Nhà cổ Bình Thủy, một viên ngọc quý giữa lòng Cần Thơ, không chỉ là một điểm tham quan nổi bật mà còn là một di sản văn hóa được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ngôi nhà, được xây dựng từ năm 1870, là minh chứng sống động cho sự giao thoa văn hóa độc đáo, nơi kiến trúc phương Đông hòa quyện tinh tế với những nét chấm phá phương Tây, tạo nên một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Lắng nghe những giai thoại ly kỳ, thú vị tại điểm du lịch nổi tiếng xứ Tây Đô
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, chỉ cần di chuyển khoảng 10km là bạn sẽ đến được nhà cổ Bình Thủy. Căn nhà tọa lạc tại số 144 đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy. Từ cuối thế kỷ thứ 18, vùng “đất lành chim đậu” Cần Thơ thu hút cư dân khắp nơi về an cư lạc nghiệp. Trong số đó có gia tộc họ Dương.Ông Dương Văn Vị, con cháu đời thứ 3 của gia tộc này là người bắt đầu cho xây dựng ngôi nhà này. Ban đầu, nhà làm bằng gỗ và lợp ngói. 30 Năm sau, cũng chính ông thiết kế và xây dựng lại. Năm 1904, ông qua đời và con trai út của ông là Dương Chấn Kỷ tiếp tục xây dựng ngôi nhà. Mãi đến năm 1911, ngôi nhà mới thực sự hoàn thành.

Nhà cổ Bình Thủy là nơi có kiến trúc Đông - Tây giao thoa hoàn hảo và là địa điểm du lịch Cần Thơ được yêu thích
Trải qua hơn 150 năm thăng trầm lịch sử ở vùng đất Tây Đô, đây là một trong số hiếm hoi những công trình nhà cổ còn được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Năm 2009, nhà cổ Bình Thủy đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Và nơi đây luôn trở thành điểm đến hấp dẫn của mọi du khách trên hành trình khám phá miền Tây sông nước.
Ông Dương Chấn Kỳ là chủ nhân của ngôi nhà và cũng là một thương gia giàu có, một điền chủ có thẩm mỹ cao. Ông thường hay thích tìm tòi những điều mới lạ, các trào lưu phương Tây đang thịnh hành, nhất là trong lĩnh vực kiến trúc. Cũng bởi thế khi ghé thăm Nhà cổ Bình Thủy bạn có thể thấy nơi đây mang phong cách kiến trúc biệt thự cổ kiểu Pháp trang nhã. Đặc biệt hơn nữa là nó còn mang đậm dấu ấn phong thủy rõ nét của người phương Đông, nhờ đó đã tạo nên một không gian hài hòa giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây.


Nhà cổ Bình Thủy được xây dựng trên khuôn viên có tổng diện tích khoảng chừng 6.000m2 theo hướng đông Tây, nền nhà thì cao hơn 1m so với khu vực sân vườn. Cả khu nhà được cây cảnh bao bọc, các cây cắt tỉa chu đáo cùng hoa nở bốn mùa khoe sắc khiến không gian không bị nhàm chán mà càng thêm sống động, tươi mới.
Bởi giá trị lịch sử cũng như nghệ thuật độc đáo của mình mà Nhà cổ Bình Thủy đã sớm trở thành phim trường lý tưởng cho các đạo diễn. Cụ thể nhiều bộ phim vang bóng một thời đã được quay tại đây như: Công tử Bạc Liêu, Người đẹp Tây Đô, Những nẻo đường phù sa, Bão U Minh, Nợ đời, Dòng sông hoa trắng, Đội nữ biệt động mùa thu...

Nơi đây còn là bối cảnh của nhiều bộ phim nổi tiếng


Những thước phim kinh điển được quay tại đây cũng phần nào lột tả được những giá trị văn hóa đặc sắc của miền Tây trong thời kỳ đó và khiến bao trái tim khán giả say mê theo nét phóng khoáng, trữ tình của miền sông nước Nam Bộ. Đặc biệt nhất trong số đó phải kể đến chính là bộ phim điện ảnh nổi tiếng trên thế giới: "Người tình" (The lover - 1992) của đạo diễn gạo cội Jean Jacques Annaud (Pháp).
Kiến trúc với sự giao thoa dấu ấn Đông - Tây độc đáo
Bất cứ ai khi chiêm ngưỡng nhà cổ Bình Thủy lần đầu cũng có cảm nhận khác lạ về lối kiến trúc nơi đây. Ở đó có sự giao thoa giữa dấu ấn kiến trúc Đông Phương và tây Phương độc đáo. Vào khoảng thời gian ông Dương Chấn Kỷ xây dựng ngôi nhà, văn hóa Tây phương thịnh hành. Vì vậy có nhiều nét kiến trúc châu Âu xuất hiện trong ngôi nhà. Điều này giải thích vì sao nhà cổ Bình Thủy vừa cổ kính trang nghiêm, vừa trang nhã phóng khoáng.

Kiến trúc độc đáo của ngôi nhà
Từ ngoài nhìn vào Nhà cổ Bình Thủy, điểm đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy được ở đây chính là hàng rào được làm bằng sắt có các trụ chính bằng bê tông. Bởi phong cách rất gần gũi với hiện đại này mà nhiều du khách dễ bỏ qua vì lầm tưởng đây là hàng rào của một biệt thự nào đó. Bước qua cổng chính là đến cổng tam quan theo kiểu kiến trúc người Hoa, nó nằm chếch về phía bên phải có 4 cột trụ lớn, 2 trụ xi măng và 2 trụ gỗ.

Từ ngoài nhìn vào đã thấy kiến trúc ấn tượng


Hệ thống xà ở cổng tam quan được kết cấu từ gỗ, có mái lợp ngói men xanh bên trên. Phía trên cùng thì được trang trí bằng nhiều hình thù sống động như cá vàng, kỳ lân, hoa lá. Đặc biệt nhất chính là ở đây có gắn 2 bảng hiệu lớn: “Phước An Hiệu” bảng tiếng Hoa và “Phủ thờ họ Dương” bằng tiếng Việt. Từ trên sân quan sát kiến trúc bên ngoài của Nhà cổ Bình Thủy bạn sẽ được chiêm ngưỡng một nét đẹp vô cùng tinh tế. Nó đến từ hoa văn điêu khắc, chạm trổ vô cùng sống động trên những cây cột, vòm cửa và viền nhà. Đó là chưa kể nhà cổ còn gây ấn tượng với 2 cầu thang hình cung dẫn vào trong. Nếu để ý kỹ bạn có thể thấy được 2 cây đèn to đúc bằng đồng từ thời Pháp thuộc đặt trước mặt tiền tại hai bên cầu thang.

Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1870, có nét kiến trúc phương Đông hòa quyện với chút hơi thở phương Tây
Ngôi nhà này là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, phá vỡ quy tắc nhà ba gian truyền thống của người miền Tây bằng việc xây dựng năm gian rộng lớn, tạo nên một không gian sống vừa trang trọng, vừa ấm cúng.
Nền gạch màu trầm, được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, là một trong những điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà, mang đến vẻ đẹp cổ kính và sang trọng. Ba khu vực chính của ngôi nhà, bao gồm nhà trước, nhà giữa và nhà sau, được kết nối liền mạch và ngăn cách bởi những cánh cửa vòng gỗ chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự khéo léo và tinh tế của những người thợ thủ công xưa.

h. Nơi đây cũng có giá trị rất lớn trong các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của miền đồng bằng sông Cửu Long nói chung trong thời kỳ giao thoa giữa 2 thế kỷ


Bước vào bên trong, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những món đồ nội thất cổ kính, được bài trí một cách cân xứng và hài hòa. Phòng khách mang đậm phong cách châu Âu cổ điển với bộ salon đời Louis XV của Pháp, chùm đèn pha lê lộng lẫy, tạo nên một không gian tiếp khách sang trọng và quý phái. Bên cạnh đó, những không gian khác trong nhà lại mang đậm dấu ấn Việt cổ xa hoa với bộ chén rượu thời Minh Thanh, bộ bàn ghế cẩm thạch vân xanh từ Vân Nam, bình ngọc men xanh cao 1,2m, tất cả đều góp phần tái hiện một cách sống động hình ảnh của một gia tộc thịnh vượng trong thời kỳ đó.

Không gian ấn tượng đậm nét văn hoá phương Đông


Một điều đặc biệt khiến nhiều du khách cảm phục chủ nhân của nhà cổ Bình Thủy là dù ngôi nhà mang đậm dấu ấn văn hóa Đông - Tây kết hợp, nhưng không gian thờ tự của gia đình vẫn giữ được nét thuần Việt rất riêng. Điều này thể hiện sự tinh tế và đầu óc thẩm mỹ của gia chủ họ Dương, người đã khéo léo tiếp thu những nét tân tiến của văn hóa phương Tây mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.