Ngành du lịch thế giới có thể hướng đến hộ chiếu carbon vào năm 2040

28/11/2023

Đến cuối tháng 7 năm nay, số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 84% so với mức trước đại dịch. Ở một số nước châu Âu như Pháp, Đan Mạch và Ireland, nhu cầu du lịch thậm chí còn vượt mức trước đại dịch.

Đây có thể là tin tức tuyệt vời về mặt kinh tế nhưng một số chuyên gia bày tỏ lo ngại việc quay trở lại hiện trạng du lịch tăng trưởng mạnh sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và xã hội.

Khái niệm

Khái niệm "hộ chiếu carbon" tập trung vào việc khách du lịch được cấp một khoản trợ cấp carbon hàng năm. Ảnh: CNN

Mùa hè chứng kiến những đợt nắng nóng kỷ lục ở nhiều nơi trên thế giới. Khách du lịch thậm chí phải chạy trốn khỏi các vụ cháy rừng ở Hy Lạp và Hawaii đồng thời cảnh báo thời tiết khắc nghiệt đã lan rộng ở nhiều điểm đến nghỉ mát nổi tiếng như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Các chuyên gia cho rằng những điều kiện khắc nghiệt này là do gây ra biến đổi khí hậu.

Du lịch là một phần của vấn đề. Ngành du lịch tạo ra khoảng 1/10 lượng khí thải nhà kính, gây khủng hoảng khí hậu.

Những tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường đã trở nên nghiêm trọng. Một số ý kiến cho rằng những thay đổi mạnh mẽ đối với thói quen du lịch của chúng ta là không thể tránh khỏi.

Một báo cáo từ năm 2023 phân tích tương lai của du lịch bền vững, công ty lữ hành Intrepid Travel đã đề xuất rằng "hộ chiếu carbon" sẽ sớm trở thành hiện thực nếu ngành du lịch hy vọng phát triển.

Ý tưởng hộ chiếu carbon

Ý tưởng về hộ chiếu carbon tập trung vào việc mỗi du khách sẽ được cấp một mức trợ cấp carbon hàng năm và sẽ không thể vượt quá. Những khoản phụ cấp này sau đó được ví như "khẩu phần" du lịch.

Ngành hàng không đang gây ra lượng khí thải carbon lớn. Ảnh: CNN

Ngành hàng không đang gây ra lượng khí thải carbon lớn. Ảnh: CNN

Khái niệm này có vẻ cực đoan. Nhưng ý tưởng về trợ cấp carbon cá nhân không phải là mới. Một khái niệm tương tự (được gọi là "giao dịch carbon cá nhân") từng được Quốc hội Anh thảo luận vào năm 2008 nhưng chưa triển khai vì tính phức tạp và tính đến khả năng sẽ bị công chúng phản đối.

Lượng khí thải carbon trung bình hàng năm của một người ở Mỹ là 16 tấn – một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Ở Anh, con số này là 11,7 tấn, vẫn cao hơn 5 lần so với mục tiêu được đưa ra tại Thỏa thuận Paris nhằm đảm bảo mục tiêu duy trì nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C (2,7 độ F) so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trên toàn cầu, lượng khí thải carbon trung bình hàng năm của một người là khoảng 4 tấn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu duy trì nhiệt độ không vượt mức 1,5 độ C thì mục tiêu duy trì lượng khí thải carbon trung bình toàn cầu cần phải giảm xuống dưới 2 tấn vào năm 2050. Con số này tương đương với khoảng hai chuyến bay khứ hồi giữa London và New York.

Báo cáo của công ty Intrepid Travel dự đoán nhiều khả năng hộ chiếu carbon sẽ được triển khai vào năm 2040. Một số luật và hạn chế được áp dụng trong năm qua đã cho thấy thói quen du lịch của chúng ta có thể sắp thay đổi.

Mục tiêu du lịch hàng không

Từ năm 2013 đến 2018, lượng CO₂ thải ra từ máy bay thương mại trên toàn thế giới đã tăng 32%. Những cải tiến về hiệu quả sử dụng nhiên liệu đang giảm dần lượng khí thải trên mỗi hành khách. Nghiên cứu từ năm 2014 cũng cho thấy bất kể nỗ lực giảm lượng khí thải carbon ra sao thì thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự tăng trưởng của giao thông hàng không.

Để việc giảm phát thải có ý nghĩa, giá vé sẽ phải tăng 1,4% mỗi năm, vì vậy một số người không muốn đi máy bay. Tuy nhiên, trên thực tế, giá vé đã và đang giảm.

Một số nước châu Âu đang bắt đầu thực hiện các biện pháp để hạn chế đi lại bằng đường hàng không. Kể từ ngày 1/4/2023, hành khách trên các chuyến bay chặng ngắn và máy bay cũ ở Bỉ đã phải chịu mức thuế tăng để khuyến khích các phương tiện du lịch khác thay thế.

Chưa đầy hai tháng sau, Pháp cấm các chuyến bay nội địa chặng ngắn, trong đó chuyến đi tương tự có thể được thực hiện bằng tàu hỏa trong thời gian 2.5 tiếng hoặc ít hơn. Tây Ban Nha dự kiến sẽ làm như vậy.

Một kế hoạch tương tự cũng có thể được thực hiện ở Đức. Vào năm 2021, một cuộc thăm dò của YouGov cho thấy 70% người Đức sẽ ủng hộ các biện pháp chống biến đổi khí hậu này nếu có sẵn các tuyến giao thông thay thế như tàu hỏa hoặc tàu thủy.

Du thuyền và carbon

Không chỉ du lịch hàng không đang bị chỉ trích. Một cuộc điều tra của Liên đoàn Giao thông và Môi trường Châu Âu vào năm 2023 cho thấy các tàu du lịch cũng đang bơm một lượng khí lưu huỳnh vào khí quyển nhiều gấp 4 lần (được chứng minh là gây ra mưa axit và một số bệnh về hô hấp) so với khoảng 291 triệu ô tô của Châu Âu cộng lại.

Slovenia đang trở thành điểm đến phổ biến khi du khách có xu hướng tìm kiếm các điểm đến ở châu Âu có nhiệt độ mát mẻ hơn. Ảnh: CNN

Slovenia đang trở thành điểm đến phổ biến khi du khách có xu hướng tìm kiếm các điểm đến ở châu Âu có nhiệt độ mát mẻ hơn. Ảnh: CNN

Những thống kê như vậy đã buộc các điểm đến ở châu Âu phải có hành động hạn chế ngành du lịch tàu biển. Vào tháng 7, hội đồng Amsterdam đã cấm các tàu du lịch cập cảng ở trung tâm thành phố nhằm giảm số lượng khách du lịch và ô nhiễm.

Năm 2019, Venice là cảng châu Âu cũng rơi vào tình trạng ô nhiễm do số lượng lớn tàu du lịch ghé thăm. Thành phố nổi tiếng của Italy đã tụt xuống vị trí thứ 41 vào năm 2022 vì ô nhiễm. Chính quyền thành phố đã ban hành lệnh cấm các tàu du lịch lớn đi vào vùng biển của thành phố nhằm làm giảm 80% chất ô nhiễm không khí từ các tàu ở Venice.

Thay đổi điểm đến

Báo cáo của Intrepid Travel nhận định ngành du lịch không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường bởi phương tiện đi lại mà cả những nơi chúng ta đi du lịch sẽ sớm bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ nóng lên có thể sẽ làm giảm sức hấp dẫn của các điểm đến bãi biển truyền thống, khiến khách du lịch châu Âu tìm kiếm những điểm đến mát mẻ hơn như Bỉ, Slovenia và Ba Lan trong kỳ nghỉ.

Một số công ty du lịch báo cáo số lượng đặt phòng trong kỳ nghỉ tới các điểm đến mát mẻ hơn ở châu Âu như Scandinavia, Ireland và Vương quốc Anh đã tăng lên đáng kể trong những tháng du lịch cao điểm mùa hè năm 2023.

Dù giải pháp là gì thì những thay đổi trong thói quen du lịch dường như là điều không thể tránh khỏi. Các điểm đến trên toàn cầu, từ Barcelona đến Riveria của Italy và thậm chí cả đỉnh Everest đều kêu gọi hạn chế số lượng khách du lịch khi đang phải vật lộn để đối phó với đám đông và ô nhiễm.

"Khách du lịch nên chuẩn bị thay đổi thói quen du lịch ngay bây giờ trước khi quá muộn", hãng CNN gợi ý.

- Nguồn: Tổ Quốc
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES