Tại một vùng núi của Indonesia, tộc người Toraja có phong tục ướp xác những người đã chết và chăm sóc những thi thể được bảo quản này một cách kĩ lưỡng như thể họ vẫn còn sống.
Toraja là một dân tộc bản địa thiểu sổ với dân số khoảng 1 triệu người, trong đó hầu hết người dân của bộ tộc sống ở vùng Nam Sulawesi - nơi người ta tin rằng sau khi chết, linh hồn người đã mất vẫn tồn tại ngay trong nhà, bởi vậy những thành viên trong gia đình vẫn cho họ đồ ăn, thức uống, quần áo và thậm chí là thuốc lá.
Chỉ vài ngày sau khi chết, da và thịt của thi thể được bảo quản để tránh mục nát và thối rữa bằng cách phủ lên thi thể một lớp dung dịch hóa học có tên là formalin - hỗn hợp của formaldehyd và nước. Mùi hôi thối từ cơ thể những người đã chết bốc lên rất nồng nặc, vì vậy các gia đình sẽ phải lưu trữ một số lượng lớn các loài cây khô bên cạnh thi thể để làm át đi mùi hôi đó.
Đối với cả bộ tộc, một thi thể được bảo quản và chăm sóc tốt sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc, bởi vậy các gia đình luôn cố gắng hết sức để đảm bảo rằng cơ thể những người đã chết vẫn tồn tại dưới hình dạng đẹp nhất có thể.
Sau đó, những thi thể này được bọc trong chăn và cất giữ trên giường trong một căn phòng ở trong nhà; hoặc đối với những gia đình giàu có hơn, những thi thể sẽ được “nghỉ ngơi” trong một tongkonan - một ngôi nhà “tổ tiên” truyền thống của tộc người Torajan với mái nhà cong vút hình chiếc thuyền rất đặc biệt, nhờ vậy nước mưa có thể chảy xuống và không bị tắc ở trên.
Những thi thể này sẽ ở trong ngôi nhà tongkonan này cho đến khi đám tang được diễn ra. Nhưng trong một số trường hợp, giai đoạn này có thể kéo dài hàng năm hoặc thậm chí hàng thập kỉ bởi nhiều gia đình không có đủ điều kiện kinh tế để thực hiện nghi thức tang lễ phức tạp này.
Nhiều người dân còn cho rằng đây cũng chính là một cách giúp họ vượt qua nỗi đau khi mất đi người thân của mình. Yohana Palangda. Một người phụ nữ Torajan chia sẻ rằng: “Mẹ tôi đột ngột qua đời, vì vậy chúng tôi chưa sẵn sàng để bà ra đi. Tôi càng không thể chấp nhận được việc bà sẽ bị chôn xuống lòng đất nhanh như thế.”
Thông thường, các gia đình sẽ cần dành dụm tiền bạc trong một khoảng thời gian nhất định mới có đủ kinh phí để tổ chức một đám tang đúng nghĩa cho người thân của mình. Điều đáng kinh ngạc chính là một đáng tang như vậy có thể tốn từ 700 triệu đồng rupiah (38.000 bảng Anh) đối vối những gia đình có kinh tế khiêm tốn và lên đến hơn 3 tỉ đồng rupiah (200.000 bảng Anh) đối với những gia đình thượng lưu.
Với nhiều gia đình Toraja ở vùng nông thôn - những người đang phải vật lộn hằng ngày để kiếm được hơn 1 triệu rupiah mỗi tháng, các khoản vay ngân hàng là điều tất yếu phải làm. Thế nhưng, trong những năm gần đây, khi những thanh niên trẻ tuổi dần chuyển lên các thành phố lớn để sinh sống, việc chi trả được số tiền lớn như vậy dường như là điều không thể.
Phần lớn khoản tiền sẽ được dành vào việc mua những con trâu nước, thường sẽ lên đến hàng chục con. Nói cách khác, những chú trâu này được sử dụng như những vật tế linh và có tên gọi là Rambu Solo. Thông thường, số tiền người dân phải bỏ ra rơi vào khoảng từ 7.000 đến 30.000 bảng Anh, tùy thuộc vào chiều dài sừng và màu mắt của chúng.
Nghi thức này đánh dấu sự qua đời chính thức của người đã mất và mang họ đến với thiên đàng, nơi người dân thường gọi với cái tên Puya. Tuy nhiên, dù là một sự kiện đau buồn của gia đình, những tang lễ này thường được tổ chức giống như một buổi ăn mừng hơn là một đám tang. Ngay kể cả sau khi người chết được chôn cất trong lăng mộ hoặc mộ đá, đây thực tế không phải là lần cuối người thân của họ được nhìn thấy tận mắt những thi thể đó.
Trong một nghi lễ được gọi là Ma’nene, có nghĩa là “chăm sóc tổ tiên” thường được diễn ra vào tháng 8, người chết được đưa ra khỏi mộ và quan tài, sau đó được rửa sạch tất cả các loại côn trùng và bụi bẩn, được mặc quần áo mới và cuối cùng là được đưa xuống làng để thi thể này có thể thưởng thức một điếu thuốc ngon lành tại nơi yêu thích của họ hoặc ghé thăm ngôi nhà họ từng sinh sống.
Tất cả bạn bè và gia đình của người đã chết sẽ vượt hàng dặm đường để đến đoàn tụ với người thân đã mất của họ, đồng thời tận hưởng một bữa tiệc thịnh soạn để đánh dấu sự kiện quan trọng này. Đây cũng có thể là lần đầu những lớp trẻ được gặp chính tổ tiên của họ - những người đã mất trước khi họ ra đời.
Không chỉ dừng lại ở đó, họ thậm chí còn thường xuyên chụp ảnh với các thi thể, thậm chí là chụp ảnh tự sướng. Cuối cùng, người chết sẽ được trở lại quan tài, sau đó người thân của họ sẽ tặng cho họ những món quà mới như đồng hồ, kính hoặc trang sức.
Những nghi thức tang lễ này của người Toraja được cho là bắt đầu vào năm thứ 9 sau Công nguyên. Thế nhưng, cho đến này, những nghi thức này thường kèm theo các yếu tố Kitô giáo, bao gồm cả việc đọc kinh thánh. Được biết, những phong tục này xuất phát từ khi các nhà truyền giáo người Hà Lan phát hiện ra Indonesia vào thế kỉ 16. Khi đang tìm kiếm hạt nhục đậu khấu và đinh hương, họ đã mang tôn giáo đến với người dân Tojara địa phương.
Ngày nay, khi những nghi thức liên quan đến kiếp sau ngày càng dần được tiếp nhận, khách du lịch Úc và châu Âu dần trở nên hòa nhập với người dân địa phương ở khu vực này.