Rộn rã không khí lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2022

08/02/2022

Sáng ngày 7/2 (mùng 7/1 âm lịch), tại xã Tiên Sơn, Duy Tiên (Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn với sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Nhiều nghi lễ, màn trình diễn đặc sắc đã tạo nên bầu không khí lễ hội rộn rã, phấn khởi, mang đến niềm hi vọng cho một năm mới bội thu.

Lễ hội Tịch điền được tổ chức hằng năm, thông qua lễ hội này, người Việt Nam thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đồng thời đề cao quan niệm: Lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước, ổn định xã hội. Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được coi là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng và đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 được tổ chức trong 3 ngày từ 5/2 đến 7/2 (tức từ 5-7 tháng giêng năm Nhâm Dần). Trong đó, ngày mùng 5 và mùng 6 tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên Đàn tế, lễ Sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn... Ngày mùng 7 được coi là chính hội.

Quang cảnh lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022

Quang cảnh lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022

Lễ hội Tịch điền đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Tịch điền đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Tịch điền Nhâm Dần 2022 diễn ra với sự có mặt của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ngay trong buổi sáng 7/2, Chủ tịch nước đã cùng với lãnh đạo các cấp chính quyền thực hiện nghi lễ dâng hương vua Lê Đại Hành - tổ tiên khai sáng ra lễ hội Tịch điền, sau đó trực tiếp tham gia nghi thức Tịch điền, cày những luống đất đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới bội thu.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã tặng 200 suất quà cho nhân dân địa phương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong bộ trang phục nhà nông thực hiện nghi thức Tịch điền.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong bộ trang phục nhà nông thực hiện nghi thức Tịch điền.

Trong buổi lễ cũng đã tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do bô lão trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Theo sử sách, vua Lê Đại Hành vốn là người coi trọng nông nghiệp, ông đã về vùng đất núi Đọi sông Châu khởi xướng và đích thân cầm cày trong lễ xuống đồng đầu năm. Từ đó đến nay, Tịch điền được coi như một ngày quốc lễ, một lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang ý nghĩa khuyến khích người dân lao động, sản xuất.

Màn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày.

Màn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày.

Màn rước lễ trong tiếng trống rộn rã.

Màn rước lễ trong tiếng trống rộn rã.

Màn múa rồng.

Màn múa rồng.

Empty
Empty

Năm nay, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt động của phần hội đều được rút gọn, chỉ còn tổ chức hội thi vẽ trang trí trâu, triển lãm hội sinh vật cảnh thị xã, trưng bày các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của thị xã Duy Tiên.

Số lượng trâu tham gia hội thi vẽ trang trí tại lễ hội Tịch điền cũng giảm xuống chỉ còn 10 con, bên cạnh đó, các họa sĩ vẽ trang trí trâu được mời đến lễ hội cũng chỉ là người trong tỉnh Hà Nam.

Empty
Empty
An ninh phía bên ngoài cũng được thắt chặt. Mặc dù rất đông người dân đến xem lễ hội nhưng họ chỉ được đứng ngoài theo dõi.

An ninh phía bên ngoài cũng được thắt chặt. Mặc dù rất đông người dân đến xem lễ hội nhưng họ chỉ được đứng ngoài theo dõi.

Khánh Hà - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES