Phát hiện "thủy cung" bí ẩn của người tiền sử từ 5.500 năm trước

08/10/2019

Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều giả thuyết liên quan đến cụm cấu trúc bí ẩn: đó có thể là các công trình thủy lợi, hoặc phục vụ cho các các tuyến giao thông cổ đại…

Trong cuộc thám hiểm lòng hồ Constance, các thợ lặn đã phát hiện ra một số cấu trúc bất thường bằng đá ở độ sâu 4,6 m. Nhiều viên đá có bề rộng tới hơn 2,5 m được xếp thành một kiểu kiến trúc kỳ lạ, được mô tả là giống vòng đá Stonehenge nổi tiếng ở Anh nên giới truyền thông đặt tên là "Stonehenge Thụy Sĩ". Quá trình khai quật đã hé lộ tới 170 khối đá khổng lồ.

Các nhà khảo cổ Thụy Sĩ ngay lập tức được mời đến hiện trường để khảo sát. Ban đầu họ nghĩ các khối đá này là một sự ngẫu nhiên của tạo hóa. Nhưng các bước phân tích sau đó cho thấy cụm cấu trúc kỳ lạ này hoàn toàn do người tiền sử xây dựng lên, với niên đại khoảng 5.500 năm trước, thuộc thời đồ đá. Thậm chí, các khối đá được dùng để dựng lên công trình này còn cổ hơn rất nhiều, lên tới 18.000 năm tuổi. Hầu hết các khối đá bị chôn vùi vài mét bên dưới trầm tích ở đáy hồ.

Empty
Empty
Một trong số những công trình đá nằm trong khu vực thủy cung tiền sử

Một trong số những công trình đá nằm trong khu vực thủy cung tiền sử

Trước đó, vào năm 2015, một vài khối đá cổ nằm dưới lòng hồ đã được phát hiện và được viện nghiên cứu thuộc thành phố Langenargen (Đức) phân tích. Tuy nhiên, hồ Constance có diện tích lớn và nằm trong khu vực biên giới của ba quốc gia (Thụy Sĩ, Đức, Áo), khiến quá trình phát triển dự án nghiên cứu gặp nhiều khó khăn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Cho tới đầu tháng 10 năm nay, di tích "thủy cung" cổ 5.500 năm mới được phát hiện ở vùng hồ nằm dọc biên giới Thụy Sĩ. Tiến sĩ Urs Leuzinger - phát ngôn viên của Văn phòng Khảo cổ học Bang Thurgau (Thụy Sĩ), đơn vị đang khai quật lòng hồ - tuyên bố đây là một khám phá "giật gân", bởi ông chưa hề biết tới thứ gì giống như vậy.

Các nhà khảo cổ đưa ra nhiều giả thuyết liên quan đến cụm cấu trúc bí ẩn: đó có thể là một đập nước, là các gò chôn cất, hoặc phục vụ cho các tuyến đường biển cổ đại (bao gồm cả biển chỉ dẫn)… được người tiền sử xây dựng. Những khám phá gần đây có thể chỉ là một phần nhỏ của một khu vực rộng lớn hơn. Toàn bộ mục đích ứng dụng của 'thủy cung' đá này vẫn còn là một bí ẩn khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc.

Khu Bảo tàng vùng hồ Constance

Khu Bảo tàng vùng hồ Constance

Ngoài khu vực thủy cung dưới lòng hồ, các nhà khảo cổ còn khám phá một trang trại cổ xưa thuộc khuôn viên một cánh đồng nằm giữa những mỏ đá lớn. Hiện chính phủ ba nước Thụy Sĩ, Đức và Áo đã khoanh vùng phần lớn diện tích của hồ Constance để hình thành khu Bảo tàng vùng hồ. Nếu muốn tìm hiểu về cuộc sống thời đại đồ đá tại châu Âu, không nơi nào có nhiều hiện vật giá trị hơn khu Bảo tàng vùng hồ Constance này.

Hiện Bảo tàng đang thu hút khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch mỗi năm và được xếp hạng như một trong số 10 bảo tàng ngoài trời lớn nhất ở châu Âu. Ngoài các bãi đá cổ, hiệp hội khảo cổ và dân tộc vùng hồ đã cho tái dựng các ngôi làng cổ nằm trên mặt nước. Trong các ngôi làng được bày rất nhiều các hiện vật khảo cổ nhằm kích thích ham muốn tìm hiểu của khách du lịch.

Hương Thảo - Nguồn: ViralTab
RELATED ARTICLES