Hành trình nhân sinh từ “Phá địa ngục” đưa điện ảnh Hồng Kông trở về thời hoàng kim

10/02/2025

"Phá địa ngục" không chỉ là một bộ phim, đó là một "hiện tượng" điện ảnh, một "cơn địa chấn" màn ảnh rộng, làm rung chuyển phòng vé Hồng Kông và xô đổ hàng loạt kỷ lục. Không chỉ "làm mưa làm gió" tại phòng vé Hồng Kông, "Phá địa ngục" còn vượt mặt "Cửu Long Thành Trại: Vây thành" để trở thành bộ phim nội địa có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại xứ Cảng Thơm.

"Phá địa ngục" không chỉ đơn thuần là một bộ phim giải trí, mà đó là một tác phẩm điện ảnh chạm đến trái tim khán giả bằng những tình tiết đời thường dung dị nhưng sâu sắc. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc sống mưu sinh của những con người bình dị trong xã hội. Mỗi người đều phải nỗ lực làm việc để kiếm sống, nhưng đồng thời, họ cũng sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên một cộng đồng đoàn kết và yêu thương.

Bài liên quan

Phim đưa ra thông điệp thay đổi những chấp niệm lỗi thời, việc xoa dịu nỗi đau cho người ở lại quan trọng không kém chuyện tiễn đưa những linh hồn qua thế giới bên kia.

Hoàng kim mới của điện ảnh Hồng Kông

Nhân vật Đạo Sanh (Huỳnh Tử Hoa đóng) làm nghề tổ chức tiệc cưới song lụn bại do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Bất đắc dĩ anh phải chuyển qua làm dịch vụ tang lễ. Nói vui là “kiếm sống từ người sống không được thì chuyển sang người chết âu cũng chuyện thường tình”.

Đạo Sanh được sư phụ Văn (Hứa Quán Văn đóng) - một đạo sĩ tang lễ nghiêm cẩn và rất nguyên tắc trong công việc cho tiếp xúc và học hỏi những khâu nghi lễ từ vệ sinh tử thi cho đến hình thức cầu siêu tâm linh “Phá địa ngục” với tương truyền dân gian là nhằm giúp người qua đời được siêu thoát lên cõi tiên.

Đạo sĩ Văn có anh con trai duy nhất là Quách Bân (Chu Pak-hong đóng) và con gái Văn Nguyệt (Michelle Wai đóng). Thế nhưng do Bân cưới người vợ theo đạo Công giáo nên không được cha ưng thuận chuyện chính danh nối nghiệp. Còn Đạo Sanh lại nhờ sự giúp đỡ Bân để giỏi nghề tang lễ hơn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Bộ phim mượn cái chết để kể chuyện người đang sống

Bộ phim mượn cái chết để kể chuyện người đang sống

Cao trào kịch tính và xúc động ở cuối phim, khi sư phụ Văn tuổi cao sức yếu qua đời, Đạo Sanh dám đề nghị hai con ruột của ông là Bân và Văn Nguyệt trực tiếp thực hiện nghi thức “Phá địa ngục” cho cha họ. Điều này vấp phải sự phản đối kịch liệt của các đạo sĩ khác cũng như nhiều người dự tang lễ vốn sẵn định kiến trọng nam kinh nữ, xưa nay chưa bao giờ chấp nhận chuyện cho nữ giới được quyền làm nghi lễ cầu siêu “Phá địa ngục”.

Văn Nguyệt ít nói, song cô là người theo những chuyến xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Cô thực hiện sứ mệnh góp phần cứu người bằng sự tận tâm, song không mấy khi được người cha khó tính ra mặt trân trọng chỉ vì cô là phái yếu. Chỉ đến khi ông Văn qua đời, cô mới thấu hiểu tình cảm cha dành cho mình và biết cái tên của cô mang ý nghĩa “báu vật” đối với cha.

Tất cả để khắc họa một Hồng Kông thời hiện đại, nơi tiếng vang lớn nhất là mâu thuẫn thế hệ gay gắt và đổi thay âm thầm mang tính sát thương

Tất cả để khắc họa một Hồng Kông thời hiện đại, nơi tiếng vang lớn nhất là mâu thuẫn thế hệ gay gắt và đổi thay âm thầm mang tính sát thương

Từ chỗ đến với nghề mai táng chỉ để kiếm tiền, Đạo Sanh dần thay đổi tâm tính theo chiều hướng tích cực hơn. Anh tận tâm hơn với công việc “nghĩa tử là nghĩa tận”, tấm lòng sẻ chia nỗi mất mát với các gia quyến, sẵn lòng giúp tang gia và người đã khuất theo cách ổn thoả nhất, cho dù đôi khi phải làm khác đi những hủ tục, nguyên tắc thông thường.

Trong một nền kinh tế bất ổn, chỉ có cái chết là chắc chắn

Trong một nền kinh tế bất ổn, chỉ có cái chết là chắc chắn

Giữa môi trường làm việc đặc biệt thấm đẫm nước mắt giữa người ra đi và kẻ ở lại trần thế, Đạo Sanh ngộ ra những tục lệ huyền bí lỗi thời cần được thay đổi sao cho vừa giữ nét tín ngưỡng và văn hoá truyền thống, vừa cân bằng, linh hoạt phù hợp với thời đại. Nếu không những lễ nghi huyền bí chỉ là sự mê tín dị đoan chứ không nhiều ý nghĩa tôn kính, tưởng nhớ người đã khuất.

Phá Địa Ngục sau đó dẫn dắt người xem vào những đám tang, những cái chết và tín ngưỡng của con người nơi đây

Phá Địa Ngục sau đó dẫn dắt người xem vào những đám tang, những cái chết và tín ngưỡng của con người nơi đây

Câu chuyện nhân sinh thấm thía

Khai thác triệt để chất liệu độc đáo nhất màn ảnh rộng Hong Kong, đạo diễn Anselm Chan đã để lại cho khán giả một sự ngẫm nghĩ về quy luật tự nhiên sinh – lão – bệnh – tử xảy ra trong đời. Khởi đầu phim chậm rãi kể câu chuyện của các số phận khác nhau, từ đó phản ánh góc nhìn đa chiều về những vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện đại như trọng nam khinh nữ, áp lực nam giới, tình yêu, tình cảm gia đình. Đến nửa cuối bộ phim, những phân cảnh đắt giá lần lượt xuất hiện như ngọn lửa được thổi bùng lên vô cùng rực rỡ cuối mỗi nghi thức phá ngục cứu vong.

Phim mang đến thông điệp: hãy tận hưởng cuộc đời này một cách bao dung, lạc quan vì sống chết vô thường không ai biết trước được ngày mai

Phim mang đến thông điệp: hãy tận hưởng cuộc đời này một cách bao dung, lạc quan vì sống chết vô thường không ai biết trước được ngày mai

"Người chết đã an bài", đó là một chân lý không thể thay đổi. Nhưng "những người còn sống" thì sao? Họ phải tiếp tục sống, phải đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc đời. "Phá Địa Ngục" đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về ý chí kiên cường, về tinh thần lạc quan và về khát vọng sống đẹp của con người.

Như lời tự sự của Đạo Sanh ở cuối phim: "Trên chuyến xe buýt cuộc đời, chúng ta hãy sống vui vì ghé được thế gian này không dễ dàng, thay vì lo lắng hãy tận hưởng và sống đời nhiều màu sắc". Cuộc đời là một hành trình đầy chông gai, nhưng cũng đầy những điều tươi đẹp. Thay vì lo lắng, sợ hãi, hãy tận hưởng từng khoảnh khắc, hãy sống hết mình cho những đam mê, ước mơ của mình.

Dù phim chỉ xoay quanh đa số là những đám tang, thấm đẫm chuyện buồn của bao số phận nhưng ánh sáng vẫn lóe lên ở đoạn cuối khi tình phụ tử, tình thầy trò đã vượt qua nghịch cảnh để tỏa sáng

Dù phim chỉ xoay quanh đa số là những đám tang, thấm đẫm chuyện buồn của bao số phận nhưng ánh sáng vẫn lóe lên ở đoạn cuối khi tình phụ tử, tình thầy trò đã vượt qua nghịch cảnh để tỏa sáng

Mỗi người trong chúng ta đều là "báu vật" - như cách đạo sĩ Văn đặt tên cho cô con gái Văn Nguyệt của ông. Mỗi người đều có một giá trị riêng, một vai trò riêng trong cuộc đời này. Hãy trân trọng bản thân mình, hãy yêu thương những người xung quanh, hãy sống một cuộc đời ý nghĩa và đáng nhớ.

Ngoài những tình huống hài hước nhẹ nhàng và duyên dáng mang đậm dấu ấn TVB, phim cũng là tập hợp của một chuỗi những câu chuyện mang nhiều lớp lang sâu sắc và thấm thía, dễ lấy đi nước mắt của khán giả. Những yếu tố văn hóa đặc sắc và diễn xuất ấn tượng của những tên tuổi lão làng của nền điện ảnh Hong Kong như Hứa Quán Văn, Huỳnh Tử Hoa và Vệ Thi Nhã, “Phá địa ngục” không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn là một hành trình cảm động về sự sống, cái chết và niềm tin.

Phá địa ngục không chỉ là tác phẩm giải trí mà còn là một hành trình cảm động về sự sống, cái chết và niềm tin

Phá địa ngục không chỉ là tác phẩm giải trí mà còn là một hành trình cảm động về sự sống, cái chết và niềm tin

"Phá địa ngục" không chỉ là một bộ phim giải trí, đó là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm tinh thần nhân văn, phản ánh những vấn đề xã hội, những trăn trở của con người trong cuộc sống hiện đại. Bộ phim đã chạm đến trái tim của hàng triệu khán giả, khiến họ phải suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống, về giá trị của tình người và về khát vọng tự do.

Sự thành công của "Phá địa ngục" không chỉ là niềm tự hào của điện ảnh Hồng Kông mà còn là nguồn cảm hứng lớn cho các nhà làm phim trẻ. Nó cho thấy rằng, chỉ cần có tài năng, đam mê và sự sáng tạo, chúng ta có thể tạo ra những tác phẩm điện ảnh thực sự giá trị, chinh phục trái tim khán giả và làm nên lịch sử.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES