Những thị trấn cổ Đài Loan đẹp tựa như thước phim xưa

12/02/2023

Trải qua thời cuộc, hầu hết những thị trấn cổ ở Đài Loan này vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ kính và nhiều cửa hàng kinh doanh có tuổi đời hàng chục đến hàng trăm năm năm tuổi vẫn tồn tại và nườm nượp khách cho đến ngày nay.

Không chỉ sở hữu nhiều thắng cảnh xinh đẹp, Đài Loan còn là điểm đến hấp dẫn với những ai yêu văn hóa, lịch sử bởi nơi đây có rất nhiều thị trấn cổ kính, êm đềm, có tuổi đời ngót hàng thế kỷ.

Làng cổ Cửu Phần (Jiu Fen)

Mỗi khi có dịp du lịch Đài Bắc, chắc hẳn ai cũng đã đưa Làng cổ Cửu Phần vào danh sách điểm đến nhất định không thể bỏ lỡ của mình. Cửu Phần thuộc quận Ruifang, thành phố Tân Bắc. Trước kia, Cửu Phần là thị trấn sầm uất, bởi có hoạt động khai thác long não. Ở đây đã từng có tới chín mươi lò long não khác nhau chia thành chín khu, vì thế ngôi làng cổ này mới có tên là Cửu Phần. Còn ngày nay, ngôi làng thu hút với nét thanh bình, yên tĩnh, không gian thư giãn thoải mái, nghỉ ngơi lý tưởng của các du khách.

Cửu Phần nằm trên một vách núi, từ trên cao nhìn xuống khu phố được bao quanh bởi núi và biển. Thấp thoáng những đám mây bay lơ lửng khiến mọi thứ xung quanh thị trấn cổ ở Đài Loan này trở nên lãng mạn và ảo diệu vô cùng.

Cửu Phần nằm trên một vách núi, từ trên cao nhìn xuống khu phố được bao quanh bởi núi và biển.

Cửu Phần nằm trên một vách núi, từ trên cao nhìn xuống khu phố được bao quanh bởi núi và biển.

Ở Cửu Phần có những con đường nhỏ, chạy dài, những con hẻm sâu và hẹp, mọi người sẽ đi bộ tham quan ngôi làng thay vì đi xe như nhiều điểm du lịch khác. Dọc con đường Thụ Khu (Shiqu) là những ngôi nhà kiến trúc cổ kính, các cửa hàng, quầy cà phê, nhà hàng và phòng trà để du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi trong chuyến hành trình của mình. Bên cạnh đó đường Thụ Khu còn có nhiều hàng ăn nhẹ với những món ăn vặt hấp dẫn như: món bánh gạo nếp, bánh gạo nếp Taro, thịt viên Kim Thanh, bánh trôi nóng và lạnh Taro…

Ở Cửu Phần có những con đường nhỏ, chạy dài, những con hẻm sâu và hẹp, mọi người sẽ đi bộ tham quan ngôi làng thay vì đi xe như nhiều điểm du lịch khác.

Ở Cửu Phần có những con đường nhỏ, chạy dài, những con hẻm sâu và hẹp, mọi người sẽ đi bộ tham quan ngôi làng thay vì đi xe như nhiều điểm du lịch khác.

  • Đi bằng tàu hoả:

Từ Ga chính Đài Bắc (Taipei Main Station) tới Ga Thụy Phương (Ruifang Station), sau đó đón xe bus tại trạm trên đường Ming Dong, đón xe bus số 827 đến 788 đi về hướng làng Cửu Phần, có thêm chuyến bus số 825 nữa nhưng chỉ hoạt động vào cuối tuần.

  • Đi bằng tàu MRT:

Đi MRT đến trạm MRT Zhongxiao Fuxing (tại giao lộ của tuyến tàu điện ngầm Brown và Blue) ra bằng exit 2 và tìm trạm xe bus (bên ngoài cửa hàng bách hoá Sogo), bắt tuyến xe bus số 1062 (Keelung bus) đến Jinuashi và xuống ở Cửu Phần.

Phố cổ Tam Hợp (Sanxia)

Tam Hợp là một thị trấn cổ kính dài 260 mét, nằm ở phía bắc Đài Loan. Ban đầu, thị trấn cổ này có tên là Tam Giác Chung. Nhưng vì vị trí của thị trấn rơi vào hợp lưu của ba con sông nên được đổi tên thành Tam Hợp như hiện nay.

Nằm nép mình ở một đồng bằng phì nhiêu dưới chân núi và được thiên nhiên ưu đãi, Tam Hợp đã mang lại những điều kiện tuyệt vời để phát triển kinh tế. Sau khi những người dân Phúc Kiến và Quảng Đông nhập cư vào Đài Loan, họ đã định cư và phát triển Tam Hợp. Kể từ đó, nơi đây trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa sầm uất như đồ gốm, trà, vải nhuộm… từ sông xuống trung tâm Đài Bắc.

Tam Hợp là một thị trấn cổ kính dài 260 mét, nằm ở phía bắc Đài Loan.

Tam Hợp là một thị trấn cổ kính dài 260 mét, nằm ở phía bắc Đài Loan.

Tuy nhiên, khi giao thông chuyển sang nơi khác và việc sử dụng phương tiện giao thông đường thủy giảm sút, thị trấn mất đi tầm quan trọng về kinh tế. Thế nhưng giá trị văn hóa của nó vẫn không hề suy giảm nhờ có Đền Thanh Thủy Sư Tổ. Với sự kết hợp tuyệt vời giữa tôn giáo và nghệ thuật, ngôi đền này là tuyệt tác của chạm khắc tinh xảo và cấu trúc phức tạp cũng như trung tâm của tín ngưỡng thờ cúng Trung Quốc. Những đặc điểm này đã giúp Tam Hạ cổ trấn trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa và toàn thế giới.

Với sự kết hợp tuyệt vời giữa tôn giáo và nghệ thuật, Thanh Thủy Sư Tổ là tuyệt tác của chạm khắc tinh xảo và cấu trúc phức tạp cũng như trung tâm của tín ngưỡng thờ cúng Trung Quốc.

Với sự kết hợp tuyệt vời giữa tôn giáo và nghệ thuật, Thanh Thủy Sư Tổ là tuyệt tác của chạm khắc tinh xảo và cấu trúc phức tạp cũng như trung tâm của tín ngưỡng thờ cúng Trung Quốc.

Vào năm 1920, do chính sách quy hoạch đô thị, các con đường ở thị trấn cổ này đã được sửa chữa, và các thương gia cũng sửa sang lại nhà cửa của mình theo phong cách của Châu Âu thời bấy giờ. Từ đó hình thành nên một phong cách kiến trúc độc đáo với những ngôi nhà ngói đỏ theo kiểu mái vòm và những biển hiệu vô cùng đặc biệt.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
  • Đi bằng tàu hỏa:

Từ đường sắt cao tốc hoặc Đường sắt Đài Loan đến Ga Bản Kiều (Banqiao Station), sau đó chuyển sang Xe buýt Đài Bắc 702, 705 và xuống tại Ga Phố Cổ Tam Hợp.

  • Đi tàu điện ngầm MRT:

Tùa điện Đài Bắc Tuyến Bannan và xuống tại Ga Tân Phố (Xinpu Station) - chuyển sang Xe buýt Thủ đô 802. Còn nếu xuống tại Ga Vĩnh Ninh (Yongning Station), sau đó du khách chuyển sang xe buýt Đài Bắc 706, 812.

Thị trấn cổ Oanh Ca (Yingge)

Thị trấn cổ Oanh Ca trở nên nổi tiếng vào đầu thế kỷ 19 khi Ngô An - một thợ gốm từ lục địa Quảng Đông nhập cư vào Đài Loan. Trước đây dọc theo đường Văn Hóa (Wenhua) và đường Kiến Sơn (Jianshan) có rất nhiều xưởng gốm nên nơi đây được mệnh danh là con đường gốm sứ. Hiện các lò gốm truyền thống ở con đường này không còn nữa, mà thay vào đó là những cửa hàng gốm sứ dọc các con phố khác tại thị trấn cổ ở Đài Loan.

Trước đây dọc theo đường Văn Hóa (Wenhua) và đường Kiến Sơn (Jianshan) có rất nhiều xưởng gốm nên nơi đây được mệnh danh là con đường gốm sứ

Trước đây dọc theo đường Văn Hóa (Wenhua) và đường Kiến Sơn (Jianshan) có rất nhiều xưởng gốm nên nơi đây được mệnh danh là con đường gốm sứ

Toàn bộ cổ trấn tràn ngập các tác phẩm và đồ thủ công liên quan đến gốm sứ, có bề dày về nghệ thuật văn hóa. Phố cổ sứ Oanh Ca cũng sẽ tổ chức các hoạt động và biểu diễn không thường xuyên trong các ngày lễ ở khu vực dành riêng cho người đi bộ mỗi buổi chiều các ngày trong tuần và cả ngày thứ bảy và chủ nhật. Ngoài ra, còn có các cuộc triển lãm và bán các sản phẩm gốm sứ mới, với hương thơm của trà và cà phê. Tại đây, bạn có thể tản bộ dọc theo các con phố và chọn cho mình những tác phẩm nghệ thuật gốm sứ yêu thích, hoặc tự mình trải nghiệm thú vui làm gốm.

Toàn bộ cổ trấn tràn ngập các tác phẩm và đồ thủ công liên quan đến gốm sứ, có bề dày về nghệ thuật văn hóa.

Toàn bộ cổ trấn tràn ngập các tác phẩm và đồ thủ công liên quan đến gốm sứ, có bề dày về nghệ thuật văn hóa.

  • Đi bằng xe bus hoặc ô tô:

Du khách đi theo Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đông Tây, rẽ vào Quốc lộ 2, xuống tại Giao lộ Đại Nam, đi theo Đường Oang Đào (Yingtao) và Đường Trung Sơn là đến nơi.

Nếu đi theo quốc lộ số 3: Xuống tại Sanying Interchange, nối với cầu Tam Oanh, rẽ vào đường Trung Sơn và đi dọc theo đường Quốc Khánh.

  • Đi bằng tàu hỏa:

Đi tàu đến Ga xe lửa Oanh Ca và đi bộ 1 km dọc theo Đường sắt phía Nam.

Khu lịch sử Bác Bì Liêu (Bopiliao)

Phố cổ Bác Bì Liêu nằm dài trên ngõ 173, đường Khang Định, quận Vạn Hoa, Đài Bắc. Con phố kéo dài về phía bắc đến giáp trường tiểu học Lão Tông và phía nam đến phố Quảng Châu.

Đến thị trấn cổ Bác Bì Liêu bạn sẽ ấn tượng bởi những tòa nhà gạch đỏ với những hoa văn chạm khắc đậm chất baroque. Ở đây, những con phố được bảo tồn kỹ lưỡng và nhiều cửa hàng truyền thống có từ thời nhà Thanh, cũng như các tòa nhà từ thời Nhật Bản chiếm đóng và đầu thời kỳ hậu chiến. Những tòa nhà này đã chứng kiến sự phát triển của khu vực Monga (Quận Vạn Hoa) trong những năm qua và tạo thành một phần quan trọng trong cảnh quan đô thị lịch sử của Đài Bắc.

Phố cổ Bác Bì Liêu nằm dài trên ngõ 173, đường Khang Định, quận Vạn Hoa, Đài Bắc.

Phố cổ Bác Bì Liêu nằm dài trên ngõ 173, đường Khang Định, quận Vạn Hoa, Đài Bắc.

Trong số các tòa nhà lịch sử ở đây có ngôi nhà của học giả lỗi lạc Trương Bỉnh Lâm ở số 123 phố Quảng Châu, chợ văn hóa Shintomicho, Tây Môn Hồng Lâu là nổi bật nhất. Ngoài ra đền Long Sơn và các cửa hàng bán thuốc bắc, thảo mộc và các dụng cụ Phật giáo xung quanh càng làm tăng thêm nét quyến rũ về lịch sử và văn hóa của khu vực này.

  • Đi bằng MRT

Du khách bắt chuyến MRT Bannan Line, xuống tại ga Longshan Temple và đi theo lối ra 3. Rồi từ đó đi bộ dọc theo Đường Khang Định trong khoảng 3 phút

  • Bằng tàu hỏa

Nếu di chuyển bằng tàu hỏa, bạn hãy xuống ga Vạn Hoa sau đó đi bộ dọc theo đường Khang Định khoảng 10 phút là đến thị trấn.

Làng cổ Phần Thất Hồ (Fenqihu)

Với người dân Đài Loan, khi đến A Lý Sơn, bạn nhất định không được bỏ lỡ Phần Thất Hồ. Đây là là nơi có nhà ga chuyển tiếp của tuyến đường sắt xuyên rừng A Lý Sơn.

Từ xưa, làng cổ Phần Thất Hồ là một nơi phồn hoa và sôi động. Theo thay đổi của thời đại, mặc dù nơi này không còn dáng vẻ của thời kỳ hoàng kim nhưng vẫn là một địa điểm văn hóa nổi tiếng không thể bỏ qua.

Với người dân Đài Loan, khi đến A Lý Sơn, bạn nhất định không được bỏ lỡ Phần Thất Hồ.

Với người dân Đài Loan, khi đến A Lý Sơn, bạn nhất định không được bỏ lỡ Phần Thất Hồ.

Đến thị trấn Phần Thất Hồ nhất định phải thử cơm hộp Bento. Khác với hình thức Bento của Nhật, cơm hợp ở đây mang theo hơi thở truyền thống, văn hóa cùng phương pháp chế biến thủ công mang đến hương vị ngon miệng và ấn tượng.

Nếu bạn ghé thăm nhà ga cổ của Phần Thất Hồ thì nơi đây cũng là một bảo tàng nhỏ về đầu xe lửa cổ được thành lập nhân dịp kỷ niệm 100 năm khánh thành nhà ga.

Đằng sau phòng chờ của nhà ga là thị trấn cổ. Các ngôi nhà kiểu Nhật hiện ra trước mắt, đồ thủ công mỹ nghệ, thuốc bổ và bánh kẹo được bán khá nhiều. Ở đây cũng có bán bánh mochi, jelly phủ bột trà xanh vài món Nhật khác. Nhà ga và phố cổ khá nhỏ, đi tầm 20 phút là hết, phố cổ Phần Thất Hồ không có hệ thống lưu trú như các thành phố lớn, mà chỉ có vài nhà nghỉ vì nơi đây là một trạm dừng chân để du khách tiếp tục hành trình lên núi A Lý Sơn.

Thị trấn Phần Thất Hồ là một trạm dừng chân để du khách tiếp tục hành trình lên núi A Lý Sơn.

Thị trấn Phần Thất Hồ là một trạm dừng chân để du khách tiếp tục hành trình lên núi A Lý Sơn.

Từ nhà ga Chiayi đến quầy thông tin hỏi mua vé tàu đi từ Gia Nghĩa đến Phần Thất Hồ. Du khách nên lưu ý tàu và xe ở đây rất ít chuyến đi Phần Thất Hồ nên chuyến đi có lúc xuất phát lúc 3 giờ chiều hoặc phải chờ đến tận chuyến lúc 9 giờ tối. Để nắm được thời gian và thông tin cụ thể bạn cần phải tra thông tin phương tiện đi lại ngay tại ga Chiayi.

Yến Nhi
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES