Tìm hiểu về tập tục lì xì trong năm mới

28/01/2019

Phần lớn chúng ta đều biết rằng bao lì xì đỏ mang lại may mắn, tốt lành, phúc thọ hay tài lộc, nhưng lại không rõ nguồn gốc của phong tục đặc sắc này.

Tiếng “lì xì” vốn xuất phát từ chữ “lợi thì” trong tiếng Trung. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi là “hồng bao”, trong tiếng Quảng Đông là “lợi thị”. Dù được gọi với tên gọi nào, lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, sự tốt lành.

Empty

Nếu người lớn tặng bao lì xì cho trẻ con có nghĩa là họ đang hi vọng sẽ truyền lại một năm may mắn và phước lành cho những đứa trẻ. Nếu người trẻ tặng tiền lì xì cho người lớn tuổi, điều đó mang thông điệp chúc trường thọ và thể hiện lòng biết ơn của họ đối với thế hệ đi trước.

Huyền thoại

Theo truyền thuyết, có một sinh vật quái dị tên là Nian (年). Mỗi năm một lần, nó sẽ ra khỏi rừng vào ban đêm và nuốt chửng cả làng. Các bước bảo vệ chống lại Nian trong đêm giao thừa năm mới dần dần đã biến thành lễ hội mừng xuân. Cha mẹ sẽ cho con cái một ít tiền trong đêm đó. Bằng cách này, bọn trẻ sẽ có thứ gì đó để mua chuộc quái vật hoặc những linh hồn xấu xa khác.

nian

Trong một câu chuyện phổ biến khác, có một con quỷ tên là Sui (祟). Vào đêm giao thừa, nó sẽ đến và vỗ nhẹ vào đầu trẻ em khi ngủ. Sự đụng chạm của nó sẽ ám ảnh những đứa trẻ. Để bảo vệ con cái, cha mẹ sẽ phải thức suốt đêm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Một cặp vợ chồng đã cho con của họ một đồng xu để chơi. Khi đứa bé ngủ thiếp đi, họ đặt đồng xu bên cạnh gối của bé. Vào nửa đêm, một cơn gió kỳ lạ thổi tắt ngọn nến. Khi Sui với lấy đứa trẻ, đồng xu lóe lên trong bóng tối và khiến nó sợ hãi biến mất. Ngày hôm sau, cặp vợ chồng bọc đồng xu đó bằng giấy đỏ và mang đi cho hàng xóm xem.

Lịch sử

Empty

Truyền thống tặng tiền lì xì bắt đầu từ thời Hán. Thay vì tiền thật, chúng là những đồ sưu tầm nhỏ dưới dạng tiền xu để xua đuổi tà ma. Các cụm từ và biểu tượng tốt đẹp đã được khắc trên bề mặt đồng xu. như “Thiên hạ thái bình” (天下太平—tiān xià tài píng), “Trường thọ và phúc lộc” (千秋万岁—qiān qiū wàn suì). Những đồng tiền này vốn được buộc lại với nhau bằng dây màu đỏ, nhưng về sau được bọc trong giấy đỏ và giờ đây được đặt trong phong bì màu đỏ.

Lì xì bao nhiêu mới đủ?

Dưới thời Minh Quốc (thế kỷ 20), tập tục tặng bao lì xì thường gắn với con số 100, tượng trưng cho việc sống lâu đến trăm tuổi. Đó là lí do tại sao người ta thường đặt 100 đồng xu vào trong giấy gói đỏ để tặng. Khi chuyển sang tiền giấy, người ta lại chọn những tờ tiền có số series liên tiếp nhau để tặng như một ngụ ý về việc sẽ luôn thuận lợi, suôn sẻ và thành công.

Empty

Tuy nhiên, thực tế thì số tiền được đặt trong phong bao lì xì không được quy định cụ thể mà tuỳ thuộc vào tâm ý cũng như cách thức của người tặng. Cho dù là bao nhiêu đi nữa, nếu người tặng và người được tặng mở rộng tấm lòng đón nhận những phong bao như một tín hiệu của may mắn thì số tiền được đặt trong bao không còn quan trọng, nó chỉ còn là ý nghĩa biểu tượng mà thôi.

Cách cho/nhận tiền lì xì

Trong lịch sử, tiền lì xì sẽ được trao khi những đứa trẻ đến thăm hỏi ông bà. Ở những nhà gia giáo truyền thống, người lớn tuổi ngồi trên ghế ở nhà chính trong khi trẻ con sẽ phải khấu đầu 3 lần mới nhận được bao lì xì. Ở những gia đình bình dân, trẻ con chỉ cần chúc người lớn một vài câu trước khi xin phong bao lì xì.

Empty

Ngày nay, mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, các lễ nghi rườm rà đều được lược bỏ. Tuy nhiên, những lời chúc tốt đẹp vẫn luôn được gửi trao khi cho/nhận bao lì xì. Tại Việt Nam, tất cả tiền lì xì đặt trong phong bao đều phải là tiền mới, bất kể mệnh giá. Điều này tượng trưng cho một khởi đầu mới mẻ, thịnh vượng. Trong những ngày Tết, khách khứa tới chúc Tết thường chuẩn bị bao lì xì cho con cháu chủ nhà và ngược lại.

Empty

Mong rằng, lì xì sẽ luôn là một phong tục tốt đẹp, là món quà tinh thần dịp đầu năm, thay cho lời chúc an lành và sung túc tới gia đình, bạn bè của chúng ta.

Nga Nguyễn - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES