"Thời gian" - Cuộc chơi chất liệu giữa điêu khắc và hội hoạ đương đại

22/12/2024

“Thời gian” không chỉ là một ý niệm, mà còn là sự giao thoa độc đáo giữa hội họa trừu tượng và di sản điêu khắc dân gian Việt Nam. Với 80 tác phẩm vẽ trên nền gỗ cổ, đồng, những chi tiết chạm khắc thủ công của của họa sĩ Trần Nhật Thăng và kiến trúc sư Tùng Lê, triển lãm “Thời gian” còn là hành trình khám phá đa chất liệu, nơi những câu chuyện cá nhân, văn hóa được tái sinh, hội tụ.

"Thời Gian" - Khi Di Sản điêu khắc Dân Gian Gặp Gỡ Hội Hoạ Đương Đại

Sự kết hợp giữa hội hoạ và điêu khắc trong "Thời gian" là cuộc đối thoại giữa di sản kiến trúc dân gian và sáng tạo đương đại. Với 80 tác phẩm trừu tượng, họa sĩ Trần Nhật Thăng khắc họa thế giới nội tâm tự do và phóng khoáng của mình, nơi anh “nhìn vào lòng mình để vẽ”. Những mất mát, cảm xúc trước dòng chảy thời gian được anh đón nhận bằng đôi mắt bình thản. Thời gian không chỉ là khái niệm trừu tượng, mà còn là nơi an trú bao dung, không phán xét, luôn mở rộng chào đón mọi giấc mơ, dù lớn hay nhỏ.

Hành trình từ xưởng gỗ đến nghệ thuật

Hành trình từ xưởng gỗ đến nghệ thuật

Sự kết hợp tại

Sự kết hợp tại "Thời gian" của họa sĩ Trần Nhật Thăng và kiến trúc sư Tùng Lê mang đến một trải nghiệm nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ, khác biệt

Theo thứ tự từ trái qua phải: KTS Tùng Lê, giám tuyển Nguyễn Quỳnh Hương, hoạ sĩ Trần Nhật Thăng

Theo thứ tự từ trái qua phải: KTS Tùng Lê, giám tuyển Nguyễn Quỳnh Hương, hoạ sĩ Trần Nhật Thăng

Song hành cùng thế giới nội tâm của họa sĩ Trần Nhật Thăng là các bệ đỡ được kiến trúc sư Tùng Lê thiết kế từ bộ sưu tập di sản kiến trúc xưa, từ vật liệu gỗ sưu tầm trong các chuyến đi tới bản làng, vùng miền trên quê hương Việt Nam.

Trong không gian nghệ thuật ấn tượng với tranh khổ lớn và cột cổ, Trần Nhật Thăng sử dụng giấy giang, bột cafe, epoxy… trên nền gỗ cổ và đồng, kết hợp hiệu ứng đục, chạm, đốt thủ công từ Tùng Lê, mang đến một trải nghiệm nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ và khác biệt.

Bài liên quan

Những cột nhà hay mảnh gỗ có tuổi đời cả trăm năm được Tùng Lê “tái sinh” thành khung đế trụ, phối hợp với chất liệu đồng, chạm trổ hoa văn vân mây. Trong các hoa văn mây cổ, cha ông ta gửi gắm niềm tin, ước vọng và sự tôn kính vĩnh hằng và sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên. Những bệ đỡ thời gian, vừa tĩnh tại và bền vững, vừa tôn vinh tinh thần phóng khoáng của tác phẩm Trần Nhật Thăng.

Empty
Empty
Song hành cùng thế giới nội tâm của họa sĩ Trần Nhật Thăng là các bệ đỡ được kiến trúc sư Tùng Lê thiết kế từ bộ sưu tập di sản kiến trúc xưa

Song hành cùng thế giới nội tâm của họa sĩ Trần Nhật Thăng là các bệ đỡ được kiến trúc sư Tùng Lê thiết kế từ bộ sưu tập di sản kiến trúc xưa

Nghệ thuật gắn kết quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến trúc sư Tùng Lê chia sẻ: "Những cột gỗ trưng bày tại triển lãm đều ở Hà Giang của mỗi ngôi nhà khác nhau. Có những ngôi nhà đã ở đến 5 6 thế hệ, tương đương khoảng 200 năm trải qua bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn ở đấy. Khi những gia đình đó dỡ bỏ ngôi nhà, tôi đã xin lại những chiếc cột ấy, nó mang một phần của dấu ấn văn hóa, lịch sử và là di sản kiến trúc dân gian.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tôi muốn giữ và bảo tồn những di sản theo cách của mình bởi văn hóa Việt Nam thật đẹp, những đồ vật cũ luôn chứa đựng tinh thần văn hóa. Tất cả những thứ đó là khối tài sản trong những ngày tuổi trẻ lang thang mà tôi thấy hay và có được. Việc tái sinh chúng thành bệ đỡ kết hợp với các tác phẩm của họa sĩ Trần Nhật Thăng như một cuộc chơi chất liệu, là điểm nhấn văn hóa, nơi truyền thống gặp gỡ sáng tạo nên những tác phẩm mới lạ. Dùng truyền thống để nâng đỡ một cách chắc chắn, tĩnh tại cho sự bay bổng trong các tác phẩm của anh Thăng".

Empty
Empty
Kiến trúc sư Tùng Lê kể về từng cột nhà từ Hà Giang

Kiến trúc sư Tùng Lê kể về từng cột nhà từ Hà Giang

Tùng Lê là một kiến trúc sư tâm huyết, góp phần kiến tạo nên những công trình đậm nét di sản trên khắp mọi miền Tổ quốc. Với hơn 20 năm xách balo, qua từng chuyến phượt và cuộc dạo chơi, rong ruổi cắm trại Bắc - Nam, những tinh hoa của quê hương từ cảnh sắc thiên nhiên phong phú đến sự thân tình của con người đã ghi dấu trong anh rõ nét, trở thành nguồn cảm hứng giúp Tùng Lê phát triển triết lý thiết kế độc đáo, kết nối truyền thống và hiện đại, biến mỗi món đồ gỗ, vật liệu bản địa thành tác phẩm nội thất đầy cảm xúc.

Empty
Empty
Những áng mây truyền cảm hứng cho vân mây cổ ở từng chiếc cột qua đôi bàn tay khéo léo củaTùng Lê

Những áng mây truyền cảm hứng cho vân mây cổ ở từng chiếc cột qua đôi bàn tay khéo léo củaTùng Lê

Nếu Trần Nhật Thăng là một “kẻ” hiểu chuyện thế gian, Tùng Lê lại như một “người mơ” kể chuyện mơ. Cuộc đối thoại giữa anh và thời gian hầu như diễn ra trong im lặng. Anh kể câu chuyện của mình bằng cách đục đẽo, chạm khắc lên những thớ gỗ nhuốm màu thời gian, “tái sinh” chúng bên cạnh những tác phẩm hiện đại của người bạn đồng hành thân mến và đồng thời học hỏi, làm nghề, viết tiếp “ngôn ngữ di sản” quý báu mà anh may mắn được kế thừa.

Tùng Lê kể câu chuyện của mình bằng cách đục đẽo, chạm khắc lên những thớ gỗ nhuốm màu thời gian

Tùng Lê kể câu chuyện của mình bằng cách đục đẽo, chạm khắc lên những thớ gỗ nhuốm màu thời gian

Empty
Empty

Hoạ sĩ Trần Nhật Thăng với 30 năm theo đuổi dòng tranh trừu tượng. Anh được biết đến như một trong những họa sĩ tiên phong của hội họa hậu đổi mới tại Việt Nam. Nổi bật với phong cách kết hợp giữa thư pháp truyền thống phương Đông và hội họa trừu tượng tối giản, nam họa sĩ gây ấn tượng bởi 17 triển lãm cá nhân và hơn 100 triển lãm nhóm trong và ngoài nước.

Trò chuyện với Travellive về 80 tác phẩm trừu tượng, họa sĩ Trần Nhật Thăng cho hay: “Cảm hứng sáng tác của tôi luôn liền mạch và cụ thể trong dòng suy nghĩ. Tôi rất khắt khe trong từng triển lãm của mình bởi mỗi triển lãm là một ngôn ngữ riêng và giai đoạn sáng tạo khác nhau. Thời gian qua đi tất nhiên sẽ không thể lấy lại, nhưng dấu ấn, câu chuyện vẫn còn đó và chúng ta có thể ôn lại được".

Hoạ sĩ Trần Nhật Thăng được biết đến như một trong những họa sĩ tiên phong của hội họa hậu đổi mới tại Việt Nam

Hoạ sĩ Trần Nhật Thăng được biết đến như một trong những họa sĩ tiên phong của hội họa hậu đổi mới tại Việt Nam

Các tác phẩm của anh được sở hữu bởi nhiều bộ sưu tập tư nhân và tổ chức nghệ thuật tại châu Âu, châu Á, Mỹ. Cuộc đời con người “có mấy lần mười năm”, thế nhưng 30 năm làm nghề, Trần Nhật Thăng luôn trung thành với những ý niệm về abstraction (phép trừu tượng) và metaphor (phép ẩn dụ), để kể câu chuyện cá nhân qua những ý niệm và nghiệm sinh của bản thân.

“Chúng ta đều được bao bọc và cưu mang bởi thời gian”. Thời gian đối với nam họa sĩ cũng vậy, là giấc mơ, là sự an trú, tạm đúc kết dưới một “hành trình tu thân”, đó là cách anh nhìn nhận về hội họa, yêu hội họa và sống trong hội họa. Trần Nhật Thăng khám phá, đối thoại với thời gian bằng cách vẽ không hình không tướng, bằng sự tĩnh lặng trong tâm tưởng.

Hội họa trừu tượng của Trần Nhật Thăng với những nét vẽ phóng khoáng, tự do, phản chiếu thế giới nội tâm

Hội họa trừu tượng của Trần Nhật Thăng với những nét vẽ phóng khoáng, tự do, phản chiếu thế giới nội tâm

Empty
Thế giới của Trần Nhật Thăng

Thế giới của Trần Nhật Thăng

"An trú No.3" - tác phẩm từ mâm gỗ cũ đồ epoxy

Hội họa trừu tượng của Trần Nhật Thăng với những nét vẽ phóng khoáng, tự do, phản chiếu thế giới nội tâm của chính anh giai đoạn này - trạng thái cân bằng, thả lỏng. Những cảm xúc ấy được đặt trong bệ đỡ gỗ độc đáo do Tùng Lê thiết kế từ các di sản gỗ xưa, tái hiện hình ảnh thời gian trong sự tĩnh tại và bền vững của văn hóa truyền thống Việt Nam.

Triển lãm “Thời gian” của họa sĩ Trần Nhật Thăng và kiến trúc sư Tùng Lê diễn ra từ ngày 20/12 đến 27/12/2024, tại Green Palm Gallery, 39 Hàng Gai - Hà Nội.

Empty
Empty
Empty
Empty
Triển lãm

Triển lãm "Thời gian" mang đến cho công chúng yêu nghệ thuật một hành trình khám phá thời gian qua lăng kính sáng tạo đa chiều, đa chất liệu

Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES