địa thế mà lựa chọn cọn nước có kích thước phù hợp, đảm bảo nước tưới cho cây trồng, giảm bớt sức lao động.

Vành guồng rộng khoảng 80 cm, đặt các phên nứa để cản nước, tạo lực đẩy guồng quay và gắn các ống bương để múc đầy nước khi chìm xuống

Vành guồng rộng khoảng 80 cm, đặt các phên nứa để cản nước, tạo lực đẩy guồng quay và gắn các ống bương để múc đầy nước khi chìm xuống

Các máng này được làm từ thân vầu chẻ đôi

Các máng này được làm từ thân vầu chẻ đôi

Nước chảy theo độ dốc của hệ thống máng dẫn

Nước chảy theo độ dốc của hệ thống máng dẫn

Được thiết kế rất khéo léo, những chiếc cọn nước thể hiện khả năng sáng tạo tuyệt vời của đồng bào các dân tộc miền núi trong công cuộc chinh phục thiên nhiên phục vụ lao động sản xuất và sinh hoạt.

Được ví như một cỗ máy vĩnh cửu hoạt động suốt đêm ngày, cọn nước đã gánh vác một phần công việc nặng nhọc cho những người nông dân Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng…

Được ví như một cỗ máy vĩnh cửu hoạt động suốt đêm ngày, cọn nước đã gánh vác một phần công việc nặng nhọc cho những người nông dân Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng…

“Cỗ máy” này vận hành với những tiếng róc rách trầm bổng, mang đậm âm hưởng miền núi suốt đêm ngày

“Cỗ máy” này vận hành với những tiếng róc rách trầm bổng, mang đậm âm hưởng miền núi suốt đêm ngày

Thông thường, mỗi chiếc cọn nước sẽ có tuổi đời 2 - 3 năm. Tuy nhiên, sau mỗi mùa mưa bão, nhiều chiếc cọn bị cuốn trôi hoặc hỏng hóc. Người dân làng trên, xóm dưới lại cùng nhau sửa chữa, dựng cọn dẫn nước để kịp cho vụ mùa. Đàn ông lớn tuổi phụ trách khâu kỹ thuật, thanh niên và phụ nữ phụ chặt gỗ, chặt tre, chẻ lạt, đan phên.

Empty
Empty
Những cọn nước hỏng sẽ được thay thế bằng những cọn mới

Những cọn nước hỏng sẽ được thay thế bằng những cọn mới

Bởi vậy, cọn nước không chỉ đơn thuần là công cụ trong lao động sản xuất, là công trình nghệ thuật mang dấu ấn riêng của bàn tay khối óc con người mà còn chứa đựng nét đẹp văn hóa truyền thống, là nút thắt tình cảm đoàn kết bản làng thêm thắm đượm, nghĩa tình. Có thể nói những guồng quay êm đềm ấy cũng chính là cuộc sống của bà con nơi đây, chậm rãi, không xô bồ nhưng luôn bền chặt, khăng khít. Cũng chính từ những cọn nước này, biết bao đôi trai gái họ hẹn với nhau và nên duyên vợ chồng. Cứ như thế, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cuộc sống của người dân vùng cao lúc nào cũng có hình ảnh cọn nước bên cạnh, cọn nước đã trở thành một điểm tựa tinh thần vững chắc cho bà con.

Empty
Empty
Bên cạnh đó, cọn nước cũng là chứng nhân của nền văn minh lúa nước trên vùng núi

Bên cạnh đó, cọn nước cũng là chứng nhân của nền văn minh lúa nước trên vùng núi

Gắn với đời sống nhiều thế hệ, chứa đựng biết bao tâm huyết và trí tuệ của người dân miền núi, nhưng bánh xe nước khổng lồ đang dần vắng bóng trước những đổi thay chóng mặt của đời sống. Công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp đã khiến nhiều dòng suối được thay thế bởi hệ thống kênh mương bằng bê tông cốt thép, và những chiếc cọn phải nhường chỗ cho máy bơm nước.

Với xu thế này, những chiếc cọn nước có thể sẽ biến mất trong một tương lai không xa

Với xu thế này, những chiếc cọn nước có thể sẽ biến mất trong một tương lai không xa

Nhưng, với những cọn nước còn lại, người ta vẫn thấy ẩn hiện trong đó bóng dáng bản làng, thấp thoáng tâm hồn, tình cảm và sự chịu thương chịu khó, tính cần cù nhẫn nại của người vùng cao. Những chiếc cọn nước thô sơ, giản dị đó vẫn ngày đêm reo vui, xôn xao những con suối, cõng nước tưới tiêu cho đồng ruộng, đem lại mùa vàng ấm no cho bản làng trong những vòng quay vĩnh cửu thắm đượm vẻ trong lành, gần gũi với thiên nhiên của con người Tây Bắc.

Hương Thảo - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES