Giá xăng tăng cao, ngành du lịch Việt Nam ở thế khó

08/07/2022

Giá xăng tăng cao kéo theo mọi giá cả đều tăng phi mã, ngành du lịch gánh nhiều khoản phí. Các doanh nghiệp lữ hành lâm vào tình cảnh khó khăn khi lợi nhuận đều đổ vào xăng dầu.

Thống kê chi tiết các hạng mục cấu thành giá tour cho thấy, tất thảy đều tăng: Từ giá vé máy bay, vận tải đường bộ đến các chuỗi cung ứng dịch vụ tăng mạnh. Điều này khiến ngành công nghiệp không khói đang khóc dở mếu dở.

Càng đông khách càng lỗ

Bước vào cao điểm du lịch hè năm 2022 từ 30/4 đến nay, nhiều địa phương ghi nhận con số ấn tượng về khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Mùa hè chiếm tới 70% doanh thu ngành du lịch nói chung và công ty du lịch nói riêng. Thế nhưng, chưa kịp mừng khách tăng cao sau 2 năm nằm im vì COVID-19, các doanh nghiệp lữ hành phải đối mặt với nhiều khó khăn để duy trì hoạt động.

Ông Vũ Văn Tuyên, Giám đốc Công ty du lịch Travelogy Việt Nam (Travelogy Việt Nam) cho biết, tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 17 lần điều chỉnh nhưng đến 13 lần tăng giá. Giá xăng tăng lập tức ảnh hưởng đến giá xe du lịch. Theo đó, xe du lịch tăng từ 15- 25%, tăng. “Xe du lịch tăng từng tuần chứ không phải sau mỗi đợt giá xăng tăng khiến doanh nghiệp lữ hành không biết đường nào xoay xở. Nguyên nhân bởi sau dịch COVID-19, nhiều công ty xe không trụ được tài chính nên giải thể. Bên cạnh đó, nhân sự lái xe thiếu vì lái xe không còn mặn mà với nghề”, ông Tuyên nói.

Ông Tuyên lấy ví dụ, xe ô tô 45 chỗ chạy từ Hà Nội đến Phà Gót đi Cát Bà giá từ 8- 8,5 triệu VND/lượt đi về. Sau COVID, giá tăng lên từ 9- 9,5 triệu VND/lượt đi về. Thời điểm này lên tới 10,5- 11 triệu VND/lượt đi về. Như vậy, chỉ riêng vận tải du lịch tăng lên từ: 30- 35%.

Du khách nước ngoài tham quan tại Việt Nam.

Du khách nước ngoài tham quan tại Việt Nam.

Theo ông Tuyên, không chỉ giá vận tải tăng, suất ăn của khách cũng tăng theo. Cụ thể, trước đây bình dân của khách du lịch từ 150.000- 170.000 VND/người/bữa đầy đủ món ngon. Nhưng đến thời điểm này, mỗi suất ăn đã lên mức giá mới 200.000- 220.000 VND/suất.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ngoài ra, gánh nặng lớn với doanh nghiệp lữ hành là vé máy bay tăng. Theo khảo sát, giá vé chặng nội địa tăng 2,5- 4 triệu đồng/khứ hồi chưa kể ngày cao điểm. Hàng loạt các dịch vụ lưu trú khác như: giặt là tăng từ 20- 25%, kem đánh răng, sữa tắm… tăng 10% khiến giá khách sạn tăng lên.

“Trước đây, các doanh nghiệp lữ hành ký hợp đồng khách sạn theo năm nhưng giờ phía khách sạn chỉ dám ký hợp đồng tháng vì không biết giá cả có tăng nữa hay không”, ông Tuyên nói.

Một giám đốc doanh nghiệp lữ hành ngậm ngùi chia sẻ: “Trước đây, tua đi 3 đêm 4 ngày tại Phú Quốc chỉ khoảng 6- 7 triệu đồng/người thì nay tăng lên 9- 10 triệu đồng/người. Hay như tua Cát Bà giá tăng từ 2,5 triệu đồng lên 3,5 triệu đồng chưa kể giá vé tham quan cũng tăng thêm…Tăng giá tua lên vậy nhưng doanh nghiệp không có lãi vì nhiều chi phí phát sinh khác”.

Vị này cho biết thêm, hiện nay để cạnh tranh khách nội địa, doanh nghiệp lữ hành chỉ lãi khoảng 5- 7% thay vì 10% như trước đây. “Một đoàn 50 khách đi Cát Bà doanh nghiệp mới lãi được vài triệu đồng nếu đầu xuôi đuôi lọt. Mặc dù lỗ nhưng vẫn làm vì phải giữ chân khách hàng”, vị này nói.

Doanh nghiệp xoay xở thế nào?

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong tháng 5 và tháng 6/2022 lượng khách nội địa lần lượt đạt 12 triệu và 12,2 triệu lượt. Đây là lượng khách nội địa trong một tháng cao nhất tại Việt Nam những năm gần đây. Nhờ đó, lượng khách du lịch nội địa 6 tháng đầu năm 2022 đạt 60,8 triệu lượt (gấp gần 1,4 lần cùng kỳ năm 2019), trong đó có khoảng 8,3 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 265.000 tỷ VND.

Giá xăng tăng đưa ngành du lịch vào thế khó.

Giá xăng tăng đưa ngành du lịch vào thế khó.

Ông Vũ Tuyên, Phó Chủ tịch Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam cho hay, sau khi mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3, các doanh nghiệp du lịch đều đưa ra chiến lược, dòng sản phẩm riêng để thu hút khách. Với công nghệ 4.0, doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng dễ hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần sự hợp tác của cơ quan quản lý, đặc biệt là các Sở quản lý du lịch để làm sao dọn sạch những yếu tố không trung thực, những doanh nghiệp, đại lý hoạt động không đúng với pháp luật.

Để thu hút khách đến với Đà Nẵng, bà Trần Nguyện, Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Sun World cho biết đơn vị này đang nỗ lực đầu tư sản phẩm mới sẽ đem đến cho Đà Nẵng thời gian tới, để Thành phố “đã đẹp còn đẹp hơn, đáng đến còn đáng đến hơn với nhiều trải nghiệm độc đáo”.

Anh Thi - Nguồn: Tien Phong
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES