“The Substance”, một kiệt tác kinh dị gây sốc

06/11/2024

Trước thềm Liên hoan phim Cannes 2024, "The Substance" (Thần Dược) từng bị cho là chưa đủ tầm để góp mặt trong danh sách đề cử. Nhiều người đã nghi ngờ về khả năng tạo nên bất ngờ của bộ phim này giữa một rừng tác phẩm bom tấn được quảng bá rầm rộ. Thế nhưng, ngay sau buổi công chiếu đầu tiên, giới phê bình đồng loạt dành những lời khen ngợi có cánh, thừa nhận rằng "The Substance" đã vượt qua mọi kỳ vọng và trở thành một trong những bất ngờ lớn nhất của mùa phim.

Tràng pháo tay kéo dài 13 phút tại Cannes đã chứng minh sức hút không thể chối cãi của "Thần Dược". Coralie Fargeat đã tạo ra một tác phẩm kinh dị độc đáo, nơi mà ranh giới giữa con người và quái vật trở nên mờ nhạt. Với những hình ảnh ghê rợn, những hiệu ứng đặc biệt ấn tượng và diễn xuất xuất thần của Demi Moore và Margaret Qualley, "Thần Dược" không chỉ là một bộ phim giải trí mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy tính thử nghiệm.

Bài liên quan

Khi sự nổi tiếng trở thành nỗi ám ảnh

Tờ báo nổi tiếng của Anh đưa ra lời nhận xét có cánh dành cho bộ phim “Một tác phẩm dồn dập của nghệ thuật đích thực”. “The Substance” không chỉ mang đến một góc nhìn mới mẻ về hình ảnh cơ thể nữ giới mà còn khám phá sâu sắc sự hỗn loạn, mất kiểm soát khi tuổi trẻ và khả năng sinh sản bắt đầu phai nhạt, làm nổi bật những ám ảnh về vẻ đẹp và thời gian trong xã hội hiện đại.

Bộ phim kể về câu chuyện của một siêu sao Hollywood Elisabeth Sparkle (do Demi Moore thủ vai) đã qua thời kỳ đỉnh cao. Không chấp nhận được quy luật sa thải khắc nghiệt của showbiz do tuổi tác, Elisabeth chấp nhận cuộc chơi thay đổi số phận bằng thẩm mỹ.

Một ống tiêm, một quả trứng, và một ngôi sao. Ba hình ảnh tưởng chừng như không liên quan lại được kết nối một cách đầy ám ảnh trong những thước phim đầu tiên. Dị tượng xuất hiện: lòng đỏ mới sinh ra, tách rời khỏi chính lòng đỏ cũ. Chuyển cảnh sau đó đưa người xem tới Đại lộ Danh vọng Hollywood, nơi ngôi sao danh giá dành cho Elisabeth Sparkle được gắn lên. Đoạn phim ngắn ngủi khắc họa thời gian tàn nhẫn ra sao, khi người ta từng hào hứng check-in cùng ngôi sao của Elisabeth Sparkle, rồi chẳng mấy chốc lại không ai nhớ nổi về cái tên được khắc trên đó.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hình ảnh ẩn dụ mang nhiều thông điệp sâu xa

Hình ảnh ẩn dụ mang nhiều thông điệp sâu xa

Với Elisabeth, hành trình khôi phục lại nhan sắc chính là hành trình tái sinh sự hào quang. Sống trong lời tán dương của người hâm mộ, bà thấy bản thân có giá trị, dù tất cả những giá trị đó do bà tự nghĩ ra. Elisabeth đánh đổi cuộc đời để tìm lại nhan sắc tuổi trẻ. “The Substance” chứa đựng câu chuyện hài hước đen tối đầy cảnh tỉnh, nơi hình ảnh tấm gương phản chiếu sự biến đổi kinh ngạc – một điều tưởng như phép màu nhưng dần biến thành ác mộng. Giấc mơ về sự trẻ mãi của người phụ nữ trở thành hiện thực khi cô "sinh ra" một bản sao trẻ trung, quyến rũ của chính mình. Qua từng khung hình, thế giới đời sống và xung đột nội tâm của nhân vật chính dần được hé lộ, khi hai cá thể cùng một nguồn gốc nhưng ngày càng khác biệt về ý thức. Căng thẳng và bi kịch từ đó được đẩy lên đến đỉnh điểm.

Body horror (kinh dị thể xác) là một trong những dòng phim kén khán giả bậc nhất khi khai thác hình ảnh tổn thương cơ thể gớm ghiếc, ghê rợn

Body horror (kinh dị thể xác) là một trong những dòng phim kén khán giả bậc nhất khi khai thác hình ảnh tổn thương cơ thể gớm ghiếc, ghê rợn

Nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm cho rằng: “The Substance sở hữu một kịch bản phải nói là rất sáng tạo, dù kế thừa từ nhiều bậc thầy đi trước như David Cronenberg và Stanley Kubrick. Phim cũng lồng ghép nhiều thông điệp sâu sắc về ngành giải trí, về nỗi ám ảnh tuổi tác của phụ nữ hay cách để duy trì hào quang của ngôi sao. Điều đặc biệt là chúng được thể hiện một cách phóng đại qua những hình ảnh gây cảm giác rùng rợn của dòng phim body horror. Dù vậy, tạo hình của bộ phim rất ấn tượng và đậm chất nghệ thuật chứ không đơn thuần là một bộ phim giải trí thuần túy”.

Nhiều người còn coi đây là thể loại

Nhiều người còn coi đây là thể loại "rẻ tiền” khi dùng yếu tố 18+ và máu me để câu khách. Nhưng The Substance đã thay đổi định kiến trên với một câu chuyện nhiều nút thắt và ý nghĩa

Những thước phim trần trụi, ớn lạnh đến tận phút chót

Là một bộ phim trực tiếp nói về sự khác biệt của tuổi trẻ và sự già nua, The Substance có rất nhiều cảnh khỏa thân trần trụi. Phim đặc biệt nhấn mạnh cơ thể nóng bóng của Sue so với Elizabeth. Đạo diễn Carolie tập trung nhiều góc quay cận và các bộ phận nhạy cảm của Sue, đường cong, đôi môi quyến rũ, ánh mắt gợi tình… Các vũ đạo của cô nàng cũng phô bày tối đa tính gợi dục. Song, đây không phải yếu tố câu khách mà nhằm ẩn ý của nữ đạo diễn.

Bộ phim cho thấy tâm lý tuyệt vọng và sợ hãi của những người lớn tuổi khi thấy cơ thể mình dần một già nua, nhăn nheo, mất dần sức sống

Bộ phim cho thấy tâm lý tuyệt vọng và sợ hãi của những người lớn tuổi khi thấy cơ thể mình dần một già nua, nhăn nheo, mất dần sức sống

Coralie Fargeat đã khéo léo sử dụng những hình ảnh ẩn dụ để tạo nên một bức tranh đầy ám ảnh về sự truy cầu danh vọng. Từ hình ảnh lòng đỏ trứng gà tượng trưng cho sự khởi đầu, sự mong manh và dễ vỡ của cuộc sống, đến ngôi sao danh vọng trên Đại lộ Hollywood đại diện cho ước mơ và tham vọng của con người. Những hình ảnh kinh dị về cơ thể biến dạng, nội tạng lộ ra ngoài không chỉ gây sốc mà còn là một lời cảnh tỉnh về những hậu quả khôn lường khi con người cố gắng vượt qua giới hạn tự nhiên. Chúng hiện thể hiện cái nhìn đầy châm biếm của Coralie Fargeat về sự lạc lối trong hành trình đi tìm hào quang, về cách những nạn nhân phải vật lộn trong những tiêu chuẩn mà xã hội đặt lên họ.

Có thể nói, The Substance là một bộ phim thuộc dạng “style over substance” (phong cách lớn hơn nội dung)

Có thể nói, The Substance là một bộ phim thuộc dạng “style over substance” (phong cách lớn hơn nội dung)

Bên cạnh đó, những cảnh quay gợi dục của “The Substance” chính là sự ám chỉ việc đàn ông luôn tình dục hóa phụ nữ ở kinh đô điện ảnh. Ánh mắt của những nhà sản xuất nhìn Sue luôn chứa đựng sự biến thái, thèm khát. Những góc quay cận vào cơ thể Sue ngụ ý những gã đàn ông khi nhìn cô nàng cũng chỉ chăm chăm các bộ phận nhạy cảm ấy. Thực tế cho thấy nhiều bộ phim đang dùng nữ giới hay yếu tố 18+ để câu khách như cái cách mà Carolie phản ánh. Các nữ diễn viên phải mặc trang phục hở hang hết cỡ, vai trò chẳng có gì ngoài kéo khán giả nam đến rạp hay xem TV.

Thông qua Sue và Elizabeth, Carolie muốn nhấn mạnh sự thèm khát níu kéo tuổi thanh xuân của phái nữ. Nỗi sợ xấu xí trong mắt người khác của Elizabeth lớn đến mức cô sẵn sàng chịu đau đớn cùng cực chỉ để Sue có hào quang

Thông qua Sue và Elizabeth, Carolie muốn nhấn mạnh sự thèm khát níu kéo tuổi thanh xuân của phái nữ. Nỗi sợ xấu xí trong mắt người khác của Elizabeth lớn đến mức cô sẵn sàng chịu đau đớn cùng cực chỉ để Sue có hào quang

Thế nhưng, đằng sau vẻ đẹp như nữ thần ấy và sự ghê tởm đến ám ảnh. Ngay những phút đầu, “The Substance” đã khiến nhiều người phải che mặt bởi phân cảnh Sue chui ra từ “cái vỏ” Elizabeth. Khi một người đang hoạt động thì kẻ còn lại phải nằm bất động trong nhà vệ sinh bẩn thỉu. Những hình ảnh cơ thể bị tàn phá, vặn vẹo được thể hiện chân thật đến mức phải rùng mình. Dù chỉ ngồi xem thì nhiều người vẫn tưởng tượng được nỗi đau mà các nhân vật phải chịu đựng.

Những cảnh nóng hay kinh dị chỉ là cách nữ đạo diễn truyền tải các ý nghĩa ẩn dụ, cho thấy sự thật nghiệt ngã của tuổi già

Những cảnh nóng hay kinh dị chỉ là cách nữ đạo diễn truyền tải các ý nghĩa ẩn dụ, cho thấy sự thật nghiệt ngã của tuổi già

The Substance có lấy một chủ đề không hề mới, từng được nhiều nền điện ảnh khai thác. Song, cách triển khai của đạo diễn Coralie lại vô cùng độc đáo và khác biệt

The Substance có lấy một chủ đề không hề mới, từng được nhiều nền điện ảnh khai thác. Song, cách triển khai của đạo diễn Coralie lại vô cùng độc đáo và khác biệt

Với kịch bản lôi cuốn cùng diễn xuất thuyết phục, không ngạc nhiên khi Thần dược nhận mưa lời khen từ giới phê bình. The Guardian, IndieWire hay Timeout đều đồng loạt giành những lời khen “có cánh” cho phim, gọi đây là “kinh điển” trong khi các lời ca ngợi khác đều dành cho Demi Moore (vai Elisabeth Sparkle) tỏa sáng sau hơn hai thập niên rời xa hào quang. Thay vì là một tuyên ngôn, rao giảng về nữ quyền, phim lại mang dáng dấp của một tấm bưu thiếp u ám về phân biệt giới tính, nơi cuộc đấu tranh trở thành một mớ hỗn độn rùng rợn. Với phong cách body horror chân thực đến ám ảnh, bộ phim dẫn dắt khán giả qua từng thước phim kinh dị đầy ấn tượng.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES