Hàn Quốc di dời báu vật quốc gia và cổ vật văn hóa do cháy rừng lan rộng

27/03/2025

Trước tình hình cháy rừng nghiêm trọng ở khu vực đông nam Hàn Quốc, nhiều báu vật quốc gia và cổ vật văn hóa đã được khẩn trương di dời đến nơi an toàn nhằm bảo vệ khỏi nguy cơ hỏa hoạn.

Theo Cơ quan Di sản Văn hóa Hàn Quốc, tính đến 9 giờ sáng ngày 26/3, 15 hiện vật lịch sử, bao gồm các bản khắc gỗ và tranh Phật, đã được chuyển khỏi các ngôi chùa quan trọng như chùa Bongjeong ở Andong và chùa Buseok ở Yeongju, thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang, trước diễn biến nghiêm trọng của vụ cháy rừng kéo dài suốt một tuần qua.

Bài liên quan
Empty
Hàn Quốc đang đối mặt với thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử

Hàn Quốc đang đối mặt với thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử

Những ngôi chùa này thuộc danh sách bảy tu viện Phật giáo được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới theo hạng mục "Sansa - Các tu viện Phật giáo trên núi ở Hàn Quốc".

Trong số 15 hiện vật được di dời, có 10 báu vật quốc gia, đáng chú ý là bức tượng Phật đá ngồi từ chùa Goun ở huyện Uiseong - ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Ngoài ra, năm hiện vật di sản văn hóa hữu hình khác cũng được đưa đến nơi bảo quản an toàn.

Chùa Goun được xây dựng cách đây hơn 1.000 năm dưới triều đại Silla (57 TCN - 935 SCN), đã bị ngọn lửa thiêu rụi vào khoảng 16h50 (giờ địa phương), ngày 25/3

Chùa Goun được xây dựng cách đây hơn 1.000 năm dưới triều đại Silla (57 TCN - 935 SCN), đã bị ngọn lửa thiêu rụi vào khoảng 16h50 (giờ địa phương), ngày 25/3

Cơ quan này cũng ghi nhận tám trường hợp di sản bị hư hại do cháy rừng, song vẫn cần có một đánh giá chi tiết hơn. Trong đó, Yeongsu Hall và Gaunru Pavilion tại chùa Goun đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Ngôi chùa có tổng cộng 30 công trình kiến trúc, nhưng chỉ có chín trong số đó thoát khỏi ngọn lửa.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tính đến 5 giờ chiều ngày 26/3, đã có 15 di sản quốc gia bị hư hại, trong đó có 11 di sản cấp quốc gia và bốn di sản cấp thành phố hoặc tỉnh. Những hiện vật bị ảnh hưởng chủ yếu tập trung ở các khu vực Uiseong, Andong và Cheongsong - nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất từ vụ cháy.

Tính đến 5 giờ chiều ngày 26/3, đã có 15 di sản quốc gia bị hư hại, trong đó có 11 di sản cấp quốc gia và bốn di sản cấp thành phố hoặc tỉnh

Tính đến 5 giờ chiều ngày 26/3, đã có 15 di sản quốc gia bị hư hại, trong đó có 11 di sản cấp quốc gia và bốn di sản cấp thành phố hoặc tỉnh

Để giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn, cơ quan chức năng đã phủ bạt chống cháy lên một số công trình quan trọng, bao gồm Geungnakjeon trong chùa Bongjeong - được cho là tòa nhà gỗ lâu đời nhất tại Hàn Quốc.

Ngoài ra, hai địa điểm UNESCO quan trọng là Làng Hahoe và Byeongsan Seowon (cùng thuộc thành phố Andong) cũng đang được theo dõi chặt chẽ, do đám cháy đang tiến gần khu vực này.

Các quan chức bọc bức tượng Phật bằng chăn chống cháy để bảo vệ khỏi đám cháy tại chùa Goun (Uiseong)

Các quan chức bọc bức tượng Phật bằng chăn chống cháy để bảo vệ khỏi đám cháy tại chùa Goun (Uiseong)

Cháy rừng bắt đầu từ ngày 21/3 tại tỉnh Nam Gyeongsang và lan rộng do gió mạnh cùng thời tiết khô hanh. Theo thông tin mới nhất, ít nhất 27 người đã thiệt mạng, trong đó có một số nhân viên cứu hỏa và cư dân địa phương. Khoảng 37.000 người phải sơ tán, với hơn 16.700 người vẫn đang ở trong các trung tâm tạm trú. Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia và huy động lực lượng cứu hỏa cùng nhiều trực thăng để kiểm soát tình hình.

Đây là thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Mặc dù nhiều di sản đã bị hư hại, các chuyên gia và chính quyền vẫn đang nỗ lực bảo vệ những công trình còn lại, đồng thời đánh giá mức độ thiệt hại để lên kế hoạch phục hồi sau khi đám cháy được dập tắt.

Tính đến chiều ngày 27/3, đã có ít nhất 27 người thiệt mạng trong vụ cháy

Tính đến chiều ngày 27/3, đã có ít nhất 27 người thiệt mạng trong vụ cháy

Uông Long - Nguồn: Yonhap News Agency
RELATED ARTICLES