Lạc bước tiên cảnh “đi đến nơi có gió” Vân Nam

23/11/2023

Từng gây sốt khi được lựa chọn là bối cảnh xuất hiện trong bộ phim truyền hình “Đi đến nơi có gió”, vùng đất bình yên Vân Nam (Trung Quốc) trở thành địa điểm bất cứ ai cũng muốn “xách ba lô lên và đi”.

Đầu tháng 11, Bùi Hữu Đức (24 tuổi, sinh sống và làm việc tại Hà Nội) có chuyến đi bằng đường bộ 6 ngày 5 đêm khám phá tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Chia sẻ về nguồn cảm hứng để khởi hành trải nghiệm du lịch của mình, Hữu Đức cho hay: “Mình đam mê khám phá Trung Quốc, trước đây mình đã xem rất nhiều phim được quay ở Vân Nam như Đi đến nơi có gió, Thiên long bát bộ… Đặc biệt, mình muốn chinh phục núi tuyết Ngọc Long với độ cao 4.680 m”.

Bùi Hữu Đức (24 tuổi, sinh sống và làm việc tại Hà Nội) có chuyến đi bằng đường bộ 6 ngày 5 đêm khám phá tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Bùi Hữu Đức (24 tuổi, sinh sống và làm việc tại Hà Nội) có chuyến đi bằng đường bộ 6 ngày 5 đêm khám phá tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Nằm ở Tây Nam Trung Quốc, tỉnh Vân Nam là một trong những nơi khai sinh quan trọng của nền văn minh nhân loại. Nơi đây sở hữu lịch sử và văn hóa lâu đời, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp như phố cổ, dòng sông, rừng đá, ruộng bậc thang…

Theo Hữu Đức, thời điểm lý tưởng để du lịch Vân Nam chính là mùa Thu. Thu về, Vân Nam khiến cho người ta say mê bởi vẻ đẹp lạ lùng trong từng góc cổ trấn, trong những cơn gió se lạnh bên bờ hồ gợn sóng… “Chuyến đi này của mình rất may mắn vì thời tiết thuận lợi, mọi ngày đều nắng đẹp. Thời gian ở các điểm khá thoải mái nên chụp được nhiều ảnh đẹp lắm”, chàng trai 9x tâm sự.

Vân Nam là một trong những nơi khai sinh quan trọng của nền văn minh nhân loại.

Vân Nam là một trong những nơi khai sinh quan trọng của nền văn minh nhân loại.

Thời điểm lý tưởng để du lịch Vân Nam chính là mùa Thu.

Thời điểm lý tưởng để du lịch Vân Nam chính là mùa Thu.

Vẻ đẹp kỳ diệu của thành cổ Đại Lý

Thành cổ Đại Lý - kinh đô một thời lừng lẫy của nước Đại Lý có vị trí vô cùng đắc địa. Ngày nay, nơi đây còn lưu lại nhiều tòa nhà, đền cổ, miếu cổ, các kiến trúc lịch sử giá trị cùng với cảnh quan lãng mạn, đầy đủ “phong - hoa - tuyết - nguyệt”. Nơi này khá bình yên, không có xe cộ nên du khách có thể thoải mái đi dạo tham quan. Bên những góc phố đơn sơ cổ kính, những bức tường đá rêu phong, thời gian như trôi chậm lại.

Thành cổ Đại Lý khá bình yên, không có xe cộ nên du khách có thể thoải mái dạo bộ tham quan.

Thành cổ Đại Lý khá bình yên, không có xe cộ nên du khách có thể thoải mái dạo bộ tham quan.

“Tứ đại mỹ quan” hồ Nhĩ Hải

Hồ Nhĩ Hải nằm ở phía Đông Thành phố Đại Lý, cách Côn Minh khoảng 265 km về phía Tây Bắc. Đây chính là địa điểm nổi bật kế tiếp có tầm ảnh hưởng và lượng khách rất đông đảo. Tên gọi Nhĩ Hải có ý nghĩa bởi khi nhìn bao quát từ trên cao, bờ hồ uốn lượn hình dáng trông giống như một cái tai. Theo Hữu Đức, ở toạ độ cung đường chữ S có thể ngắm bình minh rất đẹp.

Empty
Hồ Nhĩ Hải nằm ở phía Đông Thành phố Đại Lý, cách Côn Minh khoảng 265 km về phía Tây Bắc.

Hồ Nhĩ Hải nằm ở phía Đông Thành phố Đại Lý, cách Côn Minh khoảng 265 km về phía Tây Bắc.

“Viên ngọc ẩn” Sa Khê cổ trấn

Sa Khê cổ trấn nằm ở huyện Kiến Xuyên, Vân Nam, Trung Quốc. Nơi đây được UNESCO ca ngợi là “chợ duy nhất còn sót lại trên Trà Mã cổ đạo”. Tuy nhiên, cùng với sự suy tàn của con đường huyền thoại này, nơi đây cũng dần bị quên lãng. Chính vì vậy, nó vẫn bảo tồn được phong cách và nét đặc trưng của mình.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Nơi đây vẫn giữ được khung cảnh bình yên, nhịp sống chậm rãi và nét văn hóa dân gian giản dị. “Sau khi xem bộ phim ‘Đi đến nơi có gió’, mình quyết định phải đến Sa Khê cổ trấn, nơi mà Hứa Hồng Đậu và Tạ Chi Dao đã gặp nhau. Đến Sa Khê vào một ngày Thu, cổ trấn yên bình dưới những tán cây đã ngả vàng tạo nên một bức tranh thật đẹp”, Hữu Đức bày tỏ.

Sa Khê cổ trấn nằm ở huyện Kiến Xuyên, Vân Nam, Trung Quốc.

Sa Khê cổ trấn nằm ở huyện Kiến Xuyên, Vân Nam, Trung Quốc.

Empty
Empty
Nơi đây vẫn giữ được khung cảnh bình yên, nhịp sống chậm rãi và nét văn hóa dân gian giản dị.

Nơi đây vẫn giữ được khung cảnh bình yên, nhịp sống chậm rãi và nét văn hóa dân gian giản dị.

Núi tuyết Ngọc Long - Cảnh quan kỳ vĩ giữa trời Lệ Giang

“Núi tuyết Ngọc Long là nơi mà mình mong chờ nhất trong chuyến đi. Mình đi cáp treo tới gần đỉnh, sau đó đi bộ lên bậc thang khoảng một tiếng để tới được độ cao 4.680 m”, chàng trai 9x bộc bạch.

Là một khối núi kỳ vĩ nằm sừng sững giữa đất trời Lệ Giang, núi tuyết Ngọc Long thuộc tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Hoa đại lục. Núi tuyết Ngọc Long được xem như một trong những ngọn núi cao nhất và biểu tượng đặc biệt đối với người dân Nạp Tây. Nơi đây có độ cao kỷ lục là hơn 5.000 m với đỉnh cao nhất là Phiến Tử Đẩu với độ cao 5.596 m, nơi có tuyết trắng bao phủ quanh năm.

Núi tuyết Ngọc Long thuộc tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Hoa đại lục.

Núi tuyết Ngọc Long thuộc tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Hoa đại lục.

Empty
Núi tuyết Ngọc Long ở độ cao 4.680 m

Núi tuyết Ngọc Long ở độ cao 4.680 m

Mảnh đất Thiên cổ tình Lệ Giang cổ trấn

Với tuổi đời khoảng 800 năm, Lệ Giang là phố cổ duy nhất được xây dựng mà không có tường thành và sở hữu bố cục không gian độc đáo với hệ thống nước được bố trí khắp cổ trấn. Đến đây, du khách như lạc giữa một thế giới khác với phong cảnh đẹp tựa trong tranh. Dọc các con phố đâu đâu cũng được trang trí bằng các loại hoa đủ màu sắc khác nhau vô cùng lãng mạn.

Lệ Giang là phố cổ duy nhất được xây dựng mà không có tường thành

Lệ Giang là phố cổ duy nhất được xây dựng mà không có tường thành

Tấn tần tật kinh nghiệm du lịch Vân Nam

Dành lời khuyên cho các tín đồ đam mê dịch chuyển cũng muốn chinh phục tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hữu Đức nhắn nhủ một vài bí kíp như sau:

Thứ nhất là thời gian. Theo Hữu Đức, các bạn nên lựa chọn 6 ngày 5 đêm để có thể thỏa sức tận hưởng Vân Nam bởi nếu đi ít ngày hơn sẽ không có nhiều thời gian ở các điểm vui chơi.

Empty
Cần có nhiều thời gian để tận hưởng Vân Nam

Cần có nhiều thời gian để tận hưởng Vân Nam

Thứ hai, các bạn nên xem kỹ dự báo thời tiết trước khi đi để lựa chọn trang phục phù hợp. Lệ giang và Shangrila thuộc Vân Nam, cao nguyên quanh năm thời tiết lạnh, mây phủ nên có thể gặp phải trạng thái là phản ứng cao nguyên gây chóng mặt, buồn nôn. Do đó, các bạn nhớ chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, trang phục đủ ấm, có thể mang thêm miếng dán giữ nhiệt và mua bình oxy để phòng khi cần sử dụng.

Thứ ba là ngôn ngữ. Nếu đi tự túc, bạn cần có một người nói tiếng Trung trôi chảy, biết đọc nữa thì càng tốt vì Trung Quốc họ không dùng tiếng Anh. Hữu Đức chia sẻ, các bạn có thể dùng ứng dụng dịch để giao tiếp nhưng khá nhiều hạn chế.

Empty
Xem kỹ dự báo thời tiết trước khi đi.

Xem kỹ dự báo thời tiết trước khi đi.

Thứ tư, đồ ăn Trung Quốc khá cay, mặn và nhiều dầu mỡ. Nếu có thể hãy dặn nhà hàng gia giảm bớt khi gọi món. “Chuyến đi của mình rất may mắn vào được các nhà hàng nấu ăn đã được tinh chỉnh gần với khẩu vị người Việt Nam nên ăn cũng khá phù hợp”, chàng trai 9x cho biết.

Thứ năm là trang phục. Nơi đây có rất nhiều cổ trấn, ngoài trang phục đủ ấm, các bạn nên chọn các đồ tone đỏ, vàng, trắng hay thổ cẩm để thỏa sức chụp ảnh check-in sống ảo lưu giữ kỷ niệm.

Chuẩn bị trang phục phù hợp cho chuyến đi

Chuẩn bị trang phục phù hợp cho chuyến đi

Phương Mai - Nguồn: Ảnh: Bùi Hữu Đức
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES