Đôn Hoàng - Ốc đảo cô đơn giữa sa mạc khô cằn

07/09/2020

Đôn Hoàng đã từng là thành phố trọng yếu của Trung Nguyên, cũng là điểm giao thoa tôn giáo, văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử của con đường tơ lụa. Ngày nay, Đôn Hoàng là một thành phố du lịch nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú.

Đôn Hoàng, một ốc đảo nằm trên con đường tơ lụa xưa, không chỉ là nơi dành cho những đoàn thương nhân dừng nghỉ, mà còn là điểm giao thoa văn hóa, nghệ thuật và tôn giáo giữa Đông và Tây. Đôn Hoàng ngày nay nằm ở phía tây tỉnh Cam Túc và phía đông sa mạc Taklamakan, là một địa danh rất quan trọng về phương diện lịch sử, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới với hơn 1.000 năm trao đổi văn hóa và nghệ thuật.

1FP-Dunhuang-sand-dunes-1140b

Ngọc Môn Quan là một con đèo nằm ở phía tây Đôn Hoàng. Trong thời cổ đại, đây là nơi con đường tơ lụa đi qua, và là một trong những con đường quan trọng kết nối khu vực Trung Á với Trung Quốc, nơi có các nước nhở như Vu Điền, Cao Xương, Đột Quyết... được gọi chung là Tây Vực. Để phòng thủ cũng như kiểm soát chặt chẽ về an ninh, kinh tế, chính quyền đã xây dựng rất nhiều cửa ải từ kinh thành tới miền biên giới. Ngọc Môn Quan chính là thành lũy cuối cùng ngăn cách giữa Trung Nguyên và Tây Vực. Chỉ cần bước qua Ngọc Môn Quan là tiến vào một vùng đất hoang vu, khắc nghiệt và đầy rẫy hiểm nguy.

Ngọc Môn Quan

Ngọc Môn Quan

Thời kỳ con đường tơ lụa còn hưng thịnh, Ngọc Môn Quan đã từng rất đông đúc và náo nhiệt khi hàng ngàn người Tây Vực và Trung Nguyên tới đây để trao đổi buôn bán hàng hóa. Dưới sự tàn phá của nắng gió, cát sa mạc và thời gian, Ngọc Môn Quan ngày nay chỉ còn lại một góc tường thành đứng cô đơn giữa biển cát. Gần Ngọc Môn Quan là một đoạn trường thành thời nhà Hán còn sót lại. Những phế tích này lặng lẽ đứng đó cùng sương gió, chứng kiến sự biến đổi của biết bao triều đại...

Empty
Empty
Di tích trường thành thời nhà Hán

Di tích trường thành thời nhà Hán

Nhưng đến Đôn Hoàng, có lẽ ý nghĩa nhất là dịp để ta thưởng ngoạn những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa đặc sắc; ghé thăm bảo tàng - thư viện Phật giáo đồ sộ, nơi lưu giữ vô số những tài liệu quý giá mà không nơi nào có được. Những hang động Mạc Cao, tọa lạc bên ngoài ốc đảo Đôn Hoàng 25 km, là một kho lưu trữ những tư liệu về đời sống tôn giáo, nghệ thuật, kinh tế, chính trị và xã hội của vùng đất này, được minh họa qua những bích họa, những tác phẩm điêu khắc, những vật thể, tài liệu được tìm thấy bên trong quần thể những hang động này.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Lối vào tham quan hang Mạc Cao

Lối vào tham quan hang Mạc Cao

Truyền thuyết kể rằng, một vị du tăng tên là Lạc Tôn đã nhìn thấy hàng nghìn Đức Phật tỏa sáng trên bầu trời vào năm 366. Sau đó, ông làm một ngôi đền với bức tượng Phật bằng vàng ở vách núi bên sông. Sau đó, một nhà sư khác có pháp danh Pháp Lương đến thăm Đôn Hoàng và tạo một chiếc hang thứ hai ở gần bên cạnh. Trong vòng vài thập kỷ, 70 hang động đã được kiến tạo ở Mạc Cao. Và trong suốt 1.000 năm qua, các nghệ nhân đã tạo ra hơn 700 ngôi đền trong hang với 45.000 m2 các bức bích họa.

Empty
Empty
Empty
Empty

Hiện có khoảng 2.415 bức tượng còn tồn tại ở Đôn Hoàng, nhiều bức được khôi phục từ triều Thanh. Trong các triều đại trước, mặt sau các bức tượng được gắn vào tường, đầu được làm riêng, sau đó đặt lên thân. Đến thời nhà Đường, các bức tượng mới được hoàn toàn tách ra. Trong thời Đường, có 2 bức tượng Phật khổng lồ được xây dựng tại đây, phản ánh sức mạnh và sự tự tôn của đế chế bấy giờ. Hang từ thời Đường được coi là đỉnh cao ở Mạc Cao. Không giống như các bức tượng từ các triều đại trước, những bức tượng tách rời của thời này có thể được chiêm ngưỡng từ mọi phía. Màu sắc rực rỡ và các chi tiết sắc nét từ trang phục của tượng cũng phản ánh cuộc sống sung túc của các nhà sư thời bấy giờ.

Empty
Empty
dunhuang-mogao-grottos-15
Empty
Empty
dunhuang-mogao-grottos-16

Một thắng cảnh khác nổi tiếng của Đôn Hoàng là Nguyệt Nha Tuyền. Giữa sa mạc hoang vu khô cằn là một ốc đảo xanh tươi và hồ nước ngọt hình trăng lưỡi liềm thơ mộng - Nguyệt Nha Tuyền là điểm dừng chân chính của các thương nhân buôn bán trên con đường tơ lụa khi vượt qua sa mạc. Để phục vụ nhu cầu của khách lữ hành, một ngôi chùa đã được xây dựng bên hồ từ thời nhà Hán khiến cảnh quan của ốc đảo càng trở nên huyền ảo và linh thiêng.

Nguyệt Nha Tuyền

Nguyệt Nha Tuyền

Ngôi chùa bên Nguyệt Nha Tuyền

Ngôi chùa bên Nguyệt Nha Tuyền

Du khách có thể đi bộ ngắm cảnh, tận hưởng những giây phút thanh bình và yên tĩnh tại đây. Bao quanh Nguyệt Nha Tuyền là đồi cát Minh Sa Sơn, bạn chỉ cần phóng tầm mắt là có thể thấy sa mạc Gobi rộng lớn thế nào, đồng thời ngắm Nguyệt Nha Tuyền từ trên cao và trải nghiệm những trò chơi thú vị như trượt từ đồi cát cao xuống, đua xe máy trong sa mạc...

jpg

Hình ảnh những đàn lạc đà nối bước nhau trên Minh Sa Sơn dễ khiến du khách hình dung ra cảnh các thương nhân mang theo hàng hóa rong ruổi trên con đường tơ lụa, nối từ vùng phía Đông của Trung Quốc, qua Trung Á, tới Địa Trung Hải cách đây hàng nghìn năm. Nhưng ngày nay, đàn lạc đà đi trên những dải cát màu đỏ bất tận của Minh Sa Sơn không còn chở những thứ hương liệu, gia vị và vải vóc đắt tiền như xưa nữa, mà chở du khách với mức giá 100 NDT mỗi lượt. Theo thống kê, số lượng lạc đà để phục vụ riêng cho du khách ở vùng Minh Sa Sơn cằn cỗi này là hơn 1000 con.

IMG_2678-2

Khách du lịch đổ về vùng đất cằn cỗi này ngày càng nhiều bởi sự tò mò về những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Ngày nay, Đôn Hoàng trở thành một điểm tham quan du lịch nổi tiếng, không còn dấu vết của nạn thổ phỉ cũng như những hiểm nguy khác. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức những tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, được dạo khu chợ đêm địa phương hay thưởng thức những món ăn mang hương vị “Con đường tơ lụa”. Và hơn tất cả, là được thưởng ngoạn những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa vô cùng quý giá.

Hương Thảo - Nguồn: Remote Lands
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES