Lên đỉnh ở khắp năm châu

19/01/2021

Nóc nhà của các châu lục đâu dễ dàng chinh phục, nhưng chắc chắn khi bạn đặt chân lên đỉnh, được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên kỳ thú từ tầm nhìn có một không hai sẽ là một cảm giác vẻ vang và thích thú vô cùng.

Nóc nhà của châu Âu: đỉnh núi Elbrus

Ngọn núi Elbrus là một phần của dãy núi Kavkaz đã chia lục địa Á - Âu thành hai châu lục. Đỉnh của nó với độ cao 5.642 m nằm trong lãnh thổ nước Nga nên đã trở thành nóc nhà của các châu lục. Đỉnh núi này vốn là một miệng núi lửa không hoạt động và được Kilav Khachirov, một người bản địa chinh phục lần đầu tiên vào năm 1829.

Empty
Empty
Empty

Với người Nga, ngọn núi này có rất nhiều cái tên với những ý nghĩa khác nhau như “núi vĩnh cửu”, “núi hạnh phúc”, “ngọn núi tuyết khổng lồ”... nhưng tên gọi Elbrus vẫn được nhiều người gọi với ý nghĩa “ngọn núi với những đám mây vờn quanh”.

Nóc nhà của châu Á: đỉnh núi Everest

Tọa lạc ở khu vực trung tâm dãy núi Himalaya, đỉnh núi Everest có độ cao 8.848m, khủng nhất trong những cái tên nóc nhà của các châu lục.

Empty

Chinh phục đỉnh Everest là mơ ước của biết bao người bởi vẻ đẹp ngoạn mục của thiên nhiên nơi đây. Dù ngày hạ hay ngày đông, dù ban ngày hay buổi đêm thì nóc nhà của châu Á vẫn cứ là một thỏi nam châm thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm.

Empty
Empty
Empty
Empty

Đặc biệt nếu đặt chân lên đây vào những ngày nắng đẹp, từng đám mây mù bay dập dờn quanh ngọn núi hay bầu trời đêm điểm tô ngàn ánh sao lấp lánh tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ, thơ mộng hiếm có.

Nóc nhà của châu Đại Dương: đỉnh núi Carstensz

Nhắc tới châu Đại Dương có lẽ mọi người sẽ nghĩ ngay tới nước Úc nhưng cái tên trong danh sách nóc nhà của các châu lục sẽ khiến bạn bất ngờ. Đó là đỉnh núi Carstensz cao 4.484 m, thuộc dãy núi Sudirman kéo dài từ lãnh thổ của Indonesia tới Papua New Guinea có địa hình thuộc hàng kinh dị với vách núi dựng đứng và sâu hút.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty

Đây là một địa điểm thách thức vô cùng và chỉ có các nhà leo núi chuyên nghiệp mới đủ can đảm chinh phục. Vị trí của nó nằm trong khu vực hẻo lánh, dịch vụ còn rất thô sơ và thiếu thốn. Nhưng nếu có đủ sự dũng cảm thì chắn chắn con đường chinh phục này sẽ khiến bạn hạnh phúc vô ngần.

Nóc nhà của châu Mỹ: đỉnh núi Aconcagua

Nằm trên dãy núi Andes dài nhất thế giới thuộc địa phận tỉnh Mendoza ở Argentina, Aconcagua là một ngọn núi lửa không còn hoạt động nữa và được Matthias Zurbriggen người Thụy Sĩ chinh phục lần đầu vào năm 1897.

Empty

Với độ cao 6.962 m, Aconcagua ghi tên mình vào danh sách nóc nhà của các châu lục và được người dân địa phương đặt cho biệt danh “Người bảo hộ trắng” bởi đứng từ dưới nhìn lên, ngọn núi như một gã khổng lồ tuyết phú trắng xóa.

Empty
Empty

Mặc dù có độ cao khủng nhưng các nhà leo núi lại đánh giá nóc nhà của châu Mỹ dễ chinh phục nhất bởi địa thế ít hiểm trở và thời tiết không quá khắc nghiệt.

Vượt qua sườn núi phủ đầy băng giá và in dấu chân mình lên tuyết trắng để lên được đỉnh núi, bạn sẽ thấy mình được bao quanh là những màn mây mù huyền ảo còn bên dưới là biển tuyết trắng mênh mông, một cảm giác phấn khích vô cùng trước thiên nhiên rộng lớn.

Nóc nhà của châu Phi: đỉnh núi Kilimanjaro

Nằm ở độ cao 5.895 m so với mực nước biển, Kilimanjaro là đỉnh núi cao nhất châu Phi. Đây cũng là một trong những danh thắng thế giới thu hút nhiều khách du lịch.

Empty

Đỉnh núi này không thuộc bất kỳ dãy núi nào mà là một ngọn núi độc lập thuộc địa phận Tanzania. Vào năm 1889, hai nhà địa lý học đến từ Đức là Hans Meyer, Ludwig Purtscheller đã đặt chân lên đỉnh núi này với sự dẫn đường của chàng trai bản địa 18 tuổi tên là Yohanas Kinyala Lauwo.

Nóc nhà của châu Nam Cực: đỉnh núi Vinson Massif

Cách cực Nam của Trái Đất 1.200 km, có chiều dài 21 km, chiều rộng 13 km và cao 4.892 m, Vinson Massif là nóc nhà của châu Nam Cực. Nó được đặt tên theo dân biểu người Mỹ Carl Vinson (1883-1981), là người từng tích cực ủng hộ các công trình nghiên cứu Nam Cực.

Empty
Empty
Empty
Empty

Đỉnh núi này quanh năm tuyết phủ và lạnh giá bủa vây nhưng con người lại rất hào hứng khi chính phục nó. Người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Vinson Massif vào năm 1966 là nhà leo núi chuyên nghiệp người Mỹ Nicholas Clinch cùng với nhóm của ông.

Empty

Mặc dù có độ cao trung bình so với nóc nhà của các châu lục khác nhưng Vinson Massif lại cực kỳ khó chinh phục. Tất cả là bởi thời tiết nơi đây vô cùng lạnh giá và khắc nghiệt. Dù đang ở chính giữa hè thì nhiệt độ cũng là -30oC và các hiện tượng lở tuyết, gió mạnh hay bão tuyết cũng thường xuyên xảy ra.

Hương Thảo - Nguồn: Matador Network
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES