Lật Mặt 7: Bức tranh muôn màu cảnh sắc Việt qua lăng kính điện ảnh

08/05/2024

Mỗi bối cảnh trong phim đều được Lý Hải lựa chọn kỹ lưỡng, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của từng vùng miền, khiến khán giả không khỏi nao lòng.

"Lật mặt 7: Một điều ước" - đứa con tinh thần mới nhất của đạo diễn Lý Hải không chỉ mang đến cho khán giả một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình mà còn là một hành trình khám phá vẻ đẹp đầy thơ mộng của Việt Nam. Dưới góc máy tinh tế của Lý Hải, những địa danh quen thuộc và cả vùng đất mới mẻ lần lượt hiện lên, níu chân khán giả bởi vẻ đẹp ấn tượng cùng nét văn hóa độc đáo.

Bối cảnh phim Lật mặt 7 tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Điểm nhấn ấn tượng là khu nhà hình tượng bếp lửa lớn. Không chỉ để sưởi ấm, bếp lửa là biểu tượng vùng cao, tượng trưng cho sự gắn kết, ấm áp và tình yêu thương của các thành viên trong gia đình

Bối cảnh phim Lật mặt 7 tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Điểm nhấn ấn tượng là khu nhà hình tượng bếp lửa lớn. Không chỉ để sưởi ấm, bếp lửa là biểu tượng vùng cao, tượng trưng cho sự gắn kết, ấm áp và tình yêu thương của các thành viên trong gia đình

Bài liên quan

Những thước phim giàu cảm xúc

Mở đầu phim là khung cảnh làng quê yên bình với mái nhà đơn sơ, những con đường đất đỏ và vườn hoa bất tử thơ mộng. Hình ảnh này được thể hiện qua gam màu vàng ấm áp, tạo cảm giác gần gũi và thân thương. Khi câu chuyện chuyển sang nhà của bà Hai, gam màu trầm buồn được nhấn nhá thể hiện tâm trạng các nhân vật trong đời sống bình dị của họ.

Thước phim tiếp theo đưa người xem về với sự nhộn nhịp của cuộc sống nơi cảng biển Mỹ Tân. Gam màu xanh dương được sử dụng chủ đạo trong những cảnh quay này, mang đến cho người xem cảm giác thư thái, dễ chịu. Đặc biệt ấn tượng là cảnh quay lễ hội tại Lăng Thần Nam Hải. Những con thuyền rực rỡ sắc màu, những điệu múa tưng bừng và tiếng hò reo náo nhiệt tạo nên một bầu không khí vô cùng sôi động.

Dàn diễn viên trong Lật Mặt 7.

Dàn diễn viên trong Lật Mặt 7.

Có thể nói, Lật Mặt 7 là một bộ phim có hình ảnh đẹp mắt và ấn tượng. Mỗi cảnh quay đều được chăm chút tỉ mỉ, góp phần tạo nên thành công của bộ phim.

Bên cạnh những cảnh đẹp thiên nhiên, phim còn ghi điểm bởi những góc quay chân thực về cuộc sống của người dân lao động. Ngôi nhà đơn sơ, những con đường gập ghềnh hay mảnh đất cằn cỗi được tái hiện một cách sống động qua ống kính máy quay. Điều này khiến cho bộ phim trở nên gần gũi, dễ đi vào lòng người hơn.

Làng K'Long K'Lanh hoang sơ và hùng vĩ

Xuyên suốt bộ phim, bối cảnh chính là không gian những ngôi nhà thuộc làng K'Long K'Lanh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng nằm biệt lập giữa núi rừng, sông suối. Nơi đây chính là quê hương của bà Hai, nhân vật chính của phim và là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ của gia đình bà. Khung cảnh hoang sơ, yên bình của K'Long K'Lanh đã góp phần tạo nên bầu không khí ấm áp, xúc động cho bộ phim. Cảnh vật tại đây hoang vu, yên bình và đẹp đến nao lòng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Ngôi nhà nhỏ nhưng lúc nào cũng tràn ngập hoa bất tử của bà Hai tự trồng

Ngôi nhà nhỏ nhưng lúc nào cũng tràn ngập hoa bất tử của bà Hai tự trồng

Để xây dựng nên bối cảnh, đoàn phim tỉ mỉ đắp từng viên gạch, từng tấm tôn, đóng từng tấm ván, lắp từng miếng gỗ. Tất cả nguyên liệu được vận chuyển đường dài và mất nhiều thời gian. Ngôi nhà phải được hoàn chỉnh với đầy đủ đồ đạc và nội thất, thật kỹ lưỡng và cần tôn lên dấu ấn thời gian trong từng chi tiết mới có thể toát lên tinh thần của bộ phim. Điều này cũng cho thấy rằng, bối cảnh được xây dựng tốt sẽ là yếu tố điểm nhấn để đưa câu chuyện lên những tình tiết cao trào, giúp khán giả cảm nhận và thấu hiểu hơn về hành trình cảm xúc của các nhân vật.

Empty
Empty
Nghe cái tên thôi chắc hẳn rất nhiều người bất ngờ vì lạ lẫm, thế nhưng ngôi làng này lại ẩn chứa nhiều vẻ đẹp không phải du khách nào cũng biết đến.

Nghe cái tên thôi chắc hẳn rất nhiều người bất ngờ vì lạ lẫm, thế nhưng ngôi làng này lại ẩn chứa nhiều vẻ đẹp không phải du khách nào cũng biết đến.

Hà Nội cổ kính và hiện đại

Mở đầu cho hành trình là thủ đô Hà Nội với những hình ảnh quen thuộc như Hồ Gươm, cầu Thê Húc, chợ Đồng Xuân, ga Long Biên, Ô Quan Chưởng... Những thước phim này đưa người xem về với một Hà Nội cổ kính, trầm mặc nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp, hiện đại. Nét đẹp của Hà Nội được thể hiện qua những góc phố cổ kính, những con đường tấp nập người qua lại và cả những mảng xanh bình yên giữa lòng thành phố.

Ga Long Biên từ góc quay trên cao trong phim,

Ga Long Biên từ góc quay trên cao trong phim,

Hà Nội cổ kính và hiện đại đan xen trong những thước phim.

Hà Nội cổ kính và hiện đại đan xen trong những thước phim.

Ninh Thuận bình yên

Tiếp đến, khán giả được chiêm ngắm Ninh Thuận, nơi sinh sống của gia đình Tư Hậu và Tư Thắm. Bối cảnh chính của gia đình này là một làng nghề nhộn nhịp tại Cảng cá Mỹ Tân. Đây là một trong ba cảng chính của tỉnh Ninh Thuận (gồm Đông Hải, Ninh Chữ và Mỹ Tân), thuộc xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, cách TP. Phan Rang khoảng 15 km.

Cảng cá Mỹ Tân hiện lên bình yên trong

Cảng cá Mỹ Tân hiện lên bình yên trong "Lật mặt 7".

Để tái hiện khung cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây, đạo diễn Lý Hải đã huy động 100 tàu bè cùng sự hỗ trợ của bà con địa phương. Nhờ đó, những thước phim về làng nghề cá Mỹ Tân trở nên chân thực và sống động hơn bao giờ hết. Từ cảnh sinh hoạt nhộn nhịp trước bình minh, phiên chợ tấp nập đến khung cảnh hoang tàn sau bão, đạo diễn Lý Hải đã khéo léo khắc họa vẻ đẹp của cảng cá hòa quyện cùng cuộc sống mưu sinh của người dân miền biển. Những thước phim đời thường ấy, tưởng chừng đơn giản nhưng lại lay động lòng người bởi sự dung dị, mộc mạc và chứa chan cảm xúc.

Từ cảnh sinh hoạt nhộn nhịp trước bình minh, phiên chợ tấp nập đến khung cảnh hoang tàn sau bão, đạo diễn Lý Hải đã khéo léo khắc họa vẻ đẹp của cảng cá hòa quyện cùng cuộc sống mưu sinh của người dân miền biển.

Từ cảnh sinh hoạt nhộn nhịp trước bình minh, phiên chợ tấp nập đến khung cảnh hoang tàn sau bão, đạo diễn Lý Hải đã khéo léo khắc họa vẻ đẹp của cảng cá hòa quyện cùng cuộc sống mưu sinh của người dân miền biển.

Bên cạnh cảnh biển, "Lật mặt 7" còn giới thiệu đến khán giả lễ hội Lăng Thần Nam Hải đầy sống động, diễn ra ba năm một lần tại xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải. Lễ hội này thể hiện nét văn hóa đặc sắc của người dân địa phương, với những nghi thức truyền thống và âm nhạc cổ truyền đặc trưng.

Lễ hội Lăng Thần Nam Hải tại địa phương.

Lễ hội Lăng Thần Nam Hải tại địa phương.

TP.HCM mộc mạc và gần gũi

Khác với hình ảnh sôi động, náo nhiệt thường thấy, TP. HCM trong "Lật mặt 7" hiện lên mộc mạc và gần gũi. Bối cảnh chính ở đây là ngã sáu Phù Đổng và những con ngõ nhỏ, nơi sinh sống của gia đình người con út Sáu Tâm. Qua những thước phim này, đạo diễn Lý Hải đã khắc họa thành công cuộc sống của người dân lao động nhập cư tại TP. HCM, với những khó khăn, vất vả nhưng cũng đầy tình cảm.

Ngã sáu Phù Đổng trong phim.

Ngã sáu Phù Đổng trong phim.

Một TP. HCM gần gũi, bình dị bên cạnh những hào nhoáng, nhộn nhịp.

Một TP. HCM gần gũi, bình dị bên cạnh những hào nhoáng, nhộn nhịp.

Với những bối cảnh đẹp mắt và được khai thác một cách tinh tế, "Lật mặt 7" không chỉ là một tác phẩm điện ảnh giải trí, câu chuyện tình cảm về gia đình, mà còn là thước phim quảng bá du lịch Việt Nam hiệu quả. Bộ phim đã khơi gợi niềm đam mê khám phá quê hương đất nước trong lòng mỗi khán giả, đồng thời góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Trailer phim "Lật mặt 7":

Hà Mai Trinh - Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES