Sống lại khoảnh khắc Điện Biên chói lọi tại Tượng đài Cảm tử

04/05/2024

Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được tái hiện lại bằng công nghệ 3D mapping. Công chúng được chiêm ngưỡng tại không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm từ ngày 3-5/5.

Bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên nền vải toan, mô tả toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1954. Bức tranh tái hiện sinh động các trận đánh quan trọng, hình ảnh quân và dân ta chiến đấu anh dũng, kiên cường, cùng khí thế hào hùng của dân tộc trong chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bài liên quan

Với mong muốn mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng hướng về Điện Biên Phủ để tưởng nhớ, tri ân và hồi tưởng lại những ngày tháng bi tráng, hào hùng của lịch sử dân tộc; giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về dấu mốc lịch sử huy hoàng và khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội đưa bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" từ Điện Biên về Hà Nội thông qua công nghệ trình chiếu 3D mapping.

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D

Đây là phương thức truyền thông mới áp dụng công nghệ số với sự kết hợp giữa kỹ xảo, màu sắc và âm thanh sống động, giúp người dân trong nước, bạn bè quốc tế cảm nhận và hiểu thêm về mốc son chói lọi của dân tộc một cách trực quan và sinh động nhất".

Chương trình trình chiếu bức tranh 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dự kiến qua 4 trường đoạn (tổng thời lượng 1 lần chiếu cho cả 4 trường đoạn là gần 10 phút, và sẽ phát đi phát lại liên tục trong suốt ca chiếu) gồm:

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty

Trường đoạn 1: Toàn dân ra trận: Hình ảnh người dân dắt xe thồ hỗ trợ tiền tuyến và những người chiến sĩ quả cảm kéo pháo lên đỉnh đồi chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với những tiếng hò dô khích lệ tinh thần nhau, xen kẽ vào đó là hình ảnh những bữa ăn đơn sơ của người lính.

Trường đoạn 2: Khúc dạo đầu hùng tráng: Những người lính xung phong ra trận, cùng với những tiếng hô “xung phong” và hàng loạt tràng pháo mặt đất. Bên cạnh đó là hình ảnh những quân y đang chăm sóc những người lính bị thương.

Trường đoạn 3: Cuộc đối đầu lịch sử: Người lính bò qua hầm đào cùng với các hành động bắn súng, tiếng hô “xung phong” và những người lính tử trận trên chiến trường cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh.

Trường đoạn 4: Khúc khải hoàn mừng chiến thắng: Lá cờ Việt Nam tung bay phấp phới trên nắp hầm tướng De Castries và các chiến sĩ dẫn giải tướng De Castries và các tù binh ra khỏi hầm.

Việc trình chiếu bức tranh không chỉ là trải nghiệm mà sẽ góp phần quảng bá, nuôi dưỡng sự trân trọng sâu sắc hơn với lịch sử, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES