Nhâm nhi trà bơ giữa đất trời Tây Tạng

11/03/2020

Tây Tạng là vùng đất cao nguyên có độ cao lớn nhất trên thế giới, nơi con người sống bình thản giữa đất trời và chan hòa với thiên nhiên. Và trà bơ với người Tây Tạng chính là thứ thức uống "quốc hồn quốc túy", mang đến hơi ấm và năng lượng mỗi ngày.

Như bao dân tộc châu Á khác, trà chính là loại thức uống được người Tây Tạng thưởng thức vào mỗi sáng bình minh, cho đến trưa hay thậm chí là chiều tối. Có những nơi ở Tây Tạng, thậm chí người ta uống đến 60 cốc trà mỗi ngày. Tuy nhiên, trà của người Tây Tạng đặc biệt hơn khi có thêm một chút bơ từ sữa của chú bò Yak - loài động vật đặc trưng của nơi đây.

Để đối mặt với không khí lạnh giá nơi đây, người Tây Tạng không chỉ cần áo ấm, họ còn phải dùng thêm những loại thức uống đặc biệt để làm ấm và bổ sung năng lượng thiết yếu cho cơ thể.

Để đối mặt với không khí lạnh giá nơi đây, người Tây Tạng không chỉ cần áo ấm, họ còn phải dùng thêm những loại thức uống đặc biệt để làm ấm và bổ sung năng lượng thiết yếu cho cơ thể.

Trà bơ là món quà quý giá mà người Tây Tạng dành để thiết đãi du khách, thể hiện sự hiếu khách của họ. Dù bạn là ai hay đến từ đâu, chỉ cần đặt chân đến ngôi nhà nào đó trên vùng đất này, bạn cũng sẽ nhận được một cốc trà bơ ấm áp từ người dân bản địa.

Empty

Trà bơ Tây Tạng, còn gọi là Yak Butter Tea, được làm từ trà đen Pu-erh, bơ bò Yak, chút muối hồng Himalaya và sữa. Với thời tiết khắc nghiệt quanh năm, Tây Tạng không thể tự trồng trà được. Đa số trà ở Tây Tạng được nhập thông qua "Tea Horse Road". Đây là con đường xa xôi và trắc trở dài gần 4.000 km của các nhà buôn, vượt qua bao nẻo đường cam go mang trà ngon đến Tây Tạng để đổi lấy ngựa tốt. Chính bởi tính chất gian nan cũng như độ dài của đoạn đường này mà "Tea Horse Road" đã trở thành một trong những tuyến đường kinh doanh huyền thoại,thậm chí được sánh ngang với "Con đường tơ lụa" trên thế giới.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
GettyImages-587226859.0

Để chế biến Yak Butter Tea, người Tây Tạng sẽ đun trà với nước sôi trong thời gian khá lâu so với những loại trà thông thường khác. Sau khoảng một tiếng đun trà, họ cho bơ và muối vào, rồi dùng bình trà Chandong để hòa tan trà, sữa cùng với bơ.

Bơ từ sữa của chú bò Yak

Bơ từ sữa của chú bò Yak

Empty
Empty

Những ngụm trà bơ đầu tiên dễ khiến cho người chưa quen cảm thấy khó chịu, bởi hương vị của trà là sự kết hợp giữa 3 vị nồng, ngậy và mặn. Tuy nhiên sau ngụm thứ hai, thứ ba, cảm giác khó chịu này sẽ dần biến mất, để lại dư vị ấm nồng có thể chinh phục bất kỳ ai. Thậm chí nhiều du khách thập phương sau khi trở về vẫn còn nhớ mãi về món trà gây nghiện này, bởi trong không gian giá rét dường như không có thứ gì nhâm nhi phù hợp hơn trà bơ Tây Tạng.

Empty
Empty

Để phân tích cụ thể thì trà bơ Tây Tạng có nhiều tầng hương, vị đan xen khá lạ lùng trong sự hài hòa. Vị mặn của muối, vị đậm đà béo ngậy của bơ sẽ lấn át trong ngụm trà đầu tiên, hương vị của trà lúc này chưa được bộc lộ rõ. Nhưng sau đó, hương vị của trà đen mới bắt đầu tấn công vào vị giác khiến chúng ta cảm nhận được chút chát chát, thanh thanh. Cuối cùng khi ngụm trà qua đi thì sẽ lưu lại sự ấm áp, ngòn ngọt, đây chính là mùi vị của loại sữa bò được vắt từ sáng sớm tinh mơ trên cao nguyên Tây Tạng.

Empty

Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Tây Tạng thần thoại, đừng quên thưởng thức món trà tinh hoa này. Cầm trên tay cốc trà nóng ấm, thưởng thức nó giữa bình yên của đất trời Tây Tạng lạnh giá là một trải nghiệm không nên bỏ qua trong đời.

Empty
My Tống - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES