Nét độc đáo trong ẩm thực Pháp

13/01/2014

Ẩm thực Pháp nổi tiếng khắp nơi với các món ăn được chế biến lạ mắt, lạ miệng, kết hợp độc đáo rượu trong chế biến và thưởng thức, góp phần làm đậm đà thêm hương vị của các món ăn Pháp.

ợu Pháp

Nước Pháp là một trong những quốc gia Châu Âu có lịch sử lâu đời nhất về sản xuất rượu nho. Nước Pháp coi rượu vang là một “điểm nhấn” đặc sắc trong nghệ thuật thưởng thức ẩm thực của mình. Quá trình chưng cất rượu vang được tiến hành với sự tỉ mỉ, công phu để chiết xuất những giọt nồng tinh túy nhất. Rượu vang Pháp nổi tiếng khắp thế giới với tên tuổi của các loại rượu tuyệt hảo, xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời: nhãn hiệu rượu vang Bordeaux lừng danh.

Nguồn ảnh: gliving.com

Bordeaux là một thành phố nằm bên bờ sông Garonne, có khoảng 120.000 ha đất trồng nho, 13.000 nông trại nho, 9.000 xưởng sản xuất rượu vang. Với năng suất mỗi năm trên 700 triệu chai rượu vang, Bordeaux đứng đầu thế giới về số lượng rượu sản xuất và được coi là kinh đô rượu vang của thế giới. Ngoài ra, vùng đất này còn có các loại  vang như: Burgundy,  Alsace, Provence. Mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng, theo từng chủng loại nho, từng công thức chế biến, lưu trữ rượu riêng biệt và trong đó có cả sự nâng niu, chăm chút của những người sản xuất rượu. Chính những yếu tố đó tạo nên sự khác biệt nổi bật của rượu nho nước Pháp.

Foie gras – gan ngỗng béo

Nguồn ảnh: ibuygourmet.com

Người Pháp cũng rất tự hào với món gan ngỗng béo độc đáo của mình. Người ta chế biến món ăn này từ những con ngỗng được chăm sóc bằng chế độ ăn uống đặc biệt nhằm khai thác tối đa thành phần dinh dưỡng trong gan của chúng. Gan ngỗng béo được chế biến thành món pa tê và có mặt trong menu của những nhà hàng cao cấp đạt chuẩn quốc tế tại Pháp. Người sành ăn gọi món này là foie gras. Một số quốc gia khác cũng có món gan ngỗng béo “nhái”, tuy nhiên vị ngon thì không thể tinh túy bằng foie gras chính hiệu. Gan ngỗng cắt thành những miếng vuông nhỏ, áo một lớp bột mỏng bên ngoài và đem chiên sơ trong vòng vài phút. Việc chiên gan béo đòi hỏi đầu bếp phải thực sự khéo léo vì nếu lửa non sẽ khiến gan bị bở, lửa già thì gan sẽ bị khét và tứa dầu. Món gan ngỗng béo thường được dùng kèm với các món ngọt như các món mứt hay nước sốt ngọt để làm bật lên vị ngon, béo của gan ngỗng. Đặc biệt, người dân Pháp thường dùng Foie Gras với rượu Sauterne - một loại rượu vang trắng làm từ nho.

Món tráng miệng

Người Pháp cũng là bậc thầy thế giới trong ngành sản xuất bánh ngọt với sự tuyệt hảo trong chất lượng và phong phú về thương hiệu bánh. Một thế giới bánh sẵn sàng phục vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng: bánh trái cây, bánh su, bánh flan, bánh chocolate, bánh mì … Sẽ thật thiếu sót nếu như bỏ lỡ những món tráng miệng tuyệt vời khi đến Pháp Để một bữa ăn thực sự đạt tới sự viên mãn, món tráng miệng cũng được người Pháp chú ý và chăm chút. Vị ngọt của món tráng miệng sẽ là điểm kết thúc hoàn hảo cho những bữa ăn trong ngày.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Món tráng miệng Pháp thường là trái cây và chocolate. Trái cây được chế biến thành những món kem, bánh ngọt …

Bánh Crepe. Nguồn ảnh: flickr

Chocolate cũng được chế biến thành bánh gato, kem và các loại bánh mang hương vị, hình dạng đặc trưng cho mỗi vùng miền. Thực khách sẽ không thể quên hương vị bánh Crêpes nhân dâu được làm từ bột bánh mì đen nổi tiếng của vùng Bretagne, bánh táo nướng vùng Normandie, hay các loại sobert - một dạng kem đá làm từ hỗn hợp đường, nước, trái cây lạnh và bánh trái cây nướng đặc trưng của miền Nam nước Pháp. Thật thoải mái khi được thưởng thức hương vị tự nhiên bên trong các món tráng miệng Pháp sau một bữa ăn thú vị. Người ta có thể ăn ngọt hoặc mặn tùy khẩu vị.

Bánh mì Pháp

Brioche. Nguồn ảnh: kokotaru

Ở Pháp, bánh mì được dùng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Món ăn cơ bản, truyền thống nhất của người Pháp là bánh mì baguette phết bơ, một loại bánh mì dài, và có vỏ giòn.. Đồng hành với món ăn này sẽ có ly rượu vang, giữ nhiệm vụ đánh thức tất cả các giác quan, là nguồn cung cấp năng lượng tràn trề, cùng với paté, sốt mayonnaise hay với một ly sô-cô-la nóng vào buổi điểm tâm sáng, hoặc với một ít pho mát. Tuy nhiều nơi đều gọi chung bánh mì Pháp là Baguette, nhưng khi đến Pháp, bạn sẽ được biết thêm nhiều hơn về các loại bánh mì Pháp khác như bánh mì Flute, bánh mì Ficelle, bánh Brioche.

Sườn cừu nướng

Nguồn ảnh: baltimoresun.com

Cùng với khoai tây, sốt cherry anh đào và  một ít rượu Porto, món sườn cừu nướng kiểu Pháp luôn khiến cho thực khách khó quên bởi hưởng vị độc đáo của nó. Sườn cừu sau khi sơ chế, ướp gia vị, đem rán đến độ chín vừa ý. Khoai tây luộc chín và nghiền nhỏ, đóng thành khuôn và được bày giữa đĩa ăn. Nước sốt thơm lừng với một chút mùi vị của hành tây thái nhỏ, mùi thơm thanh của cherry anh đào tươi. Điểm đặc biệt trong món sườn cừu nướng Pháp chính là sự hòa quyện trong nước sốt vị ngọt thú vị của rượu Porto, một loại rượu ngọt của Pháp.

Phô mai

Pháp được xem là quốc gia tiêu thụ phô mai lớn nhất thế giới. Ở Pháp, có hơn 500 loại phô mai có mùi vị khác nhau, chủ yếu được làm từ sữa bò, cừu và dê. Phô mai xanh vùng Roquefort trứ danh với mùi hương khá nồng nhưng dễ gây nghiền.

Nguồn ảnh: fromages-aop-auvergne.com

Phô mai Saint – Nectaire lâu đời làm từ sữa bò tươi vùng Auvergne. Phô mai Camembert có vị béo của sữa và mùi thơm của trái cây, được phủ bằng một lớp vụn bánh mì hay miếng thịt muối mặn, phô mai sữa dê Chevre Chaud đem đến cho thực khách mùi vị phô mai kinh điển nhưng độc đáo. Ngoài ra, còn rất nhiều loại phô mai khác nữa.

Hàu sống

Nguồn ảnh: llworldtour.com

Hàu sống, còn gọi là huître, là món ăn rất được ưa thích tại Pháp. Hàu là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, vitamin, sắt và các vi chất dinh dưỡng khác. Hàu sau khi khui vỏ, vắt chanh vào ăn sống hoặc pha với giấm ngâm hành hương hay cầu kỳ hơn với một ít ớt bột và vài giọt nước cốt quýt hoặc cam sành. Đặc biệt, khi đến với vùng Bretagne, bạn sẽ có dịp thưởng thức món hàu Cancale nổi tiếng, thịt hàu Cancale dày và khi ăn dậy lên mùi mặn của muối iốt, khi ăn xong đọng lại dư vị thơm ngon đặc biệt của hạt dẻ noisette.

RELATED ARTICLES