Theo dấu voi rừng

04/11/2012

Mời bạn cùng phóng viên Travellive theo chân những chú voi rừng, biểu tượng của một Tây Nguyên hùng mạnh, tại Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn.

Ảnh: Lê Văn Thao - Nguyễn Bá Ngọc

Trải rộng qua hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía tây bắc, VQG Yok Đôn là vườn quốc gia rộng nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với diện tích 1.155,45km2. Rừng ở đây chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Đôn cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số đã khiến rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Nhiều loài động thực vật quý hiếm dần biến mất, trong đó có những chú voi, loài động vật được xem như biểu tượng hùng mạnh của đất Tây Nguyên. Chuyến đi của chúng tôi nhằm khảo sát thực trạng của loài động vật đặc hữu của rừng khộp này.

Đang là mùa mưa, Yok Đôn phát triển mạnh mẽ thảm thực vật. Hình ảnh chúng tôi bắt gặp đậm đặc nhất là những khóm le mọc ven các con suối ken dày những mầm măng non, đây là món khoái khẩu của loài voi. Những vạt rẫy ven rừng vào mùa bắp chín đã thu hút những bầy voi từ tận những cánh rừng già sát biên giới nước bạn Campuchia kéo về, tạo nên quang cảnh sống động khó tả.

Điểm xuất phát của chúng tôi bắt đầu từ một chòi rẫy vừa bị voi về phá bắp đêm qua

Những người dẫn đường cho chúng tôi là các quản tượng giầu kinh nghiệm, thuộc từng gốc cây, ụ mối trong rừng

Chúng tôi lần theo bầy voi rừng, những con voi nhà chậm chạp bởi mang nặng không thể theo kịp dấu, chiều xuống rất nhanh, chúng tôi chưa kịp dựng lều thì trời đã tối, vậy là đành ngủ trên đất vậy, những quản tượng vội đốt một đống lửa để xua đuổi thú và con trùng.

Sáng sớm chúng tôi vội vã lên đường, đêm qua không thấy tiếng đàn voi, vậy là chúng đã bỏ xa chúng tôi cả ngày đường rồi.

Kế hoạch đi cắt rừng đón đầu đàn voi khiến cả đội được một chuyến trải nghiệm khó quên. Những con voi rẽ lối chui qua bụi, lao xuống suối, trèo lên núi quên những kẻ ngồi trên bành hai tay lúc ôm đầu luồn qua những bụi gai, lúc đu lúc bấu để khỏi rơi khỏi bành.

Điều lo lắng nhất với chúng tôi đã đến. Chúng tôi hết nước. Món đặc sản đầu tiên vừa chát vừa ngái nước dây rừng. Dù sao cũng là một trải nghiệm thú vị.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tuy vậy, nước dây rừng cũng không phải chỗ nào cũng có và đủ để đáp ứng gần chục con người bị phơi nắng cả ngày. May mắn, mùa này trong rừng có rất nhiều con suối đầy nước. Quản tượng y Nghĩa  nói với chúng tôi "chỗ nào voi uống được thì người uống được". Kể từ đây chúng tôi chuyển sang "thực đơn" nước suối.

Chúng tôi chọn cách đón đầu đàn voi ở những rẫy ngô đang chuẩn bị thu hoạch. Những người dân ở đây tổ chức liên kết vài hộ lại ở chụm lại các chòi rẫy đốt lửa suốt đêm, nếu có động thì dùng song nồi, hoặc bất cứ thứ gì gây tiếng động lớn gõ để xua đuổi.

Cứ thế, ngày lặn lội theo dấu voi trong rừng, đêm đón lõng trên những chòi rẫy. Đàn voi vẫn bặt âm vô tín. Sang ngày thứ 4 dấu vết của đàn voi cho thấy, đàn voi đã tan đàn chia làm nhiều nhóm nhỏ, vây là cơ hội quan sát được cả đàn voi đã mất, chúng tôi trở về buôn Đôn.

Dấu vết đàn voi

Sáng ngày thứ năm, tưởng chừng được ngủ bù sau những ngày lặn lội, chúng tôi nhận được tin dữ. Có 2 con voi bị bắn chết. Chúng tôi vội đến nơi. Kết quả của cả chuyến đi là thế này: 2 con voi một được một cái bị bắn chết để lấy ngà cách chỗ chúng tôi thấy dấu đàn voi bị tan đàn chừng 6 km đường rừng.

 

Ra Hà Nội chưa đầy 2 ngày, có tin cấp báo, voi lại về ăn bắp ở khu vực rẫy gần bản Đôn. Vậy là chúng tôi lại vào Đắc Lắc bằng chuyến bay cuối ngày của air mekong, chỉ tiêc rằng không mua được vé giá rẻ.

Lần này rút kinh nghiệm, chúng tôi tổ chức trinh sát trước bằng  xe máy để có thể đuổi kịp dấu đàn voi rừng.

Y Bích đã xác định được khu vực đàn voi đang hoạt động. Những con voi nhà được cấp tốc đi tắt rừng tới điểm hẹn.

Chúng tôi căng người  nín thở lần theo dấu đàn voi còn mới tinh ngai ngái mùi cỏ mới bị dẫm nát, đàn voi đông lắm những lối voi vừa đi qua tạo thành một đường mòn phẳng lỳ trong rừng.

Vậy mà đến 4h chiều, chúng tôi mới nghe được tiếng bẻ cây rôm rốp, Y Bích móc bật lửa bật lên để xác định hướng gió. Vậy là chúng tôi lại phải vòng qua đồi để tiếp cận đàn voi.

Kia rồi những bụi cây lay động, những lưng voi rừng mốc thếch di  chuyển trong những bụi cây, vừa đi vừ bẻ cành rôm rốp. Tốp này gồm 6 con voi mẹ, chúng tôi chỉ có thể đoán có chừng 4 con voi con bởi chúng khuất sau mẹ chúng hoặc bị lút dưới các bụi le.

Những con voi nhà ngại lũ voi rừng không chịu đi, phải khó khăn lắm các quản tượng mới thúc được chúng tiến gần hơn với đàn voi rừng

Đây rồi, một con voi mẹ thò đầu ra khỏi bụi le nhìn chúng tôi như ngắm vật thể lạ. Sau phút ngỡ ngàng, một tiếng rống thét lên khiến chúng tôi cũng giật cả mình. Đàn voi lao vào bụi rậm, chỉ còn tiếng cây đổ rào rào, trong phút chốc, đàn voi biến mất.

Chúng tôi sững sờ chưa biết làm sao thì người dẫn đường cho biết, còn cơ hội tiếp cận toán voi đi sau. Lại nín thở đi vòng  lại phía sau, chỗ rừng này thoáng hơn, chúng tôi đã nhìn thấy lưng voi từ khá xa. Những con voi nhà có vẻ đã rạn hơn nên chúng tôi tới được đàn voi khá gần.

Bất ngờ một cô nàng rẽ bầy đi lang thang tiến ngay lại sát chúng tôi chừng 20m vừa ăn vừ ngoe nguẩy tự tin như người mẫu.

Mải  ngắm người mẫu, đàn voi rừng đã tiến sát bên cạnh chúng tô từ lúc nàoi, con voi nhỏ nhất đàn lỡ bước  tiến lại gần voi nhà 5m mới phát hiện ra quay đầu chạy kêu the thé.

Đàn voi rừng cụm lại, con voi mẹ rống lên lao ra bảo vệ con. Những quản tượng  hét lên chồm lên đầu voi nhà chĩa giáo đâm sang. Bầy voi rừng lùi lại sững sờ rồi bỏ chạy. Trận đối đầu khiến quay phim chính văng xuống đất mãi đến 2 ngày sau chúng tôi mới chắc 7 phút phim quay được không "quá đắt".

Tạp chí Travellive

RELATED ARTICLES