Mãn nhãn cảnh sắc Việt Nam qua những thước phim điện ảnh

30/11/2023

Sở hữu thiên nhiên phong phú và đa dạng, cảnh sắc Việt Nam trở thành chất liệu tuyệt vời cho ngành điện ảnh. Những bộ phim Việt có bối cảnh đẹp không chỉ tạo ấn tượng cho chính phim đó mà còn thu hút du khách ghé thăm các điểm đến xuất hiện trong phim.

Làng Sảo Há (Hà Giang) - Phim “Kẻ ăn hồn”

Tháng 12 tới đây, phim điện ảnh "Kẻ ăn hồn" sẽ chính thức ra rạp với câu chuyện về ý nghĩa của hình ảnh đám cưới chuột và chiếc mặt nạ chuột quái dị. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết gốc cùng tên của nhà văn Thảo Trang, tiểu thuyết được phát hành online, song song với bộ phim. Đây cũng là tác phẩm điện ảnh trong cùng “vũ trụ” Làng Địa Ngục.

Lấy bối cảnh làng Sảo Há (Hà Giang), phim điện ảnh với những thiết kế độc lập, riêng biệt cùng không khí ma mị mờ ảo tuyệt đẹp của vùng núi rừng Đông Bắc. Làng Sảo Há vẫn giữ trọn vẻ nguyên sơ, mộc mạc từ con đường làng đến những căn nhà. Bối cảnh quay phim có sự tiệm cận với tiểu thuyết: ngôi làng hiện lên bảng lảng trong sương mù che phủ, tựa tàn tích bị bỏ hoang từ lâu. Một ngôi làng được miêu tả là "ba không", không điện, không nước, không sóng điện thoại tạo cảm giác hoang vu, trầm uất, phù hợp với sự huyền bí của phim điện ảnh thể loại kinh dị.

Phim điện ảnh

Phim điện ảnh "Kẻ ăn hồn" sẽ chính thức ra rạp vào tháng 12.

Làng Sảo Há vẫn giữ trọn vẻ nguyên sơ, mộc mạc từ con đường làng đến những căn nhà.

Làng Sảo Há vẫn giữ trọn vẻ nguyên sơ, mộc mạc từ con đường làng đến những căn nhà.

Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - Phim “Người vợ cuối cùng”

Lấy cảm hứng từ tiểu thuyết “Hồ oán hận” của tác giả Hồng Thái, bối cảnh phim “Người vợ cuối cùng” diễn ra vào thế kỉ 19 của Việt Nam. Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) đã được đoàn làm phim chọn làm bối cảnh diễn ra nhiều cảnh quay ấn tượng bởi đặc trưng thay đổi cảnh sắc ba lần trong ngày với buổi sáng sớm, buổi trưa và buổi chiều tà. Trong phim, đảo An Mã và đảo Bà Góa được làm nổi bật với hình ảnh nhiều phiến đá to nhỏ, xếp chồng lên nhau, cây cối xanh tươi ẩn hiện.

Không chỉ gây thương nhớ bởi cảnh sắc nên thơ, phim điện ảnh "Người vợ cuối cùng" còn ghi điểm với những tiểu cảnh được dàn dựng công phu. Phiên chợ quê trong phim phần nào giúp khán giả hình dung về một thị trấn xa xôi, vừa quen vừa lạ. Đặc biệt, phân cảnh múa rối nước nhận được nhiều sự chú ý từ sân khấu, hệ thống nước, các nghệ nhân và tạo hình của các con rối.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Bối cảnh phim “Người vợ cuối cùng” diễn ra vào thế kỉ 19 của Việt Nam.

Bối cảnh phim “Người vợ cuối cùng” diễn ra vào thế kỉ 19 của Việt Nam.

Phim điện ảnh

Phim điện ảnh "Người vợ cuối cùng" ghi điểm với những tiểu cảnh được dàn dựng công phu.

Rừng tràm Trà Sư (An Giang) - Phim “Đất rừng phương Nam”

Mới đây, rừng tràm Trà Sư (An Giang) được chọn làm bối cảnh cho phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Trước đó, Trà Sư cũng từng là phim trường của bộ phim “Thất sơn tâm linh” của đạo diễn Hàm Trần.

Rừng tràm Trà Sư được lựa chọn làm bối cảnh trong phim bởi nơi đây vẫn còn lưu giữ nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ của rừng Nam Bộ, “tương đồng” với miêu tả của nhà văn Đoàn Giỏi. Cảnh quan đặc trưng được xây dựng trong phim là hình ảnh chợ nổi đặc trưng của miền Tây Nam Bộ vào thập niên 1920. Xen vào đó là những dòng kênh ăm ắp trĩu nặng phù sa và khu rừng tràm xanh thẳm sâu hút tầm mắt, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất điện ảnh.

Rừng tràm Trà Sư được lựa chọn làm bối cảnh trong phim bởi nơi đây vẫn còn lưu giữ nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ của rừng Nam Bộ

Rừng tràm Trà Sư được lựa chọn làm bối cảnh trong phim bởi nơi đây vẫn còn lưu giữ nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ của rừng Nam Bộ

Làng chiếu Định Yên (Đồng Tháp) - Phim “Lật mặt 6”

Trong dự án phim “Lật mặt 6”, làng chiếu Định Yên (Đồng Tháp) đã được chọn làm bối cảnh chính. Không phải một phim trường ảo mà chính từ những nền móng, di tích cũ tại đây, đạo diễn Lý Hải đã tái hiện lại khung cảnh làng nghề truyền thống thời còn hưng thịnh.

Làng nghề dệt chiếu Định Yên nằm ngay cạnh dòng sông Hậu. Nơi đây có nhiều bãi bồi và cồn cát nên những cây như bố, lác phát triển rất tốt. Với đôi bàn tay khéo léo, người dân tại đây đã dệt sợi nên những chiếc chiếu mịn màng, mang màu sắc rực rỡ. Những chiếc chiếu ấy cũng gắn liền với nếp sinh hoạt của người dân Đồng Tháp. Vào năm 2013, nghề dệt chiếu đã được công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Làng chiếu Định Yên (Đồng Tháp) được

Làng chiếu Định Yên (Đồng Tháp) được "hồi sinh" trong "Lật mặt 6"

Những chiếc chiếu ấy cũng gắn liền với nếp sinh hoạt của người dân Đồng Tháp.

Những chiếc chiếu ấy cũng gắn liền với nếp sinh hoạt của người dân Đồng Tháp.

Nhà vườn An Hiên (Huế) - Phim “Em và Trịnh”

Phim điện ảnh “Em và Trịnh” tái hiện cuộc đời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người được mệnh danh là huyền thoại của âm nhạc tình ca Việt Nam. Trong phim, nhà vườn An Hiên (Huế) được chọn làm bối cảnh nhà của chị em Bích Diễm và Dao Ánh. Đây cũng chính là nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đàn cho chị em Bích Diễm và Dao Ánh nghe trong cơn mưa.

Thực tế, căn nhà này là phủ công chúa thứ 18 của vua Dục Đức cũng như hoàng thân, quốc thích sau nhiều lần đổi chủ. Lối vào nhà vườn An Hiên là một cổng vòm nhỏ, rẽ phía trái là hồ chữ nhật trồng hoa sen, hoa súng. Cấu trúc khung nhà được làm bằng gỗ với ba gian hai chái (ba căn phòng, và được cơi nới thêm hai phòng nhỏ). Đặc biệt, bên trong căn nhà vườn vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật cung đình quý hiếm.

Phim điện ảnh “Em và Trịnh” tái hiện cuộc đời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Phim điện ảnh “Em và Trịnh” tái hiện cuộc đời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhà vườn An Hiên (Huế) được chọn làm bối cảnh nhà của chị em Bích Diễm và Dao Ánh.

Nhà vườn An Hiên (Huế) được chọn làm bối cảnh nhà của chị em Bích Diễm và Dao Ánh.

Phương Mai - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES