Phát hiện mới: Loài vượn cáo có thể hát theo nhịp điệu như con người

29/10/2021

Động vật có vú có thể phát ra mọi loại âm thanh, nhưng rất ít loài có tiếng kêu nghe như giai điệu của âm nhạc. Tuy nhiên, điều đặc biệt này lại được phát hiện ra ở loài vượn cáo Indri sống tại Madagascar - một loài động vật nguy cấp đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Chúng có thể phát ra những âm thanh giống giai điệu bài "We Will Rock You" của Queen.

"Vượn cáo là loài duy nhất giao tiếp với nhau bằng các giai điệu", De Gregorio - nhà nghiên cứu về linh trưởng của Đại học Turin (Ý), và cũng là người phụ trách nghiên cứu âm thanh của loài vượn cáo Indri, đã cho biết trong một bài viết được công bố trên tạp chí Current Biology.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, vượn cáo Indri có thể tạo ra những âm thanh như tiếng tích tắc của máy đếm nhịp, hay là tiếng vỗ tay và dậm chân theo nhịp của ca khúc "We will rock you" do nhóm nhạc Queen biểu diễn. Để chứng minh được điều này, nhóm nghiên cứu đã phải cất công đến khu rừng Madagascar xa xôi, thiết lập máy quay và micro xung quanh khu vực thường xuất hiện loài vượn cáo Indri.

Khi truyền đến tai người, âm thanh của vượn cáo Indri chỉ nghe như tiếng của một đứa trẻ hét vang vọng khắp khu rừng. Tuy nhiên, những tiếng kêu đó được lặp đi lặp lại theo một khuôn mẫu nhất định và có cao độ kéo dài, giống với những đặc điểm được tìm thấy trong âm nhạc của con người.

1

Các nhà khoa học đã ghi âm các bài hát của vượn cáo Indri, đồng thời đo những khoảng nghỉ giữa các nốt nhạc bằng tỷ lệ toán học, “Chúng tôi tính toán tỷ lệ ngắt quãng giữa hai nốt bằng cách chia từng quãng nghỉ và tính thêm cả độ dài của nốt tiếp theo”, De Gregorio nhận định.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trên thực tế, âm nhạc có xu hướng nghiêng về cấu trúc hai nhịp, hay còn được gọi là nhịp điệu phân loại. Trong một bản nhạc, quãng nghỉ với độ dài như nhau giữa các nốt nhạc sẽ mang tỷ lệ 1:1, tương tự với cách ngắt nhịp của tiếng tích tắc trong máy đếm nhịp. Trong khi đó, theo tỷ lệ 1:2 thì quãng nghỉ trước chỉ dài bằng một nửa so với quãng nghỉ kế tiếp. Trong ca khúc "We will rock you", hình thức tạo nhạc nền bằng tiếng dậm chân và vỗ tay là một ví dụ về tỷ lệ 1:2, đó là kiểu nhịp điệu rất phổ biến trong âm nhạc.

Từ trước đến nay, chỉ có con người là loài động vật duy nhất có khả năng sáng tạo nhịp điệu rồi phát triển thành âm nhạc. Nhưng với phát hiện mới, các nhà nghiên cứu đã tiến thêm một bước gần hơn với nguồn gốc của âm nhạc và lịch sử hình thành nhịp điệu. Trước đó, loài chim sơn ca cũng được phát hiện có thể hót theo tỷ lệ 1:2, mặc dù chúng vẫn thường sử dụng tỷ lệ 1:1. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây, loài vượn cáo Indri có khả năng phát ra âm thanh theo tỷ lệ 1:2 thường xuyên hơn nhiều so với chim sơn ca.

Theo đánh giá chung, khám phá mới về tiếng kêu của loài vượn cáo là một điều quan trọng, bởi loài vượn cáo Indri ở Madagascar nói riêng và loài vượn cáo nói chung đang phải đối mặt với tình trạng nguy cấp khi lượng cá thể loài trong tự nhiên chỉ còn khoảng từ 1.000 đến 10.000 do nạn săn bắt và môi trường sống suy giảm.

Màn "biển diễn âm nhạc" của một gia đình vượn cáo:

Khánh Hà - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES