Những người Hoa góp “vị” cho Sài Gòn (phần 2)

26/02/2021

Ở Sài Gòn, cộng đồng người Hoa “phủ sóng” gần như khắp các quận, huyện, nổi tiếng với những món ăn có tuổi đời đến mấy chục năm. Trong đó, có 4 khu ẩm thực mang sức hút đặc biệt với tôi nhất.

Đọc Phần 1 tại đây

“Phi thương bất phú” chắc là câu thành ngữ được người Hoa vận dụng tốt nhất. Họ đi đến đâu lập chợ đến đó; nơi nào họ dừng chân cũng có vài khu phố tập trung buôn bán cùng nhau - đặc biệt là những khu ẩm thực. (Ảnh: @foodaholic)

“Phi thương bất phú” chắc là câu thành ngữ được người Hoa vận dụng tốt nhất. Họ đi đến đâu lập chợ đến đó; nơi nào họ dừng chân cũng có vài khu phố tập trung buôn bán cùng nhau - đặc biệt là những khu ẩm thực. (Ảnh: @foodaholic)

Loanh quanh chợ “nhà giàu”

Tên khai sinh của chợ chính xác là chợ Phùng Hưng, đúng tên đường mà khu chợ “đóng đô”. Tuy nhiên, cái tên được nhiều người biết đến nhất chắc là chợ “nhà giàu”, hay chợ Thủ Đô. Sở dĩ có cái tên chợ “nhà giàu” vì ở đây giá cả có đắt hơn những chợ khác, nhưng luôn đảm bảo chất lượng nhất vì chợ chỉ bán thực phẩm tươi sống vào buổi sáng và nhường chỗ cho các hàng ăn uống mở cửa vào buổi trưa và chiều tối. Kế bên chợ là Rạp Thủ đô huyền thoại. Vào thời kỳ vàng son của cải lương, ở Sài Gòn chắc không ai không biết đến rạp này. Do đó, để xác định vị trí của chợ tốt nhất, tên gọi chợ Thủ Đô ra đời.

Empty
Empty

Chợ nằm lọt thỏm giữa những khu tập thể của người Hoa, vẫn giữ được kiến trúc cũ kỹ và đậm chất truyền thống Hoa kiều. Nếu có thời gian đi chợ vào buổi sáng, bạn có thể ngỡ ngàng tưởng mình đang ở Hong Kong vì người dân ở đây giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng tiếng Quảng Đông. Họ bán đầy đủ các thiết bị điện gia dụng, trang phục và cả hàng ăn nữa.

Empty
Empty
cl

Thời điểm tôi thấy thích nhất ở chợ là vào khoảng 3 giờ chiều. Lúc đấy, dòng người đông đúc đi chợ đã vãn để các hàng ăn bắt đầu mở ra, thơm phức đến nức mũi. Tôi có thể tìm thấy tất cả các món ăn tuổi thơ của mình ở đây: bánh bột khoai môn, khổ qua cà ớt, hay điểm tâm cực ngon mà giá cả lại rất vừa túi. Giữa chợ là quán cà phê vợt Ba Lù nổi tiếng mà tôi tin chắc rằng những ai yêu thích khu Chợ Lớn phải ghé đến một lần để thưởng thức, để nghe câu chuyện về món cà phê gia truyền và những thay đổi của Chợ Lớn từ xưa đến nay.

Món khổ qua cà ớt

Món khổ qua cà ớt

Cafe vợt

Cafe vợt

Chợ Xã Tây lãng mạn một thời

Ở khu vực Chợ Lớn từng có một tòa nhà gọi là “Đô chánh thành phố Chợ Lớn”, người dân gọi tắt là “Xã Tây” (tòa nhà thị xã của người Tây - vào lúc đó là người Pháp), và vì có ngôi chợ nằm gần đấy nên họ gọi luôn là chợ Xã Tây cho dễ nhớ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Chợ Xã Tây đã từng có một quá khứ đầy lãng mạn. Khu chợ này được chọn là bối cảnh phim “Người tình” (L’Amant) đình đám. Bộ phim dựa trên câu chuyện tình có thật của một cô gái người Pháp và chàng Hoa kiều Huỳnh Thủy Lê, con nhà đại điền chủ ở Sadec. Những mái ngói âm dương nguyên sơ, những mảng tường vàng đậm màu thời gian được đưa vào phim rất ngọt ngào. Khu chợ hiện tại dù không còn giữ được nguyên vẹn như trên phim thể hiện, cũng chỉ nhỏ nhắn với chiều dài tầm khoảng 200-300 m, nhưng những con hẻm nhỏ dẫn vào khu dân cư của cộng đồng người Hoa vẫn đủ làm người ta đôi khi thấy rung động.

Empty
Empty

Đến chợ vào những ngày Rằm, tôi ấn tượng nhất là món cà ri chay được nấu quá khéo léo ở ngay đầu chợ, không chỉ tôi mà những đứa bạn về sau vẫn cứ tấm tắc khen ngon. Ở chợ Xã Tây, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các món ăn vặt khác như chè, các loại bánh như bánh củ sắn, bánh hẹ, bánh khoai môn... Ngồi ăn ở trong chợ có khi vừa được nghe tiếng Hoa, vừa được nghe kinh của người đạo Hồi vào những giờ salat (giờ cầu nguyện của người Hồi giáo) vì ngay cạnh chợ là một nhà thờ Hồi giáo, nơi các bạn có thể thử những món ăn Halal. Còn với tôi, địa điểm quen thuộc mỗi lần đi qua chợ là hàng bán nước sâm mát lạnh, sau những buổi trưa lang thang nóng nực.

Empty
Empty
Empty

Tuổi thơ trải dài quận 11

Quận 11 là “con” của cả quận 5 và quận 6, được hình thành trên cơ sở tách đất từ hai quận trên. Do đó, nói quận 11 thuộc Chợ Lớn cũng đúng, mà nói nằm ngoài Chợ Lớn cũng không sai.

Đây có lẽ là nơi tôi gắn bó nhiều nhất từ nhỏ cho đến lớn nên mỗi lần đi loanh quanh khu này, tôi đều cảm thấy bồi hồi dù mọi thứ cũng đã thay đổi kha khá qua thời gian. Tôi nhớ như in những giờ tan trường cấp 1 vẫn thường đi lang thang khu vực cổng trường chờ ba đón, ăn một chén chè sương sáo hoặc bịch bánh tráng trộn với “xá bấu” (củ cải muối xào), hay những trái ớt, trái cà chua bằng đậu xanh. Khu Xóm Đất nơi tôi học còn nổi tiếng với các món điểm tâm buổi sáng, những chảo hủ tiếu xào nghi ngút khói, hay mấy lò bánh mì thơm lừng cả xóm. Những hàng quán tuổi thơ ấy đến bây giờ vẫn còn, chất lượng không thay đổi, chỉ có giá tiền thì nhẹ nhàng tăng lên theo thời gian.

Empty
Empty
Ảnh: Ngọc Trần

Ảnh: Ngọc Trần

Ảnh: Ngọc Trần

Ảnh: Ngọc Trần

Sẽ thật thiếu sót nếu đến quận 11 mà bỏ qua con đường Hà Tôn Quyền với món mì sủi cảo vang danh, hồi nhỏ chỉ cần nghe đến tên là lũ con nít chúng tôi đều thòm thèm. Cả một con đường trải dài chỉ bán duy nhất một món, mà bất kể bạn vào quán nào cũng sẽ cảm nhận được vị ngon theo một cách riêng của quán đó.

Một quán sủi cảo nổi tiếng trên đường Hà Tôn Quyền

Một quán sủi cảo nổi tiếng trên đường Hà Tôn Quyền

Có một tên gọi vui mà giới trẻ truyền tai nhau về quận 11, đó là “quận nới rộng… vòng 3”. Các bạn có dám thử không?

Phố Tàu giữa trung tâm thành phố

Người ta vẫn cho rằng cộng đồng người Hoa chỉ tập trung duy nhất ở quận 5, 6 hay 11, nhưng thực ra giữa quận 1 cũng có một khu người Hoa cực kỳ đặc trưng, đó là phường Nguyễn Thái Bình, xung quanh chợ Dân Sinh. Tôi đến đây lần đầu tiên vào 5 năm trước, khi tham quan Bảo tàng Mỹ Thuật, cảm thấy vô cùng ấn tượng và trở lại loanh quanh cũng khá nhiều lần sau này để khám phá những con hẻm nhỏ.

Empty
Empty

Ở đây có những hàng cà phê nơi người lớn tuổi tụ tập, kể chuyện rồi thi thoảng lại cười phá lên. Mỗi sáng mua một hộp xôi mặn kiểu người Hoa và một ly cà phê, rồi cứ ngồi đó mà nhẩn nha nghe các chú người Hoa nói chuyện; những âm thanh dung dị có thể khiến con người ta cảm thấy tràn đầy năng lượng vào buổi sớm. Có lần tò mò bắt chuyện, tôi được các chú kể cho nghe về khu ăn chơi khét tiếng một thời ở Sài Gòn tên là Kim Chung, cũng chính là khu vực này. Ngày xưa ở đây còn bán quân trang, quân phục cũ của quân đội Mỹ, đến sau này bắt đầu chuyển qua bán cơ khí và phụ tùng xe.

Empty
Empty

Người ta còn tìm đến đây để thưởng thức những món hủ tiếu người Hoa như hủ tiếu cá, bao tử và sườn sụn rất đặc trưng. Giá cả dĩ nhiên sẽ cao hơn một chút so với khu Chợ Lớn nhưng cũng là một trải nghiệm mà du khách nên thử. Đâu có đồng tiền nào mua được trải nghiệm, đúng không?

Empty
Empty
Empty

Lưu ý khi khám phá các khu vực người Hoa

- Đừng nói quá nhanh khi giao tiếp với người dân ở đây, đặc biệt là những người lớn tuổi.

- Đừng nhại giọng họ. Khi nói tiếng Kinh, giọng họ sẽ hơi “lạ” một chút vì họ quen giao tiếp bằng tiếng Quảng với nhau.

- Chuẩn bị một chiếc bụng thật đói và ví tiền rủng rỉnh, bạn sẽ không cưỡng lại được những món ăn phong phú ở đây đâu.

- Quán cà phê vợt Ba Lù ở chợ Thủ Đô bán từ 4 giờ sáng, đóng cửa vào khoảng 5 giờ chiều.

- Chợ Xã Tây dù ngắn nhưng có tận 3 con hẻm. Tất cả đều có tên gọi và câu chuyện riêng.

- Nếu bạn muốn thử món chay và thích náo nhiệt, hãy đến vào các ngày Rằm.

Một số “từ khóa” cho du khách

- Hẻm: Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cộng đồng người Hoa thì đây là chìa khóa cho bạn. Những con hẻm thường sẽ có câu chuyện rất thú vị. Ví dụ hẻm 720 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5… (hãy đến tìm ăn một quán địa phương và hỏi về chú “Tường giá đỗ”).

- Các cụ già: Thêm một từ khóa nữa cho những ai thích nghe kể chuyện. Đa số người Hoa rất thân thiện và mến khách nên đừng ngần ngại bắt chuyện, hỏi chuyện và xin chụp ảnh nhé!

- Chú Hỏa: Loanh quanh khu vực Chợ Lớn và chợ Dân Sinh, bạn hãy hỏi về lai lịch của ông - một trong “tứ đại hào phú” của Sài Gòn xưa.

- Chùa: Hãy vào tất cả các đình, miếu, chùa của người Hoa mà bạn bắt gặp trên đường, để khám phá xem văn hóa thờ cúng của họ có khác gì với nơi mình sống.

Dinh thự khi xưa của chú Hỏa, nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (Ảnh: Trần Hồng Ngọc)

Dinh thự khi xưa của chú Hỏa, nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (Ảnh: Trần Hồng Ngọc)

Wanderful Dreamers
RELATED ARTICLES