Ấn Độ: Đề xuất dùng âm nhạc thay thế tiếng còi xe

07/10/2021

Ngày 4/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông Ấn Độ thông báo rằng ông đang cân nhắc việc ban hành luật thay thế tiếng còi xe bằng tiếng nhạc, trước tình trạng ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng ở Ấn Độ. Các loại nhạc cụ thay thế có thể là kèn harmonica, violin, sáo..., miễn rằng chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Ấn Độ, ông Nitin Gadkari cho biết, ý tưởng thú vị này đã nảy ra khi ông đang dành thời gian để tập yoga vào một buổi sáng, trong căn hộ thuộc tầng 11 của một tòa nhà tại New Delhi. Mặc dù ở vị trí khá cao so với mặt đất nhưng tiếng còi xe inh ỏi đã làm xáo trộn sự yên bình và trạng thái cân bằng của ông.

“Tôi đang nghiên cứu về điều này và sẽ sớm lên kế hoạch đưa ra luật mới, biến tiếng còi của mọi phương tiện ở Ấn Độ thành âm thanh của các loại nhạc cụ để dễ nghe hơn”, đồng thời ông cũng muốn thay tiếng còi báo động của xe cứu thương và xe cảnh sát bằng tiếng nhạc, bởi chúng thường được phát với âm lượng lớn, không những gây khó chịu mà còn gây hại đến tai của những người xung quanh.

Ông cho biết thêm, các loại nhạc cụ thay thế có thể là tiếng kèn harmonica, tiếng vĩ cầm, tiếng sáo,... Tuy nhiên chúng đều phải có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Giao thông đông đúc tại đường phố Ấn Độ (ảnh: Internet)

Giao thông đông đúc tại đường phố Ấn Độ (ảnh: Internet)

Theo AFP, một số thành phố ở Ấn Độ được xem là nơi ồn nhất thế giới. Tiếng còi xe ồn ã và chói tai không dứt trên các con đường đã làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân nước này. Đặc biệt, các loại phương tiện giao thông thường xuyên bấm còi liên tục trong những giờ cao điểm.

Tại Ấn Độ, còi xe được coi trọng ngang chân ga và gương chiếu hậu, bởi người điều khiển xe trên đường sử dụng chúng như một tín hiệu để báo động với những người tham gia giao thông khác về sự hiện diện của mình.

Việc thay thế âm thanh trên các con đường, đặc biệt là ở New Delhi, là một phần trong tầm nhìn mới của Gadkari về cơ sở hạ tầng trong thành phố. Ngoài ra, ông cũng thực hiện các biện pháp khác như trồng cây xanh ở hai bên đường cao tốc mới mở để chống ô nhiễm, đồng thời bỏ tuyến đường dành riêng cho người đi bộ và động vật để giảm ách tắc, giúp các phương tiện giao thông di chuyển thuận lợi hơn trên đường.

Khánh Hà - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES