“Làng nguyên thủy 3 không” Hang Táu trên cao nguyên Mộc Châu

30/05/2024

Tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị, Hang Táu hiện lên như một bức tranh thiên nhiên hoang sơ và bình yên đến lạ kỳ. Nơi đây được ví như bản làng nguyên thủy giữa cao nguyên Mộc Châu bởi hoàn toàn không có điện, không có sóng điện thoại và không có internet.

Chốn bình yên tách biệt với thế giới

Theo tiếng địa phương, Hang Táu có nghĩa là “bãi đất trống” hay “cái lòng chảo”. Nơi đây nằm cách trung tâm thị trấn Mộc Châu khoảng 20 km. Để đến được Hang Táu, du khách sẽ đi qua cung đường uốn lượn quanh những dãy núi hùng vĩ, trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trước khi “thâm nhập” vào “làng nguyên thủy”.

Theo tiếng địa phương, Hang Táu có nghĩa là “bãi đất trống” hay “cái lòng chảo”.

Theo tiếng địa phương, Hang Táu có nghĩa là “bãi đất trống” hay “cái lòng chảo”.

Trong chuyến du lịch và thiện nguyện tại Mộc Châu, Tú Phạm (sinh năm 1994, đến từ Thái Bình) đã may mắn có cơ hội đặt chân đến Hang Táu - một địa điểm còn khá hoang sơ và ít người biết đến.

Hành trình đến Hang Táu, Tú Phạm phải vượt qua một đoạn đường khá khó khăn. Từ trung tâm thị trấn Mộc Châu, anh di chuyển khoảng 20 km đến ngã ba Tà Số. Sau đó, anh tiếp tục đi bằng xe máy thêm 7 km đường đất đá gập ghềnh, qua những nương ngô, nương mận xanh mướt để vào bản làng.

Trong chuyến du lịch và thiện nguyện tại Mộc Châu, Tú Phạm (sinh năm 1994, đến từ Thái Bình) đã may mắn có cơ hội đặt chân đến Hang Táu.

Trong chuyến du lịch và thiện nguyện tại Mộc Châu, Tú Phạm (sinh năm 1994, đến từ Thái Bình) đã may mắn có cơ hội đặt chân đến Hang Táu.

“Nếu các bạn di chuyển bằng xe máy tự lái, cần phải có một tay lái thật cứng vì đường đi rất dốc, nhỏ và nguy hiểm. Nếu không tự tin với khả năng điều khiển xe của mình, các bạn hoàn toàn có thể đi bộ nhưng sẽ khá xa hoặc bạn nên thuê xe ôm người bản địa chở vào”, Tú Phạm cho biết.

Mặc dù còn nhiều “thiếu thốn” nhưng Hang Táu lại trở thành điểm đến độc đáo, mang lại những trải nghiệm khác biệt hoàn toàn so với thế giới bên ngoài. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào bầu không khí trong lành, tận hưởng sự yên tĩnh tuyệt đối và đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Con đường gập ghềnh đi vào Hang Táu.

Con đường gập ghềnh đi vào Hang Táu.

Bầu không khí trong lành, tận hưởng sự yên tĩnh tuyệt đối và đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng tại Hang Táu.

Bầu không khí trong lành, tận hưởng sự yên tĩnh tuyệt đối và đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng tại Hang Táu.

Hoang sơ, tươi đẹp và thuần khiết là những tính từ Tú Phạm dùng để miêu tả Hang Táu ngay khi đặt chân đến đây. “Trải nghiệm khiến mình nhớ nhất khi đặt chân đến Hang Táu là vào tới đây sẽ không còn sóng điện thoại. Khung cảnh bốn bề là núi đá, cây cối với thảm cỏ xanh khiến mình rất ấn tượng”, Tú Phạm kể lại.

Bước đến Hang Táu, khung cảnh hiện lên tựa như một bức tranh thiên nhiên hoang sơ, bình yên, nơi con người và cảnh vật hòa quyện, chan hòa với nhau. Ngôi làng tuy nhỏ bé nhưng lại mang vẻ đẹp tha thiết và trữ tình. Con đường dẫn vào làng quanh co uốn lượn, len lỏi qua những tảng đá khổng lồ, tán cây xanh cao vút và đồi cỏ xanh mướt.

Bước qua cổng làng, du khách sẽ được chào đón bởi con đường đất uốn lượn dẫn đến từng mái nhà sàn.

Bước qua cổng làng, du khách sẽ được chào đón bởi con đường đất uốn lượn dẫn đến từng mái nhà sàn.

Hang Táu có khoảng 20 hộ dân sinh sống.

Hang Táu có khoảng 20 hộ dân sinh sống.

Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi trên mảnh đất quê hương.

Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi trên mảnh đất quê hương.

Phía đầu làng có một chòi canh gác nhỏ mộc mạc. Bước qua cổng làng, du khách sẽ được chào đón bởi con đường đất uốn lượn dẫn đến từng mái nhà sàn. Nơi đây có khoảng 20 hộ dân sinh sống, mọi thứ đều giữ nguyên nét hoang sơ vốn có. Người dân bản địa thường mặc trang phục truyền thống, cuộc sống chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi trên mảnh đất quê hương.

“Theo mình, thời điểm đẹp nhất để khám phá Hang Táu là vào tháng Một đến tháng Ba khi hoa mận nở và thời tiết cũng dễ chịu. Hoặc từ tháng Năm tháng Sáu trở đi, vào mùa Hè, cây cối ở Hang Táu bắt đầu xanh tươi tạo lên một màu sắc yên bình tươi mát”, Tú Phạm cho biết.

Ngôi làng Hang Táu tuy nhỏ bé nhưng lại mang vẻ đẹp tha thiết và trữ tình.

Ngôi làng Hang Táu tuy nhỏ bé nhưng lại mang vẻ đẹp tha thiết và trữ tình.

Đồi cỏ xanh mướt ở Hang Táu.

Đồi cỏ xanh mướt ở Hang Táu.

Bài liên quan

Hang Táu và những tiềm năng phát triển du lịch

Hang Táu được du khách biết đến như ngày hôm nay một phần là nhờ xu hướng tìm về thiên nhiên để chữa lành sau đại dịch COVID-19. Nơi đây mang đến cho du khách sự bình yên, thanh thản, giúp họ tạm gác lại những lo toan và bộn bề của cuộc sống thường nhật nơi phố thị phồn hoa.

Hang Táu mang đến cho du khách sự bình yên và thanh thản.

Hang Táu mang đến cho du khách sự bình yên và thanh thản.

Hang Táu ngày càng trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách.

Hang Táu ngày càng trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách.

Hiện nay, Hang Táu ngày càng trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những ai yêu thích khám phá thiên nhiên hoang sơ và trải nghiệm văn hóa độc đáo. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách, dịch vụ du lịch tại Hang Táu cũng được cải thiện rõ rệt, mang đến những trải nghiệm văn minh, chu đáo và tận tình.

Về dịch vụ xe ôm trung chuyển, du khách sẽ được đưa đón từ ngoài vào làng bởi những người dân bản địa giàu kinh nghiệm và thông thạo địa hình. Chỉ với 30.000 đồng/vé, du khách đã có thể tham quan và khám phá toàn bộ bản làng.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách, dịch vụ du lịch tại Hang Táu cũng được cải thiện rõ rệt.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách, dịch vụ du lịch tại Hang Táu cũng được cải thiện rõ rệt.

Du khách sẽ được đưa đón từ ngoài vào làng bởi những người dân bản địa giàu kinh nghiệm và thông thạo địa hình.

Du khách sẽ được đưa đón từ ngoài vào làng bởi những người dân bản địa giàu kinh nghiệm và thông thạo địa hình.

Ngay trong cổng làng, du khách dễ dàng tìm thấy các quầy hàng do người dân bản địa bày bán, cung cấp các món ăn đặc sản địa phương thơm ngon, hấp dẫn. Bên cạnh đó, du khách còn có thể thuê trang phục truyền thống của người dân tộc H’Mông cùng với các phụ kiện đẹp mắt để lưu giữ những bức ảnh kỷ niệm độc đáo tại Hang Táu.

“Với tiềm năng phát triển du lịch tại Hang Táu, chắc chắn nơi đây vẫn sẽ luôn là điểm đến đáng giá nhất tại Mộc Châu trong nhiều năm nữa. Nơi đây sẽ luôn là điểm nhấn đặc trưng nhất mỗi khi người ta nhắc đến Mộc Châu”, Tú Phạm chia sẻ.

Các em bé dân tộc H’Mông

Các em bé dân tộc H’Mông

Phương Mai - Nguồn: Ảnh: D. Phạm Tú
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES