Giới trẻ các nước Châu Á ăn gì để nhanh “thoát ế” trong ngày lễ Thất tịch?

22/08/2023

Vào ngày lễ Thất tịch, giới trẻ các nước Châu Á có nhiều lựa chọn món ăn thú vị với mong muốn người độc thân sớm gặp được ý trung nhân, còn nếu đã có đôi sẽ bên nhau trọn đời trọn kiếp.

Lễ Thất tịch được xem là ngày lễ tình yêu theo văn hóa phương Đông còn gọi với tên khác là Tết Ngâu, ngày Ông Ngâu Bà Ngâu hoặc ngày Valentine Đông Á theo người phương Tây. Lễ Thất tịch thường được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm do bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản. Tương truyền rằng, Ngưu Lang Chức Nữ đã nên duyên vợ chồng nhưng không được ở cạnh nhau, họ chỉ được phép gặp nhau mỗi năm một lần bên cầu Ô Thước vào ngày Thất tịch.

Từ đó, mọi người bắt đầu xem lễ thất tịch như ngày tình nhân để cầu duyên·cho chuyện tình cảm của mình. Những năm gần đây, ngày lễ này được nhiều bạn trẻ quan tâm và hưởng ứng nồng nhiệt. Hãy cùng Travellive ghé thăm các nước Châu Á xem các bạn trẻ sẽ lựa chọn món ăn gì để nhanh “thoát ế” trong ngày Thất tịch.

Chè đậu đỏ (Việt Nam)

Khi tìm kiếm “ngày Thất tịch ăn gì” thì chè đậu đỏ sẽ là kết quả được hiển thị ra đầu tiên. Hương vị ngọt thanh của cốt chè kết hợp với vị béo bùi của đậu đỏ chắc chắn là một món ăn không thể bỏ qua vào ngày lễ Thất tịch. Ngoài cách chế biến thông thường, chè đậu đỏ còn có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác như sữa tươi, hạt sen, bánh lọt, sương sáo… để đa dạng hương vị hơn. Vào ngày Thất tịch hàng năm, nhiều quán chè trở nên đắt khách và thường xuyên trong tình trạng “cháy hàng” do sức hút của chè đậu đỏ.

Trong quan niệm cổ xưa của phương Đông, đậu đỏ được xem như biểu tượng của may mắn do sở hữu màu sắc tự nhiên, thể hiện điềm tốt lành và thịnh vượng. Vì vậy, giới trẻ bắt đầu rỉ tai nhau nếu ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ nhanh chóng tìm được người yêu hoặc với những người đang yêu nhau thì tình cảm sẽ càng thêm khắng khít và gắn bó trọn đời.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Giới trẻ rỉ tai nhau nếu ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ nhanh chóng tìm được người yêu hoặc với những người đang yêu nhau thì tình cảm sẽ càng thêm khắng khít và gắn bó trọn đời.

Giới trẻ rỉ tai nhau nếu ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ nhanh chóng tìm được người yêu hoặc với những người đang yêu nhau thì tình cảm sẽ càng thêm khắng khít và gắn bó trọn đời.

Bánh xảo quả (Trung Quốc)

Bánh xảo quả mới chính là món ăn đặc trưng nhất vào ngày Thất tịch ở Trung Quốc chứ không phải đậu đỏ như nhiều người lầm tưởng. Món bánh này được làm từ nguyên liệu gồm bột mì, vừng, đường và mật ong nặn trong khuôn gỗ rồi mang nướng. Bánh xảo quả có vị giòn, ngọt đặc trưng và mùi rất thơm.

Đặc biệt, bánh xảo quả còn mang ý nghĩa mối lương duyên bền chặt. Một số vùng ở Trung Quốc dùng sợi chỉ đỏ, xâu bánh xảo quả thành những chiếc vòng và đeo lên cổ các em bé để cầu mong bé được bình an. Ngoài ra, khuôn bánh xảo quả cũng được khắc lên những hoa văn sinh động như con dơi (đồng âm với từ phúc), con cá (đồng âm với dư dả, sung túc), hạt sen (đồng âm với con đàn cháu đống)... Ngày xưa, người Thượng Hải lưu truyền một phong tục là phụ nữ mới kết hôn sẽ mang bánh xảo quả sang cho nhà chồng, món này được biết đến như một món ăn cầu duyên rất đặc trưng.

Bánh xảo quả mới chính là món ăn đặc trưng nhất vào ngày Thất tịch ở Trung Quốc.

Bánh xảo quả mới chính là món ăn đặc trưng nhất vào ngày Thất tịch ở Trung Quốc.

Mì somen (Nhật Bản)

Tại Nhật, ngày Thất tịch thường được tổ chức từ tối ngày mùng 6 và kết thúc vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Ngày này còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “Tanabata”.

Nhiều địa phương tại Nhật, người dân có truyền thống ăn somen trong ngày Thất tịch do quan niệm sợi mì somen dài mảnh hệt như những sợi tơ mà nàng Tanabata-tsume đã dệt trong thời gian chờ đợi gặp lại chàng Hikoboshi.

Một truyền thuyết khác lại cho rằng, nguồn gốc món mì somen trong ngày Thất tịch bắt nguồn từ những nghi lễ và phong tục của Hoàng gia. Theo đó, giới hoàng tộc có nghi lễ dùng bánh Sakubi - tức mì Somen ngày nay giúp xua đuổi bệnh tật cũng như đem lại sức khỏe, may mắn cho những người trong gia tộc.

Người dân có truyền thống ăn somen trong ngày Thất tịch do quan niệm sợi mì somen dài mảnh hệt như những sợi tơ mà nàng Tanabata-tsume đã dệt trong thời gian chờ đợi gặp lại chàng Hikoboshi.

Người dân có truyền thống ăn somen trong ngày Thất tịch do quan niệm sợi mì somen dài mảnh hệt như những sợi tơ mà nàng Tanabata-tsume đã dệt trong thời gian chờ đợi gặp lại chàng Hikoboshi.

Bánh gạo hấp (Hàn Quốc)

Ngày Thất tịch Hàn Quốc thường được gọi là lễ Chilseok. Khác với ý nghĩa của ngày ngày Thất tịch tại Trung Quốc, Chilseok được tổ chức vào khoảng thời gian giao mùa khi thời tiết nóng nực đi qua và mùa mưa kéo đến. Đây không chỉ đơn thuần là một ngày lễ mà còn ẩn chứa ước mong về sự ấm no, hạnh phúc của người dân. Lời cảm tạ trời đất được mọi người thể hiện thông qua những món ăn truyền thống. Hương vị lúa mì vào thời gian này cũng đạt đến độ tuyệt nhất nên nhiều món ăn đã được chế biến từ nguyên liệu này.

Được chế biến đơn giản từ bột gạo và đậu đỏ nhằm giữ lại những gì tinh túy nhất của nguyên liệu, bánh gạo hấp trở thành một trong những món ăn đại diện cho xứ Hàn. Màu sắc của đậu đỏ cũng tượng trưng cho sự may mắn và đủ đầy. Mỗi hương vị được tạo ra trong lễ Chilseok đều khiến chúng ta phải cảm thán về sự phong phú, đa dạng của văn hoá Hàn Quốc.

Được chế biến đơn giản từ bột gạo và đậu đỏ nhằm giữ lại những gì tinh túy nhất của nguyên liệu, bánh gạo hấp trở thành một trong những món ăn đại diện cho xứ Hàn.

Được chế biến đơn giản từ bột gạo và đậu đỏ nhằm giữ lại những gì tinh túy nhất của nguyên liệu, bánh gạo hấp trở thành một trong những món ăn đại diện cho xứ Hàn.

Phương Mai - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES