Sự phát triển của kiến trúc Pháp ở Việt Nam

03/10/2024

Những ngôi nhà Pháp cổ với những bức tường vàng óng, những ô cửa sổ vòm duyên dáng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh kiến trúc Việt Nam, gợi nhớ về một ký ức lịch sử khó quên.

Bên cạnh những đau thương do quá trình đô hộ để lại, người Pháp cũng mang đến Việt Nam nhiều thay đổi, trong đó kiến trúc là một dấu ấn đáng kể. Gần một thế kỷ đô hộ đã kiến tạo nên một bức tranh kiến trúc Việt Nam đa dạng và phong phú, nơi giao thoa tinh tế giữa nét cổ kính của kiến trúc truyền thống và sự hiện đại của kiến trúc Pháp, tạo nên một phong cách kiến trúc độc đáo mà người ta gọi là kiến trúc thuộc địa.

Bài liên quan

Sự giao thoa văn hóa Đông - Tây dưới thời Pháp thuộc

Kiến trúc Pháp tại Việt Nam khởi nguồn từ cuối thế kỷ XIX khi Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp. Để phù hợp với văn hóa, lối sống sinh hoạt và thuần hóa người Việt, nhiều công trình Pháp được xây dựng mới. Và những công trình này đều mang đặc thù kiến trúc của nước Pháp sở tại. Tuy nhiên, ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam lúc đó không áp dụng cho nhà dân. Mà chỉ là các công trình dành cho quân đội hoặc các công trình công cộng.

Bên cạnh những đau thương do quá trình đô hộ để lại, người Pháp cũng mang đến Việt Nam nhiều thay đổi, trong đó kiến trúc là một dấu ấn đáng kể

Bên cạnh những đau thương do quá trình đô hộ để lại, người Pháp cũng mang đến Việt Nam nhiều thay đổi, trong đó kiến trúc là một dấu ấn đáng kể

Gần một thế kỷ (1858-1954), Thực dân Pháp đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới kiến trúc Việt Nam. Quá trình đó thể hiện sự giao thoa của 2 nền văn hóa Đông Dương và Tây Phương. Thời gian này, người ta gọi những đặc điểm kiến trúc giao thoa đó là kiến trúc thuộc địa.

Kiến trúc Pháp cổ chia thành nhiều giai đoạn lịch sử gắn liền với sự phân chia thành nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Các phong cách có những điểm chung là liên quan đến kiến trúc Pháp. Ngày nay, kiến trúc Pháp đã được cách tân và thay đổi khá nhiều để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân Việt Nam.

Gần một thế kỷ đô hộ đã kiến tạo nên một bức tranh kiến trúc Việt Nam đa dạng và phong phú

Gần một thế kỷ đô hộ đã kiến tạo nên một bức tranh kiến trúc Việt Nam đa dạng và phong phú

Phong cách tân cổ điển thể hiện kiến trúc cổ điển Hy Lạp - La Mã, coi đây là đỉnh điểm của ngôn ngữ và hình tượng kiến trúc. Mặt khác, ngôn ngữ kiến trúc cổ điển cũng cho phép tạo ra những công trình hoành tráng, kỳ vĩ có khả năng biểu đạt sức mạnh về mặt chính trị, kinh tế của nước Pháp.

Tuy nhiên, phong cách kiến trúc tân cổ điển ở Việt Nam không còn là tân cổ điển thuần túy mà mang nhiều màu sắc của chủ nghĩa triết chung. Mặc dù cách thức cổ điển vẫn mang tính áp đảo song các chi tiết của kiến trúc Phục hưng, các họa tiết kiến trúc Việt đã được đưa vào một số công trình. Các công trình tiêu biểu như: Dinh Toàn quyền Đông Dương, Dinh Thống sứ và Phủ Thống sứ Bắc kỳ, Tòa án, Nhà hát Lớn ở Hà Nội; Tòa Đốc lý Sài Gòn, Bưu điện, Dinh Thống sứ Nam Kỳ, Nhà hát Lớn ở TP Hồ Chí Minh. Trong đó Nhà hát Lớn Hà Nội có thể được coi là điển hình nhất.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Cầu Long Biên biểu tượng văn hóa lịch sử Hà Nội

Sừng sững giữa dòng sông Hồng, cầu Long Biên như một vị thần canh giữ, chứng kiến bao thăng trầm của Hà Nội. Với 19 nhịp cầu, 20 trụ vững chãi và chiều dài lên đến 2.500 m, cầu Long Biên không chỉ là một công trình kỹ thuật ấn tượng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Cầu Long Biên được ví như “chứng nhân lịch sử”, nơi cùng Thủ đô Hà Nội trải qua bao thăng trầm, biến cố

Cầu Long Biên được ví như “chứng nhân lịch sử”, nơi cùng Thủ đô Hà Nội trải qua bao thăng trầm, biến cố

Kiến trúc cầu mang đậm phong cách Pháp với những đường nét thanh thoát, hài hòa, thể hiện tài năng của các kiến trúc sư Daydé & Pillié. Cầu Long Biên không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.

Cầu Long Biên cũng chứng kiến hình ảnh những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội để bộ đội ta vào tiếp quản theo Hiệp định Genève vào tháng 10/1954

Cầu Long Biên cũng chứng kiến hình ảnh những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội để bộ đội ta vào tiếp quản theo Hiệp định Genève vào tháng 10/1954

Cầu Long Biên Hà Nội được chính quyền Pháp khởi công xây dựng vào ngày 12/9/1898 với mục đích kết nối giao thông, dễ dàng khai thác thuộc địa

Cầu Long Biên Hà Nội được chính quyền Pháp khởi công xây dựng vào ngày 12/9/1898 với mục đích kết nối giao thông, dễ dàng khai thác thuộc địa

Cây cầu đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến những năm tháng chiến tranh ác liệt. Từ những năm giải phóng thủ đô, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ cho đến những ngày hòa bình và phát triển. Cầu Long Biên vẫn đứng đó sừng sững và uy nghi mang trên mình bao thương tích cho chiến tranh cây cầu già đã xuống cấp tuy nhiên đến nay vẫn có thể sử dụng và cũng là một minh chứng cho sự trường tồn theo thời gian của kiến trúc Pháp.

Trường học Chu Văn An

Ngôi trường Chu Văn An, như một chứng nhân lịch sử, đã ghi dấu những trang vàng của nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, qua bao biến động của lịch sử, ngôi trường đã trở thành một trong những cái nôi đào tạo nhân tài hàng đầu của Việt Nam. Trường Chu Văn An đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều thế hệ học sinh ưu tú đã trưởng thành từ ngôi trường này, trở thành những nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nhà văn, nhà nghệ sĩ tài năng, góp phần làm rạng danh cho dân tộc.

Nằm ven hồ Tây (Hà Nội), trường THPT Chu Văn An có 13 tòa nhà, trong đó rất nhiều tòa xây từ thời Pháp, đến nay vẫn sử dụng tốt

Nằm ven hồ Tây (Hà Nội), trường THPT Chu Văn An có 13 tòa nhà, trong đó rất nhiều tòa xây từ thời Pháp, đến nay vẫn sử dụng tốt

Công trình được xây dựng từ năm 1898, ban đầu có tên biệt thự Schneider - lấy theo tên người chủ căn biệt thự, sau đó được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp trường Trung học Bảo hộ.

Công trình được xây dựng từ năm 1898, ban đầu có tên biệt thự Schneider - lấy theo tên người chủ căn biệt thự, sau đó được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp trường Trung học Bảo hộ.

Lĩnh vực giáo dục và văn hóa là một trong những lĩnh vực mà người Pháp rất chú trọng trong thời gian ở Việt Nam, trường học Chu Văn An là ngôi trường đầu tiên được Pháp xây dựng từ năm 1908 nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị Bắc Kỳ đây cũng là ngôi trường tự hào đã đào tạo bao nhiêu thế hệ nhân tài cho đất nước.

Dù là trường Bưởi ngày ấy hay THPT Chu Văn An của bây giờ, ngôi trường trăm tuổi này vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình, khi đào tạo được những lứa học sinh tài năng

Dù là trường Bưởi ngày ấy hay THPT Chu Văn An của bây giờ, ngôi trường trăm tuổi này vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình, khi đào tạo được những lứa học sinh tài năng

Qua 110 năm hình thành và phát triển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hình ảnh ngôi trường vẫn luôn hiện hữu trong trái tim biết nhiều thế hệ học trò, thầy cô giáo

Qua 110 năm hình thành và phát triển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hình ảnh ngôi trường vẫn luôn hiện hữu trong trái tim biết nhiều thế hệ học trò, thầy cô giáo

Trường Chu Văn An với kiến trúc Pháp cổ kính, như một bức tranh sơn dầu sống động, khắc họa nên một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước. Kiến trúc của trường Chu Văn An mang đậm phong cách Pháp với những đường nét hoa văn tinh xảo, những cột trụ vững chắc, những mái vòm uy nghi. Từng chi tiết nhỏ đều được thiết kế tỉ mỉ, thể hiện sự tinh tế của các kiến trúc sư thời kỳ đó. Tường vàng tươi, cửa sổ xanh lá, mái ngói đỏ au... tất cả hòa quyện tạo nên một bức tranh kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.

Nhà Thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn như một viên ngọc quý, tỏa sáng rực rỡ qua bao thăng trầm của lịch sử. Được xây dựng từ năm 1884 và hoàn thành vào năm 1887, Nhà thờ Lớn là một trong những công trình kiến trúc cổ nhất của Hà Nội. Ngôi nhà thờ này được thiết kế theo phong cách Gothic, mang đậm dấu ấn của kiến trúc Pháp thời kỳ đó.

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12

Kiến trúc của Nhà thờ Lớn Hà Nội mang đậm nét đặc trưng của phong cách Gothic với những đường nét hoa văn tinh xảo, những cột trụ vững chắc, những mái vòm cao vút. Từng chi tiết nhỏ đều được thiết kế tỉ mỉ, thể hiện sự tài hoa của các kiến trúc sư Pháp. Nơi đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là nơi sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng Công giáo Hà Nội. Hàng ngày, nơi đây luôn tấp nập người đến cầu nguyện, tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn. Nhà thờ Lớn, với vẻ đẹp cổ kính và ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mãi là biểu tượng bất diệt của Hà Nội.

Kiến trúc Pháp cổ hay bất cứ kiểu kiến trúc cổ đại nào cũng để lại dấu ấn vượt thời gian. Vừa là minh chứng lịch sự cho sự phát triển của xã hội, vừa là chứng nhân cho những thăng trầm trong lịch sử. Và kiến trúc hiện đại cũng vậy. Khi mà hàng chục năm, trăm năm hoặc lâu hơn nữa khi thế hệ sau nhìn lại. Đó cũng là một minh chứng cho thấy xã hội đã phát triển và thịnh vượng như nào. Mỗi một thời kỳ, một nền văn minh đều đi kèm với đó là những nền văn hoá cấp tiến, đổi mới và đi lên.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES