Nhật ký khám phá Ninh Thuận

13/04/2019

Nhận lời mời của một người em Ninh Thuận, mấy anh em chúng tôi hẹn hò nhau làm chuyến khám phá vùng đất được mệnh danh là khô hạn nhất cả nước. Và nếu bạn vẫn nghĩ những nơi khô hạn thường nhàm chán thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Lâng lâng trên những chuyến tàu đêm

Đợt này mọi người chọn xe lửa làm phương tiện chính cả đi lẫn về. 19 giờ 30 tôi có mặt ở ga Sài Gòn, phía trước ga có bãi giữ xe qua đêm rất tiện cho du khách đi chơi dài ngày. Phải công nhận là ga Sài Gòn khá đẹp và sạch sẽ, bên trong có nhiều dãy ghế cho du khách ngồi đợi tàu, các cửa hàng bán đồ ăn và vật dụng không thiếu thứ gì kể cả thức ăn nhanh.

maxresdefault

Vòng lên phía trên thì gặp hai đứa em trong nhóm đã tới từ trước, vài phút sau thì gần như mọi người đã có mặt đông đủ. Tầm 8 giờ hơn thì ga thông báo du khách có thể lên tàu, mọi người nhanh chóng qua khỏi cửa kiểm soát để đi vào sân ga. Ga Sài Gòn có tới 4 - 5 đường ray, có bảng chỉ dẫn ngay cửa ra vào nên mọi người chú ý đi cho đúng hướng nhé. Tàu của chúng tôi đêm nay là SNT2, tàu du lịch chạy tuyến cố định Sài Gòn – Nha Trang.

20 giờ 30 tàu bắt đầu lăn bánh, nhóm 6 người vừa vặn vào một phòng, mỗi bên 3 giường từ thấp lên cao, giá tiền cũng như vậy, thấp thì đắt nhất và càng cao thì giá càng giảm dần. Trên bàn còn có 6 chai nước suối, vậy cũng tạm được. Ấn tượng của tôi về SNT2 này khá tốt, sạch sẽ, đúng giờ, tàu còn mới, điểm trừ duy nhất và khá hụt hẫng khi anh nhân viên thông báo là tàu này không có căn tin và cũng không có nhân viên đẩy xe bán đồ ăn đêm luôn.

Thôi thì uống nước cầm hơi và "chém gió" vậy. Rôm rả một hồi thì cả nhóm chìm dần vào giấc ngủ, ai cũng tranh thủ chợp mắt tí vì tàu sẽ tới ga Tháp Chàm rất sớm (tầm 4 giờ 30) và nguyên ngày hôm sau sẽ có rất nhiều hoạt động, trải nghiệm.

Empty

Sẵn đang nói về tàu thì chia sẻ tiếp cho các bạn chuyến tàu ngày về luôn, nếu như đang trên đỉnh ở SNT2 thì cảm giác hụt hẫng khi đi về bằng SE5, đây là tàu chạy tuyến Bắc Nam chứ không phải chạy tuyến cố định như tàu du lịch. Không mua được giường nằm nên chọn vé ngồi mềm điều hoà. Ghế thì không thành vấn đề nhưng do mình ngồi ở dãy cuối sát với nhà vệ sinh nên mỗi lần khách ra vô là cái mùi đặc trưng nó xộc thẳng vào mũi. Sau khi lên tàu được một lúc thì mấy anh em rủ nhau xuống căn tin ăn trưa, may quá tàu có khoang căn tin.

Có khoang căn tin nhưng khi tụi mình xuống thì cũng đã đầy khách ngồi, thôi mua tạm cơm hộp về ghế ăn cũng được, mỗi suất cơm là 35k có sườn, đồ xào và thịt bằm. Chiếu theo thang điểm 10 thì hộp cơm này mình đánh giá 6/10, tạm ổn.

Nếu được thì bạn nên book vé tàu du lịch hết nhé, tàu mới, sạch sẽ, đi êm hơn. Mình đánh giá cao sự đúng giờ của SNT2 lẫn SE5, sai lệch chỉ vài phút thôi. Thêm thông tin cho các bạn tham khảo:

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
  • SNT2 Sài Gòn – Nha Trang: Khởi hành 20h30, tới ga Tháp Chàm lúc 4h30; Vé giường nằm tầng 2: 450.000 đồng.
  • SE5 Hà Nội – Sài Gòn: tới ga Tháp Chàm 12h45, về tới SG 18h45, chênh lệch không đáng kể so với thời gian dự kiến; Vé ngồi mềm điều hoà: 256.000 đồng.

thăm đồng cừu an hoà và ghé hồ thành sơn

Empty

4h30 sáng thứ bảy, tàu đến ga Tháp Chàm và anh tài xế đã có mặt để đưa chúng tôi đến địa danh đầu tiên, đó là chợ Nại Dư Khánh. Mấy anh em vừa đi bộ trên trục đường chính vừa ngắm bình minh tuyệt đẹp đang dần hiện lên sau những rặng núi hướng về phía biển. Dọc đường có khá nhiều tàu bè đang chuyển cá lên chợ hoặc cho các thương lái sau chuyến đi biển đêm.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

6h30 bụng đói rồi nên mọi người vào chợ tìm hàng ăn sáng, lác đác cũng có hai ba tiệm đã mở, tôi chọn cho mình món bún chả cá để thưởng thức. Chả cá tươi, dai dai với nước dùng ngọt vừa phải, thêm chút đậu phộng bùi bùi ăn khá lạ miệng. Tô bún được giải quyết trong hai nốt nhạc, tráng miệng thêm cái chả cuốn bự bự nữa thì no căng bụng. Tổng thiệt hại hết 30.000 đồng, quá rẻ.

Empty
Empty
Empty

Sáng hôm nay chúng tôi may mắn được gặp Thành, một người bạn mới rất dễ mến, Thành trở thành hướng dẫn viên của chúng tôi trong hành trình khám phá làng Chăm Phước Nhơn và hiểu hơn về văn hoá, phong tục của đồng bào Chăm nơi đây.

Điểm tiếp theo là đồng cừu An Hoà và hồ Thành Sơn, những địa danh nổi tiếng của Ninh Thuận khi được rất nhiều các bạn trẻ tìm tới để check-in. Tôi thì không quan tâm lắm tới việc đó chỉ biết là mình đang đặt chân vào một trong những hồ thuỷ lợi quan trọng nhất của Ninh Thuận. Các bạn biết đó nước thì ở đâu cũng quý nhưng tại ở một nơi khô hạn bậc nhất nước ta thì nó còn đáng giá như thế nào nữa.

Empty

Cừu là vật nuôi chủ lực của nông nghiệp Ninh Thuận bởi đặc tính chịu khô hạn tốt của nó, phía dưới bờ đập là trang trại nuôi cừu. Tuy nhiên, việc đi du lịch bao giờ cũng gắn liền với chuyện may rủi vì không phải lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy được thứ bạn mong muốn. Thật không may mắn vì cả nhóm không gặp được chú cừu nào ở khu vực này cả.

ĐẾN THĂM LÀNG CHĂM PHƯỚC NHƠN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN THÚ VỊ VỀ VĂN HOÁ CHĂM

Rời hồ Thành Sơn, bạn Thành hướng dẫn nhóm chúng tôi ghé thăm làng Chăm Phước Nhơn. Điểm đến đầu tiên trong làng rất lạ lẫm và gây tò mò với tất cả chúng tôi, đó là nghĩa trang của người Chăm. Nói thêm một chút, trên đường tới nghĩa trang chúng tôi lại may mắn gặp một đoàn cừu có thể lên tới cả trăm con. Không nói nhiều cả đám sà xuống cùng đồng hành với mấy chú cừu luôn.

Empty
Empty

Khi đứng trước nghĩa trang của người Chăm thì cảm giác đầu tiên là không giống nghĩa trang cho lắm vì nếu chiếu theo nghĩa trang của người Việt thì sẽ có rất nhiều bia mộ, nghĩa trang người Chăm thì không. Tới đây bạn không có cảm giác nặng nề hay u ám, có lẽ một phần bởi vì người Chăm không dùng nhang như người Việt, bên trong nghĩa trang còn có cây cối tươi tốt dù Ninh Thuận là nơi khô hạn bậc nhất.

Empty

Thành giải thích cho chúng tôi rằng người Chăm Bà Ni sau khi mất sẽ được chôn cất theo nghi lễ của riêng họ, mỗi gia tộc sẽ có khu mộ riêng và mỗi phần mộ sẽ được đánh dấu bằng một hòn đá, còn hình thù, màu sắc, kích thước như thế nào thì tuỳ thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính của mỗi gia đình, không có sự bắt buộc trong việc này. Còn nữa trong đám tang của người Chăm Bà Ni thì không có khóc thương mà sẽ diễn ra trong không khí vui vẻ vì họ quan niệm rằng còn có cuộc sống sau cái chết, người chết sẽ sống ở cảnh giới khác chứ không hẳn biến mất nên mọi người cần vui vẻ và chúc phúc cho người đã khuất.

Empty
Empty

Tuy nhiên muốn được chôn cất trong nghĩa trang của dòng tộc thì người chết phải chết ngay trong làng của mình, nếu mất ở ngoài làng hoặc ở nơi khác thì sẽ chôn ở ngoài nghĩa trang, 1-2 năm sau đó mới được làm lễ để di chuyển mộ vào bên trong. Với người Chăm Bà Ni, một năm có rất nhiều lễ hội nhưng quan trọng nhất vẫn là lễ hội Ramưwan được tổ chức vào ngày 1/9 Hồi lịch, năm nay dương lịch sẽ là ngày 18/6.

Cùng với ý nghĩa thần phục Thượng đế và tôn vinh vinh danh Allah, những người Chăm Bà Ni thực hành lễ hội Ramưwan còn mang ý nghĩa kế thừa và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa của tín ngưỡng, tôn giáo bản địa cổ Bà-la-môn. Lễ hội Ramưwan là chiếc thang “giao cảm” với Thượng đế và Ông bà tổ tiên trong đời sống tâm linh của mỗi một tín đồ. Đồng thời, là sản phẩm văn hóa và tinh thần được hun đúc từ truyền thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc này, góp phần nâng cao giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa của dân tộc.

Empty

Sau khi rời khu nghĩa trang, chúng tôi ghé thăm thánh đường chăm Bà Ni và thánh đường hồi giáo ở Phước Nhơn để nghe Thành giải thích rõ hơn về những tập tục của người Chăm nơi đây. Chúng tôi phải cảm ơn Thành rất nhiều vì nếu không có bạn ấy, chúng tôi cũng chỉ có thể cưỡi ngựa xem hoa là chính chứ không biết thêm được về cuộc sống và văn hoá của người Chăm, theo tôi là dân tộc có lối sống và suy nghĩ rất tiến bộ trong một vài khía cạnh nào đó.

Empty
Empty

Trên đường trở về nhà Kafin, người bạn Ninh Thuận của chúng tôi, nhóm có ghé qua cánh đồng muối Đầm Vua, lúc chúng tôi đến thì thấy có một số anh, chị đang tiến hành thu hoạch muối, phía sau là những dãy núi đặc trưng của Vườn quốc gia núi Chúa, nơi có loại rừng khô hạn đặc trưng nhất ở Việt Nam.

Empty

Nhật ký hành trình của tôi tạm dừng ở đây, còn muốn tìm hiểu sâu hơn xin mời bạn về Ninh Thuận nha!

Nguyễn Hải Vinh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES