Halloween về, khám phá ngay 5 thị trấn "ma ám" nổi tiếng nhất thế giới

26/10/2023

Có thị trấn bị bỏ hoang do những cuộc di dân kinh tế, nhưng cũng có nơi do chiến tranh hoặc vì nghèo đói. Dù với bất kì nguyên nhân gì, những thị trấn này đều có một lịch sử, một câu chuyện vô cùng hấp dẫn.

Hầu hết những thị trấn này đều đã từng là những nơi phồn vinh và phát triển, nhưng qua năm tháng cùng với những biến động của lịch sử, những địa danh này dần biến đổi, khoác lên mình vẻ hoang vắng, cô tịch và có chút gì đó vô cùng ghê rợn.

Ngày nay dù vắng đi bóng dáng của con người nhưng những thị trấn này vẫn không ngừng thu hút du khách và cả những nhà làm phim tìm đến để tham quan, lấy bối cảnh và cùng trải nghiệm cảm giác hoang vắng đến ma mị của những "thị trấn ma" nổi tiếng này.

Craco, Ý

Trước đây, Craco là một thị trấn phồn vinh tại Ý nhưng nó đã trở nên hoang vắng do thiên tai thường xuyên xảy ra, bao gồm sạt lở đất, lũ lụt. Dân cư đã phải rời bỏ thị trấn để bảo vệ tính mạng của họ và gia đình.

Sự ra đi liên tục của cư dân đã khiến Craco trở nên hoang vắng. Năm 1980, sau một trận động đất kinh hoàng, những người cuối cùng cũng phải rời khỏi nơi này, khiến Craco trở thành một thị trấn hoàn toàn bỏ hoang.

Mặc dù không còn sự sống của con người, Craco vẫn thu hút nhiều du khách và những nhà làm phim tới thăm, chủ yếu là do sự bí ẩn, ma mị của nó. Thị trấn này đã được sử dụng làm bối cảnh trong nhiều bộ phim và chương trình truyền hình nổi tiếng, bao gồm "Quantum of Solace" và "The Passion of the Christ".

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Mặc dù không còn sự sống của con người, Craco vẫn thu hút nhiều du khách và những nhà làm phim tới tham quan.

Mặc dù không còn sự sống của con người, Craco vẫn thu hút nhiều du khách và những nhà làm phim tới tham quan.

Kayaköy, Thổ Nhĩ Kì

Trước đây, Kayaköy là một thị trấn vô cùng hưng thịnh gồm hơn 2000 người Hi Lạp sinh sống. Tuy nhiên, sau cuộc chiến tranh giữa Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1923, ngôi làng này đã bị bỏ hoang.

Khi chiến tranh kết thúc, tất cả cư dân của thị trấn bị cấm quay lại, đây là kết quả của một quá trình trao đổi dân cư giữa hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, một số ít ngôi nhà trong thị trấn vẫn còn dân sinh sống, nhưng hầu hết đã bị bỏ hoang. Thỉnh thoảng, chỉ có du khách hoặc người bán dạo xuất hiện trong khu vực này.

Thị trấn này từng là nơi sinh sống của đông đảo người dân Hi Lạp.

Thị trấn này từng là nơi sinh sống của đông đảo người dân Hi Lạp.

Kolmanskop, Namibia

Vào thập niên những năm 1900 sau khi một công nhân người Đức tìm thấy kim cương tại khu vực này thì Kolmanskop bỗng chốc liền trở thành một thị trấn sầm uất và nhộn nhịp nhất ở Namibia.

Tại đây, mọi thứ từ bệnh viện, trạm xăng, phòng khiêu vũ, nhà máy sản xuất nước đá, trường học, sòng bạc, đến hội trường thể thao đều có mặt. Tuy nhiên, khi nguồn kim cương dần khan hiếm và một mỏ kim cương khác lớn hơn nằm ở một nơi cách xa thị trấn được phát hiện, Kayaköy liền bị bỏ hoang.

Ngày nay, nhiều du khách và nhiếp ảnh gia thường xuyên tìm đến nơi đây trải nghiệm cảm giác rợn người khi đứng giữa "thị trấn ma quái" này.

Thị trấn này từng là một mỏ kim cương lớn.

Thị trấn này từng là một mỏ kim cương lớn.

Tianducheng, Trung Quốc

Nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đã chứng kiến một trào lưu xây dựng các khu đô thị giống như các địa danh nổi tiếng trên thế giới. Một trong những ví dụ nổi bật là Tianducheng, được mệnh danh là "Paris thu nhỏ" nằm tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.

Mặc dù được xây dựng giống y như thật nhưng lại không có nhiều người mặn mà với cuộc sống ở đây. Trong khi cả khu đô thị có thể chứa đến 100.000 người nhưng chỉ có khoảng 2.000 căn hộ có người sinh sống. Nhìn tổng thể cả khu đô thị như một "thị trấn ma" thỉnh thoảng mới thấy được bóng người.

Tianducheng được mệnh danh là

Tianducheng được mệnh danh là "Paris thu nhỏ" của Trung Quốc.

Oradour-Sur-Glane, Pháp

Vào tháng 6 năm 1944, phe phát xít Đức tiến hành cuộc tấn công đẫm máu vào ngôi làng Oradour-sur-Glane ở Pháp, nhằm trả thù và trấn áp vì cho rằng ngôi làng này ủng hộ Phong trào kháng chiến của Pháp. Trong cuộc tấn công này, khoảng 642 dân làng, bao gồm phụ nữ và trẻ em đã bị thảm sát. Toàn bộ ngôi làng bị tiêu diệt trong biển lửa.

Năm 1958, một thị trấn mới đã được xây dựng gần ngôi làng cũ, nhưng không ai dám đặt chân đến nơi đó vì tàn tích của ngôi làng cũ vẫn tồn tại, như một biểu tượng tưởng niệm cho những nạn nhân của thảm sát. Nhiều người cho biết họ đã từng trải nghiệm những hiện tượng kỳ lạ, thấy những linh hồn lang thang quanh ngôi làng vào ban đêm.

Không ai dám đặt chân đến nơi đó vì tàn tích của ngôi làng cũ vẫn tồn tại, như một biểu tượng tưởng niệm cho những nạn nhân của thảm sát.

Không ai dám đặt chân đến nơi đó vì tàn tích của ngôi làng cũ vẫn tồn tại, như một biểu tượng tưởng niệm cho những nạn nhân của thảm sát.

Hà Mai Trinh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES