Những nhà thờ cổ kính tại Hà Nội

29/11/2023

Giáng sinh cận kề, không khí lễ hội lớn đã ngập tràn khắp những con đường, góc phố trang trí lộng lẫy. Những nhà thờ cổ kính điềm nhiên giữa phố phường, dù chưa trang hoàng lộng lẫy nhưng vẻ đẹp vốn có cũng đủ để thu hút du khách ghé thăm trong dịp lễ giáng sinh.

1. Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà Thờ Lớn (St. Joseph Cathedral) được xây dựng từ những năm 1884 đến 1887, mang đậm dấu ấn của kiến trúc Gothic cổ điển, bề thế và tráng lệ giữa lòng thủ đô. Trải qua hàng thế kỷ, Nhà Thờ Lớn vẫn là một điểm đến hấp dẫn, nơi mọi người có thể đến để trải nghiệm không gian tâm linh và ngắm nhìn vẻ đẹp kiến trúc tuyệt vời. Nhà Thờ Lớn Hà Nội là "chứng nhân lịch sử" giữa lòng phố cổ, đi qua bao thăng trầm của vùng đất kinh kỳ.

Nhà Thờ Lớn (St. Joseph Cathedral) được xây dựng từ những năm 1884 đến 1887, mang đậm dấu ấn của kiến trúc Gothic cổ điển. Ảnh: Nam Trần

Nhà Thờ Lớn (St. Joseph Cathedral) được xây dựng từ những năm 1884 đến 1887, mang đậm dấu ấn của kiến trúc Gothic cổ điển. Ảnh: Nam Trần

Nhà thờ dài 64,5 mét, với tháp chuông cao 31,5 mét, được cố định bằng những trụ đá lớn. Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc mô phỏng Nhà thờ Đức Bà Paris với các tháp, trục đối xứng. Phần cửa chính, cửa sổ được thiết kế dáng vòm cuốn nhọn đặc trưng với những hoa văn độc đáo. Điểm nhấn của Nhà Thờ Lớn còn là tượng Đức Mẹ bồng chúa Giêsu được làm từ đá tinh xảo.

Những chi tiết hoa văn tinh xảo cùng hệ thống vòm, cửa lấy sáng càng làm tăng vẻ đẹp của Nhà Thờ.

Những chi tiết hoa văn tinh xảo cùng hệ thống vòm, cửa lấy sáng càng làm tăng vẻ đẹp của Nhà Thờ.

Địa chỉ: 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

2. Nhà thờ Hàm Long

Nhà Thờ Hàm Long là nhà thờ của Giáo hội Công giáo Rôma, trực thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Nhà thờ sở hữu lối kiến trúc phương Tây độc đáo, là công trình do kiến trúc sư người Việt Doctor Thân xây dựng. Tháp chuông được đặt ngay tại vị trí trung tâm của nhà thờ, phần cột và bàn thờ được trang trí bằng họa tiết dây thừng, tương tự kiểu dây áo dòng Phanxicô.

Nhà thờ Hàm Long.

Nhà thờ Hàm Long.

Nhà thờ Hàm Long không bề thế và tráng lệ như Nhà Thờ Lớn, nhưng lại mang đến một vẻ đẹp khác biệt với sự đơn giản trong các đường nét kiến trúc và vật liệu xây dựng. Kiến trúc sư sử dụng các loại vật liệu dân gian được như nứa, rơm hồ vôi hay giấy bản được ứng dụng trong thiết kế vòm cuốn, tạo ra hiệu ứng phản âm. Nhờ đó khi hành lễ không cần dùng các thiết bị âm thanh, chất lượng âm vẫn đạt yêu cầu.

Bên trong được sơn trắng, toát lên vẻ đẹp thanh thoát, trang nhã.

Bên trong được sơn trắng, toát lên vẻ đẹp thanh thoát, trang nhã.

Địa chỉ: 21 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

3. Nhà thờ Cửa Bắc

Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng từ 1925 -1930, tọa lạc trên khoảnh đất trải dài theo phố Phan Đình Phùng và góc phố Nguyễn Biểu, cạnh cửa bắc thành Thăng Long nên dân gian cũng quen gọi là nhà thờ Cửa Bắc. Nhà thờ có màu vàng nổi bật với lối kiến trúc pha trộn Á - Âu, nên được nhiều du khách ghé đến tham quan.

Kiến trúc độc đáo với màu vàng ấn tượng của nhà thờ.

Kiến trúc độc đáo với màu vàng ấn tượng của nhà thờ.

Kiến trúc sư Ernest Hébrard đã tạo ra một không gian kiến trúc phi đối xứng với một tháp chuông vút cao phía bên sảnh chính, khiến nhà thờ có sự đặc biệt so với đa phần các công trình kiến trúc được xây dựng theo hình thức đăng đối. Hệ thống mái ngói được kéo suốt từ gác chuông qua mái vòm tới các không gian chính và phụ, mang dáng dấp của những ngôi đình, ngôi chùa truyền thống ở các làng quê Việt Nam. Ngoài ra, cửa sổ hay cửa lấy ánh sáng thông gió đều được xử lý che nắng và chống mưa hắt bằng mái Thái, ngoại trừ các cửa trang trí và lấy ánh sáng lớn được lắp kính cản quang.

Những đường cong mềm mại trong kiến trúc nhà thờ.

Những đường cong mềm mại trong kiến trúc nhà thờ.

Địa chỉ: 56, phố Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội

4. Nhà thờ An Thái

Nhà thờ An Thái nằm trong con ngõ nhỏ 460 Thụy Khuê, thuộc vùng Kẻ Bưởi của phía Nam hồ Tây nênccòn được biết đến với tên gọi là Kẻ Bưởi. Nhà thờ được xây dựng vào cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 (khoảng năm 1893-1907), mang phong cách kiến trúc Phục Hưng. Đây là một trong những nhà thờ cổ và nhỏ nhất Hà Nội với diện tích chỉ khoảng 100 m2, bốn bề bao quanh bởi khu dân cư.

Nhà thờ có diện tích chỉ 100 m2, bao quanh bốn bề là khu dân cư.

Nhà thờ có diện tích chỉ 100 m2, bao quanh bốn bề là khu dân cư.

Dù quy mô nhỏ nhưng tổng thể nhà thờ An Thái vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Qua thời gian, những rêu phong cùng sự chuyển màu của lớp sơn bên ngoài càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính, bí ẩn của nhà thờ. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh "Mater Dolorosa ora pro nobis", có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con". Thánh đường nhà thờ có sức chứa khoảng 100 người. Vào các dịp lễ, số lượng người đến giáo xứ lên đến vài trăm người.

Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ.

Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ.

Mặt trước nhà thờ có dòng chữ

Mặt trước nhà thờ có dòng chữ "Mater Dolorosa ora pro nobis".

Địa chỉ: Ngõ 460 Thụy Khuê, Tây Hồ

5. Nhà thờ Phùng Khoang

Nhà thờ Phùng Khoang ( Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) là một nhà thờ Công giáo La Mã thuộc tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Nhà thờ xây dựng năm 1910, được thiết kế theo phong cách Roman. Nhà thờ có tương quan hài hoà giữa nhà xứ, nhà phòng với cảnh quan xung quanh.

Nhâ thờ Phùng Khoang.

Nhâ thờ Phùng Khoang.

Hệ thống cửa kính giữa hai tầng mái nhà thờ làm cho bên trong nhà thờ đầy ánh sáng. Trước đây, tường bên trong nhà thờ được trang trí với nhiều hoa văn nổi, nhưng lần trùng tu gần đây, người ta đã cho cạo hết các hoa văn nổi, nên mặt tường trở nên trơn tru như hiện thấy.

Empty
Nhà thờ được xây dựng vào năm 1910, theo phong cách Roman.

Nhà thờ được xây dựng vào năm 1910, theo phong cách Roman.

Địa chỉ: 161 phố Phùng Khoang, Phùng Khoang 1, Trung Văn, Từ Liêm

Bi Lê - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES