Hà Nội tháng Tư: Một buổi sáng thức dậy cùng lịch sử

28/04/2025

Sáng ngày 27/4/2025, tại cafe Phố Hàng, thời gian dường như ngừng trôi. Những bước chân chậm rãi giữa không gian nhuốm màu hoài niệm, tiếng trò chuyện rì rầm dưới ánh đèn vàng ấm áp, và hương trà thơm ngan ngát đưa người ta trở về một buổi sáng lịch sử của Hà Nội: ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ngay từ ngoài cửa, lá cờ Giải phóng mặt trận Tổ quốc miền Nam bay phấp phới trong gió. Bên trong quán, từng góc nhỏ đều nhuốm đậm dấu ấn thời kỳ lịch sử: những tấm ảnh cũ, những chiếc đài ra-đi-ô, sổ tay ghi chép, những bức thư tay ngả màu, những tấm áp-phích cổ động ngày toàn thắng... Không gian ấy như một lời nhắc dịu dàng: Hà Nội năm xưa vẫn ở đây, sống động trong từng chi tiết.

Sự kiện được chia làm ba phần, dẫn dắt người tham dự theo dòng cảm xúc liền mạch. Mở đầu, một đoạn phim tài liệu quý giá về chiến thắng 30/4 được trình chiếu. Những thước phim quý giá hiện lên, đen trắng xen lẫn một chút màu nhưng vẫn rực sáng trong tim người xem: hình ảnh cánh cổng Dinh Độc Lập bị xe tăng húc đổ, hình ảnh những người lính giải phóng nở nụ cười hiền hậu, hình ảnh những đoàn người Sài Gòn đổ ra đường, reo hò, vẫy cờ chào đón tự do... Cả căn phòng như nín lặng, để lắng nghe trái tim hòa cùng nhịp đập của đất nước quay về thời khắc lịch sử ấy.

Ngay từ ngoài cửa, lá cờ Giải phóng mặt trận Tổ quốc miền Nam bay phấp phới trong gió

Ngay từ ngoài cửa, lá cờ Giải phóng mặt trận Tổ quốc miền Nam bay phấp phới trong gió

Sáng ngày 27/4/2025, tại cafe Phố Hàng, thời gian dường như ngừng trôi

Sáng ngày 27/4/2025, tại cafe Phố Hàng, thời gian dường như ngừng trôi

Sau phần phim tư liệu, khán giả lắng nghe ba vị khách mời chia sẻ. Khách mời hôm ấy cũng đặc biệt như chính không gian mà họ đang ngồi. Cô Oanh, người phụ nữ trong chiếc váy đen giản dị, từng phục vụ trong quân đội những năm tháng chiến tranh ác liệt. Trên gương mặt cô không giấu nổi ánh mắt tự hào. Cô ngồi đó, nhẹ nhàng kể về những tháng ngày hành quân, những đêm thao thức giữa chiến hào, những buổi sáng thức dậy với tiếng súng nổ rền vang mà lòng vẫn vững vàng tin vào ngày toàn thắng.

Empty
Empty
Trong ảnh là cô Oanh (váy đen) và anh Đức Anh (áo trắng)

Trong ảnh là cô Oanh (váy đen) và anh Đức Anh (áo trắng)

Bên cạnh cô là anh Đức Anh, nhà nghiên cứu lịch sử Hà Nội và miền Nam. Anh mang đến sự kiện những tài liệu quý hiếm - những trang giấy đã ngả màu thời gian, mỏng manh nhưng chứa đựng sức mạnh của cả một dân tộc. Khi anh giơ lên bản Hiệp định Paris 1973, cả căn phòng như lặng đi. Trên tờ giấy cũ kỹ ấy, từng con chữ vẫn rõ ràng, rắn rỏi như ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Anh chia sẻ: "Những văn kiện này cực kỳ quý hiếm, mỗi bản đều chỉ có một bản duy nhất. Việc bảo quản nó cũng đã rất khó, vì đây chỉ là giấy, rất dễ mục nát theo thời gian. Nhưng việc bảo tồn những tài liệu này cực kỳ quan trọng, vì nó là một chứng nhân, một dấu mốc không thể thay thế trong lịch sử dân tộc Việt Nam". Mỗi lời anh nói, mỗi hiện vật anh đưa ra, đều khiến căn phòng lặng đi trong sự trân trọng. Người ta không chỉ nhìn thấy những văn bản lịch sử, mà còn nghe thấy cả nhịp tim thổn thức của những con người đã hy sinh, đã kiên cường để có thể đi tới ngày hòa bình.

Empty
Empty

Không khí sự kiện càng lắng đọng khi nghệ nhân Phạm Hà Linh xuất hiện. Trong bộ áo dài xanh tím truyền thống, đầu đội khăn xếp, tay cầm bút lông, anh như mang theo hồn cốt của cả một thời đại. Những nét chữ mạnh mẽ, uyển chuyển hiện ra trên trang giấy trắng, thổi bùng ký ức về những buổi viết thư pháp nơi Văn Miếu xưa. Bằng sự điêu luyện và lòng nhiệt thành, Hà Linh hướng dẫn từng vị khách cầm bút, dạy họ cách rót hồn mình vào từng nét chữ. Mỗi đường bút là một lời tri ân gửi tới thế hệ cha ông.

Empty
Empty
Những nét chữ mạnh mẽ, uyển chuyển hiện ra trên trang giấy trắng, thổi bùng ký ức về những buổi viết thư pháp nơi Văn Miếu xưa

Những nét chữ mạnh mẽ, uyển chuyển hiện ra trên trang giấy trắng, thổi bùng ký ức về những buổi viết thư pháp nơi Văn Miếu xưa

Không chỉ những vị khách lớn tuổi, mà rất đông bạn trẻ cũng có mặt sáng hôm ấy. Những mái đầu bạc và những mái đầu xanh cùng ngồi bên nhau, cùng lắng nghe, cùng nở những nụ cười rạng rỡ. Người ta có thể cảm nhận được nhịp đập sôi sục của một Hà Nội rạng rỡ trong ngày toàn thắng. Một Hà Nội giản dị mà hào sảng. Một Hà Nội biết hy sinh, biết đau thương, nhưng cũng biết cách reo hò, biết vỡ òa trong niềm vui trọn vẹn nhất. Ngồi giữa không gian ấy, thật dễ để tưởng tượng ra buổi sáng lịch sử ngày 30/4/1975.

Từ những căn nhà nhỏ nép mình trong ngõ phố, từ những con đường lát gạch cũ kỹ, người dân đổ ra đường, mang theo lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Những tiếng loa vang lên từ mỗi góc phố, truyền tin chiến thắng như ngọn lửa bùng cháy trong tim mỗi người. Những người lính giải phóng đội mũ cối, khoác ba lô, mỉm cười giữa những vòng tay chào đón của nhân dân. Những cụ già, những em bé, những người mẹ, người cha... Tất cả như vỡ òa trong niềm hạnh phúc mà bao năm đợi chờ, đánh đổi bằng nước mắt và máu xương. Và ngày hôm đó, tại cafe Phố Hàng, tinh thần ấy lại được thắp lên - nguyên vẹn, trong sáng và xúc động như năm nào.

Empty
Empty
Empty
Sự kiện thu hút nhiều du khách đến tham dự ở mọi lứa tuổi

Sự kiện thu hút nhiều du khách đến tham dự ở mọi lứa tuổi

Giữa không gian ấy, những tiếng trò chuyện râm ran, những ánh mắt háo hức của các bạn trẻ làm bầu không khí ấm lên. Một nhóm sinh viên hào hứng chia sẻ: "Bọn em thường xuyên tìm hiểu thông tin trên mạng. May mắn là biết đến sự kiện nên đến tham dự, để được lắng nghe những chia sẻ thực tế về lịch sử Việt Nam, chứ không chỉ qua sách vở".

Bên cạnh đó, những "mái đầu bạc" cũng không giấu nổi niềm vui. Một bác cao tuổi cười hiền, xúc động nói: "Các cô bác ở đây cảm thấy rất vui khi thế hệ trẻ các cháu quan tâm và lắng nghe lịch sử. Để diễn tả, thì bác chắc cũng không còn gì để nói nữa, vì các bạn trẻ cháu để nói hết rồi, và nói quá hay" - (bác cười).

Mỗi câu chuyện của cô Oanh, mỗi trang tài liệu của anh Đức Anh mang đến, mỗi nét chữ của nghệ nhân Hà Linh nắn nót đều là cây cầu của hai đầu quá khứ với hiện tại. Mỗi người tham dự sự kiện ấy, dù trẻ hay già, đều như được sống lại thời khắc thiêng liêng nhất trong lịch sử nước nhà.

Empty

Những ngày này, cafe Phố Hàng cũng trang trí những đồ vật gắn liền với ngày toàn thắng: cờ giải phóng, sổ ghi chiến công, bức ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, những tấm bưu thiếp in hình đoàn quân giải phóng... Một góc nhỏ còn trưng bày những tờ báo cũ, những bản tin ngắn gọn mà dứt khoát về ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Không khí trên các con phố quanh khu vực sự kiện cũng rộn ràng hơn thường lệ. Cờ đỏ sao vàng được treo khắp các mái hiên, cửa sổ, sạp hàng. Những khu chợ nhỏ, những con phố rêu phong bỗng bừng sáng bởi sắc đỏ yêu thương.

Khi buổi sáng khép lại, những bàn tay bắt chặt hơn, những ánh mắt trao nhau ấm áp hơn. Người ra về mang theo trong lòng một chút bồi hồi, một chút tự hào, một chút trách nhiệm: trách nhiệm gìn giữ ký ức ấy, ngọn lửa ấy, và truyền lại cho thế hệ mai sau. Bởi lịch sử, rốt cuộc, không chỉ là chuyện của ngày hôm qua. Lịch sử sống động trong từng hơi thở, từng nhịp đập, từng lựa chọn mỗi ngày của những người con đất Việt.

Empty
Empty
Một số hình ảnh tại cafe Phố Hàng

Một số hình ảnh tại cafe Phố Hàng

Bài và ảnh: Gia Huy
RELATED ARTICLES