“Muốn tỉnh mộng mê hãy uống trà”

26/09/2021

Trà từ lâu đã trở thành một thức uống quen thuộc với người dân Trung Quốc. Họ uống trà từ rất sớm, mở mắt ra là tay với chén trà. Người Trung Quốc không chỉ coi trà là một thức uống bình thường, đối với họ trà còn là một thứ “đạo”, một phương pháp để chữa lành cả thân và tâm.

Trà và tầm ảnh hưởng lên đất nước Trung Quốc

Trà được cho rằng xuất hiện lần đầu tiên ở đất nước Trung Quốc, với truyền thuyết Thần Nông là vị thần đầu tiên nếm thử và cho trồng trà rộng rãi. Tất cả các lá trà trên thế giới đều bắt nguồn từ lá trà thuộc họ cây Camellia Sinensis và được người Trung Quốc cổ đại thả vào nước sôi, sau đó dần hình thành các phương thức chế biến trà khác nhau.

Trà được cho rằng xuất hiện lần đầu tiên ở đất nước Trung Quốc.

Trà được cho rằng xuất hiện lần đầu tiên ở đất nước Trung Quốc.

Người Trung Quốc sử dụng trà vào ứng dụng làm thuốc từ rất sớm. Từ thế kỉ thứ 4, họ đã uống trà như một liệu pháp chữa bệnh và tăng sức đề kháng. Tới thời Đường, trà phát triển cực mạnh và đã có hẳn một cuốn sách nói về tầm quan trọng của trà. Đó là cuốn Trà kinh của trà sư Lục Vũ. Cuốn sách mô tả mọi thứ về trà, từ nguồn gốc cho đến cách trồng…, gần như là cuốn từ điển về trà đầu tiên của nhân loại.

Tới thời Tống, Hoàng đế Huy Tông đã nhân rộng sức mạnh của trà với việc dành cả đời để nghiên cứu về trà. Vị vua này cũng xuất bản một cuốn sách có tên Quan Luận Trà để quảng bá về trà, không chỉ cho dân trong kinh thành mà mở ra tới toàn cõi.

Đặc biệt, ở thời Tống, trà được coi là một vật phẩm thay cho tiền tệ. Với nhiều hơn một bánh trà, bạn dễ dàng đổi được rất nhiều vải vóc, lụa là, thậm chí là ngựa tốt. Người Mông Cổ và Tây Tạng phát cuồng vì trà. Họ sẵn sàng đem những chú ngựa mạnh mẽ nhất chỉ để đổi lấy một bánh trà nặng hơn một ounce (khoảng 28,3495 gram).

Một ounce trà thời đó có giá ngang với hai ounce vàng. Những búp trà tươi non và chất lượng nhất cũng luôn được tiến vua, đấu giá, bày bán trong giới quý tộc. Có thể thấy tầm quan trọng của trà là không thể bàn cãi.

Trước thời Minh, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách nén trà đen thành dạng bánh để dễ bảo quản và vận chuyển. Những bánh trà này gọi là trà chuyên (茶磚), người Anh dịch nôm na là

Trước thời Minh, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách nén trà đen thành dạng bánh để dễ bảo quản và vận chuyển. Những bánh trà này gọi là trà chuyên (茶磚), người Anh dịch nôm na là "tea brick" (cục gạch trà).

Một bức tranh của Ting Quan mô tả việc sản xuất trà ở Trung Quốc, thế kỷ 19.

Một bức tranh của Ting Quan mô tả việc sản xuất trà ở Trung Quốc, thế kỷ 19.

Cô gái hái trà

Những cô gái hái trà luôn là hình ảnh rất đỗi thơ mộng trong cả thơ ca và hội họa. Thậm chí, trào lưu tuyển chọn những cô gái hái trà đang trở lại mạnh mẽ trong thời nay.

Trào lưu này thực chất xuất phát từ rất lâu đời, tận thời Đường xa xôi. Với tinh thần yêu và say mê trà, các hình thức sinh ra từ việc này cũng nở rộ. Những loại trà cao cấp do các cô gái trẻ hái luôn được đặt tên riêng và được giữ gìn rất cẩn thận.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Các thiếu nữ đang học cách pha trà.

Các thiếu nữ đang học cách pha trà.

Thưởng trà cùng bằng hữu.

Thưởng trà cùng bằng hữu.

Những búp trà hảo hạng luôn do các cô gái trẻ hái. Trà hảo hạng nếu không tiến vua cũng được bán với giá "cắt cổ". Đó là những cô gái trẻ tuổi, còn trong trắng và không quá đẫy đà. Vì quan niệm của người thưởng trà cao cấp là trà phải thật sự tinh khiết, không chỉ từ khâu pha mà còn ngay từ những bước nhỏ nhất.

Trà thường được hái vào tháng 4 hàng năm. Các cô gái nhỏ được gửi lên trên sườn núi từ sớm, họ trải qua một mùa xuân ấm áp, chuẩn bị cho một vụ thu hoạch trà diễn ra đều đặn.

Sáng sớm, khi trời còn tờ mờ sương, các cô gái trẻ dậy thật mau lẹ, tắm rửa sạch sẽ và ăn một bữa sáng thanh đạm. Bữa sáng gồm một chút cơm, đậu phụ và rau, rất hạn chế thịt cá và đặc biệt là hành tỏi. Họ sẽ phải duy trì trạng thái này tới hết kì thu hoạch trà. Vì theo quan niệm của các vị giám sát, trà không được lẫn hơi thở nặng nề của người ăn chất tanh, chất đạm, gia vị nặng mùi…

Sau khi ăn, các cô gái với gương mặt non trẻ và ngây thơ, địu một chiếc giỏ nhỏ đan từ cành liễu treo trên cổ, còn bàn tay thì đeo găng. Họ lên đường đi men theo các sườn dốc khúc khuỷu, vừa trò chuyện cười đùa tíu tít, vừa ngắm mây trời. Tâm trạng phải thoải mái thì mới tìm thấy lá trà thật ngon.

Bàn tay nhỏ đeo những đôi găng tay trắng muốt, nhẹ nhàng bứt từng lá trà một cách thật khéo léo. Họ tuyệt đối không được dùng móng tay hay giật mạnh trà vì đó là một sự bất kính đối với trà. Cây trà bị rỉ nhựa vì móng tay sắc nhọn sẽ không cho ra những búp trà hảo hạng nhất. Họ hái những búp non, nhỏ và đẹp nhất dành cho vua. Tiếp đến là những búp to hơn cho quan lại và quý tộc. Tuyệt nhiên không hái hết cả cành trà, vì họ không thể để vụn và bụi trà ở những tầng thấp hơn bay vào chiếc giỏ nhỏ xinh của mình.

Thậm chí, ở một số nơi khắt khe hơn, các cô gái trẻ sau khi hái được lá trà ngay lập tức phải nhét vào ngực, nách và sáng hôm sau lấy ra lại. Hành động khó hiểu này được giải thích là giúp trà có hương vị đặc trưng từ mồ hôi của trinh nữ. Từ đó, lá trà trở nên thơm ngon vượt trội, không một loại trà nào sánh nổi.

Từ hái lá trà...

Từ hái lá trà...

...đến phơi, rang và sấy lá.

...đến phơi, rang và sấy lá.

Trà chỉ được hái khi sương mai còn đọng trên lá, nắng còn chiếu những tia rất mỏng và thưa thớt. Những lá trà thời này được o bế đến mức cực điểm như vậy. Sau giờ trưa, trà hái về chỉ còn là loại hạng hai, ba không đáng nhắc đến. Đến khi mặt trời nhô cao, các cô gái lục đục kéo nhau đi về thật nhanh, tránh cho búp trà bị bay hơi sương, bị khô giòn dưới nắng. Trà được nâng niu, được cầm trên đôi bàn tay mềm như một món hàng vô giá.

Tới trưa là thời điểm trà được phơi, rang hoặc sấy để làm héo bớt lá trà. Thường trà cao cấp sẽ được chế biến thật nhanh để đến tay vua hay quý tộc, chứ trà dâng vua không thể ề à, để qua ngày hôm sau.

Theo chân búp trà lên bàn Hoàng Đế

Trà dâng lên vua thường có xuất xứ từ vùng núi Yang Hsien thuộc khu vực Thượng Hải. Trà nơi đây ngon tuyệt đỉnh, đến mức vào vụ thu hoạch lúa tháng 4 mỗi năm, vua yêu cầu phải cống nạp số trà nhất định. Trong suốt một tháng cống nạp trà, việc sản xuất lúa bị đình trệ dẫn tới nạn đói thê lương.

"Nghi lễ" thưởng trà trong hoàng tộc cũng phức tạp, khắt khe và kĩ càng hơn hết.

Với trà, hoàng tộc có những yêu cầu khắt khe từ việc hái đến sản xuất. Trà không để quá lâu mà phải đem tới tay nhà vua ngay. Người pha trà cũng thật kì công với thứ nước hứng sương mai tinh khiết nhất, cùng nước mưa mát lạnh. Chiếc ấm pha trà cũng phải từ loại gốm sứ tráng men ngọc. Thứ men trong suốt mịn màng làm cho nước trà thêm sóng sánh.

Nhiều yêu cầu là thế, tất cả cũng chỉ vì một chén trà ngon. Nếu cho ta cơ hội uống một ly trà như vậy, ắt hẳn sẽ rất hân hạnh mà nâng ly.

Trà trong thời buổi hiện đại

Ngày nay, nhịp sống phát triển và hiện đại đã rút ngắn và giản tiện đi việc thưởng trà và uống trà rất nhiều. Từ những lễ nghi có thể diễn ra trong nhiều canh giờ hoặc thậm chí là hàng tuần lễ, hay những buổi yến tiệc có những hộp trà quý hiếm, xa xỉ đã hoá thân nhỏ gọn vào một gói trà túi lọc đơn sơ. Ta chỉ cần đổ nước sôi, chờ đợi vài phút là có ngay một ly trà nóng hổi. Những thói quen và yêu cầu khắt khe của trà đã chỉ còn trong những nơi chuyên về trà, chứ không còn lan rộng ra mọi nơi như xưa. Truyền thống hái trà của các cô gái cũng bị mai một đi phần nào.

Ở Trung Quốc bây giờ, rất khó để tìm được một cân trà ngon kiểu tiến vua, do các nàng trinh nữ miệt mài nâng niu. Nhưng không phải là không thể. Mới đây, một công ty ở Hà Nam đã đăng tin tuyển chọn những cô nàng trẻ trung, có sức sống và thậm chí là có… vòng ngực to để hái trà làm nên món Trà Trinh Nữ nổi tiếng. Sự kiện này gây xôn xao dư luận một thời gian, nhưng cũng chẳng quá là lạ, khi trà và mọi-thứ-về-trà vốn là một truyền thống từ lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức người dân của đất nước này.

Hà Chuu (Hình ảnh: Internet)
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES