Lawrence Ferlinghetti, là ai?

24/02/2021

Những ngày qua, nếu tin tức về sự ra đi của Lawrence Ferlinghetti trên các trang báo khiến bạn tò mò đặt câu hỏi: "Lawrence Ferlinghetti là ai?", bài viết này có thể góp thêm chút thông tin hữu ích cho bạn.

Lawrence Ferlinghetti

nhà thơ, nhà xuất bản, họa sĩ và nhà hoạt động chính trị, người đồng sáng lập hiệu sách City Lights nổi tiếng ở San Francisco (California, Mỹ), một biểu tượng của thành phố. Ông qua đời ngày 22/2/2021 tại nhà riêng, ở độ tuổi 101.

newFile-1

“Nhà thơ đầu tiên của San Francisco”

Ferlinghetti sinh năm 1919 tại Yonkers, New York. Cha ông mất trước khi ông ra đời và mẹ ông phải điều trị trong một bệnh viện tâm thần, ông được dì của mình nuôi dưỡng. Năm ông lên 7 tuổi, dì ông, khi đó đang làm gia sư cho một gia đình giàu có ở Bronxville, đột ngột bỏ đi, để lại Ferlinghetti cho chủ nhà chăm sóc. Sau khi theo học đại học ở Bắc Carolina, ông trở thành phóng viên vào năm 1941 rồi gia nhập Hải quân Hoa Kỳ trong Thế chiến II.

Sau thời gian theo học Tiến sĩ tại Paris (Pháp), ông trở về Mỹ năm 1951 và bắt đầu một cuộc sống mới tại California. “Ở San Francisco có gì đó giống Địa Trung Hải”, ông chia sẻ với New York Times. “Tôi cảm thấy nó có một chút Dublin (Ireland), cái thời mà Joyce (nhà văn James Joyce) sống ở đó. Bạn có thể đi bộ xuống phố Sackville và gặp gỡ tất cả người quen chỉ trong vài bước chân”.

Năm 1953, ông đồng sáng lập cửa hàng sách và công ty xuất bản City Lights (người bạn sáng lập cùng ông, Dean Martin, đã rời đi không lâu sau đó), với sứ mệnh dân chủ hóa văn học và làm cho văn học có thể tiếp cận được với tất cả mọi người. “Hồi ấy chúng tôi đều trẻ và liều”, ông nói với The Guardian, “và nghèo”.

Empty

Thời điểm đó, hầu hết các nhà sách trên khắp nước Mỹ đều đóng cửa sớm và đóng cửa cả cuối tuần, City Lights thì ngược lại. Nhà sách mở cả 7 ngày và mở đến khuya muộn, là nơi nuôi dưỡng cộng đồng độc giả của những Jack Kerouac, Allen Ginsberg (hai tác giả tiêu biểu của Beat Generation - “Thế hệ đánh bại” - họ là những người lớn lên trong thời hậu chiến của Thế chiến II, sáng tác các tác phẩm cổ xúy sự tự do trải nghiệm tình dục, chất ảo giác, thiền…; chống lại những giá trị tiêu chuẩn, mực thước và sự bảo thủ của xã hội). City Lights ban đầu tập trung vào việc bán sách bìa mềm - loại sách giá rẻ và không được các cơ sở văn học coi trọng, đồng thời xuất bản thơ và các đầu sách dị biệt của những người thuộc Beat Generation như Kerouac, Ginsberg, Paul Bowles, Gary Snyder và Gregory Corso.

Beat Generation

Beat Generation

Năm 1955, Ferlinghetti lần đầu nghe được bài thơ Howl nổi tiếng của Allen Ginsberg. Ngay ngày hôm sau, ông gửi một bức điện tín tới Ginsberg với nội dung: “TÔI BIẾT ĐẾN ÔNG NGAY TẠI ĐIỂM KHỞI ĐẦU CỦA MỘT SỰ NGHIỆP XUẤT CHÚNG. NHƯNG KHOAN. KHI NÀO THÌ TÔI SẼ NHẬN ĐƯỢC BẢN THẢO CỦA HOWL?”. Các bản in của bài thơ sau đó đã được chuyển tới San Francisco để lưu trữ và, Ferlinghetti cùng Ginsberg bị bắt vào năm 1957 vì liên quan tới tội khiêu dâm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Sau khi gửi bài thơ cho Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (American Civil Liberties Union), ACLU đã bảo vệ thành công bài thơ trong một phiên tòa kéo dài nhiều tháng. Phán quyết của tòa đặt ra một tiền lệ quan trọng trong việc giảm kiểm duyệt, cũng như báo trước một sự tự do mới cho sách trên khắp thế giới, đồng thời khiến tên tuổi hai người trở nên nổi tiếng quốc tế.

Lawrence Ferlinghetti và Allen Ginsberg (phải)

Lawrence Ferlinghetti và Allen Ginsberg (phải)

Năm 1958, Ferlinghetti xuất bản tuyển tập đầu tiên của mình, A Coney Island of the Mind, khi đó bán được hơn 1 triệu bản. Ông đã viết hơn 50 tập thơ, tiểu thuyết và tạp chí du lịch. Với vai trò là một nhà xuất bản, ông dành trọn sự nghiệp để phát triển những thể loại thơ, sách không được ưa chuộng bởi số đông - dù việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi đối mặt với những ấn phẩm “kếch xù”, chạy theo lợi nhuận.

Tại City Lights, Ferlinghetti đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chiến tranh. Ông coi thơ ca chính là một lực lượng xã hội mạnh mẽ chứ không chỉ dành riêng cho tầng lớp trí thức. “Cách duy nhất để những nhà thơ có thể thay đổi thế giới là làm nâng cao nhận thức của quần chúng” - ông nói.

ferlinghetti sf 1981

Trong những thập kỷ tiếp theo, Ferlinghetti dần trở thành một biểu tượng của thành phố San Francisco. Năm 1978, khi thành phố bị “chấn động” bởi vụ ám sát Thị trưởng, Ferlinghetti đã viết một bài thơ đăng trên Francisco Examiner với tựa đề An Elegy to Dispel Gloom, cá nhân ông sau đó được thành phố cảm ơn vì đã giúp người dân duy trì sự bình tâm. Năm 1994, một con phố được đặt theo tên ông và 4 năm sau đó, ông được vinh danh là “nhà thơ đầu tiên của San Francisco”.

“Ánh sáng của thành phố”

Ông vẫn làm việc trong nhà sách City Lights cho đến cuối những năm 2000, trò chuyện với du khách và người hâm mộ - những người tìm đến chỉ để gặp mặt huyền thoại. Elaine Katzenberger, Quản lý hiện tại của cửa hàng, cho biết: “Thời điểm đó ông vẫn ở đây mỗi ngày, sửa bóng đèn hay những thứ lặt vặt khác; và ông ấy chưa bao giờ từ chối khi ai đó muốn nói chuyện với mình. Ông thường tìm kiếm một số điểm chung để trò chuyện với họ".

08RDP_FERLINGHETTI_SPAN-superJumbo

Mặc dù hầu như chỉ nằm liệt giường và bị mù lòa trong những năm cuối đời, ông vẫn tập trung xuất bản cuốn sách cuối cùng, Little Boy, vào sinh nhật lần thứ 100 của mình. Ferlinghetti từ chối mô tả nó như một cuốn hồi ký, “Tôi phản đối cách mô tả đó. Bởi hồi ký đồng nghĩa với một lối viết đầy cầu kỳ”.

Năm 2019, San Francisco đặt 24/3 (sinh nhật của ông) là “ngày Lawrence Ferlinghetti” để đánh dấu 100 năm của ông, với các lễ kỷ niệm kéo dài cả tháng. Trong một cuộc phỏng vấn tại giường của mình nhân sự kiện này, ông nói với The Guardian rằng ông vẫn hy vọng vào một cuộc cách mạng chính trị, mặc dù "Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc cách mạng". "Sẽ cần đến một thế hệ hoàn toàn mới không chấp nhận cống hiến cho sự tôn vinh hệ thống tư bản chủ nghĩa… một thế hệ không bị mắc kẹt trong những cái tôi, tôi, tôi”.

Empty

Khi được hỏi liệu ông có tự hào với những gì mình đã đạt được hay không, Ferlinghetti trả lời: “Tôi không chắc, dùng từ tự hào có hơi quá tự cao tự đại. Hạnh phúc sẽ hợp lý hơn. Còn nếu ai không biết hạnh phúc nghĩa là gì, họ có vấn đề rồi đấy”.

Lan Oanh - Nguồn: The Guardian
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES