Tiết Đông Chí: Người Hoa Chợ Lớn sum vầy ăn chè đoàn viên

22/12/2021

Khi trời Sài Gòn se lạnh báo hiệu Tiết Đông Chí đến, người Hoa Chợ Lớn tất bật dọn dẹp nhà cửa, cúng tạ gia tiên, thần linh và cùng gia đình sum vầy ăn tiệc đoàn viên có món chè trôi nước.

Trên bước đường tha hương, người Hoa Minh Hương chọn lưu chân tại vùng đất Chợ Lớn sầm uất để an cư lạc nghiệp. “Chợ Lớn” là vùng đất trải dài từ địa bàn quận 5, 6, 11 cùng một phần quận 8 và 10 ngày nay. Ghé thăm vùng Chợ Lớn vào những ngày trời se lạnh, là khung cảnh người người mua bán tấp nập, nhà nhà bận rộn chuẩn bị cho dịp lễ lớn nhất trong năm - tiết Đông Chí.

Theo Nông Lịch cổ đại, một năm được phân chia thành 4 mùa và 24 tiết khí. Trong đó, tiết Đông Chí, hay “túng chia" là một ngày lễ tiết lớn và quan trọng của cộng đồng người Hoa Chợ Lớn. Tiết Đông Chí thường rơi vào khoảng từ ngày 21 đến 23/12 dương lịch hằng năm, được lý giải là ngày giữa mùa đông, chữ Chí mang nghĩa là điểm cùng cực, mặt trời sẽ nằm ở điểm cao nhất. Từ ý niệm người Hoa về ngũ hành âm dương, tiết Đông Chí là thuật ngữ chỉ về sự then chốt cho sự chuyển hóa giữa âm và dương, thời điểm báo hiệu một chu kì năm sắp kết thúc. Từ sau tiết Đông Chí, bầu trời bắt đầu đẹp hơn và đây là khoảng thời gian đại cát, đại lợi để làm nhiều việc hỷ sự.

Vào mỗi dịp lễ tết, người Hoa Chợ Lớn thường bày trí bàn cúng thịnh soạn và long trọng.

Vào mỗi dịp lễ tết, người Hoa Chợ Lớn thường bày trí bàn cúng thịnh soạn và long trọng.

Hằng năm, vào tiết Đông Chí, người Hoa Chợ Lớn quét dọn dẹp nhà cửa, sum họp gia đình, làm lễ tạ thần linh và mở tiệc ăn mừng. Trước tiên là việc lau dọn ban thờ thần, sẵn tiện chuẩn bị thay hồng tiền và các câu liễn trong nhà để mừng luôn dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Các thành viên trong gia đình cùng sắp xếp, chia đều công việc cho nhau. Tươm tất, họ làm bàn lễ cúng thần linh, gia tiên đã phù hộ cho một năm trôi qua bình an, thuận lợi. Trên bàn lễ nhất định phải có chè trôi nước, bánh tổ chế biến từ bột gạo nếp và dĩa trái quýt. Trong tiếng Hoa, “quýt” đồng âm với “cát” (tức cát tường, may mắn). Cúng xong, người Hoa thường mang bánh trái, hoa quả chia cho họ hàng, người thân, gọi là chút ít quà thơm thảo. Trong cùng dãy phố, nhà này thường mang biếu cho nhà kia và ngược lại. Đây cũng là cách làm cho tình thân lối xóm ngày thêm gắn bó.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Bánh tổ (hay còn gọi là bánh niên cao) là một loại bánh truyền thống thường xuất hiện trong bàn cúng của người Hoa Chợ Lớn. Ăn bánh niên cao được coi là may mắn vì cách đọc “niên cao” mang ý nghĩa

Bánh tổ (hay còn gọi là bánh niên cao) là một loại bánh truyền thống thường xuất hiện trong bàn cúng của người Hoa Chợ Lớn. Ăn bánh niên cao được coi là may mắn vì cách đọc “niên cao” mang ý nghĩa "nhiều tuổi hơn", mang lời chúc sức khỏe và trường thọ.

Giống như những cộng đồng Hoa kiều khác trên thế giới, người Hoa Chợ Lớn xem tiết Đông Chí là dịp sum vầy gia đình, nghỉ ngơi và cùng nhau thưởng thức chè trôi nước. Món chè ngọt làm bằng bột gạo nếp, bên trong là nhân đậu xanh hay vừng đen mang ý nghĩa liên quan đến tích truyện người con gái hiếu thảo trong “sự tích chè trôi nước” với ý nghĩa “đoàn viên”. Những viên chè đủ màu đỏ, hồng, xanh, trắng được vo tròn trịa, nấu chín rồi chan nước đường nấu cùng gừng xắt lát, ăn khi còn nóng. Viên chè phải đạt độ dẻo, trơn mềm chứ không dính, và khi cắn vào sẽ cho vị ngọt mềm mới là đúng vị.

Món chè trôi nước (hay còn gọi là Thang Viên) liên quan đến tích truyện người con gái hiếu thảo trong câu chuyện “sự tích chè trôi nước” với ý nghĩa đoàn viên, sum vầy.

Món chè trôi nước (hay còn gọi là Thang Viên) liên quan đến tích truyện người con gái hiếu thảo trong câu chuyện “sự tích chè trôi nước” với ý nghĩa đoàn viên, sum vầy.

Tương tự cách nấu chè trôi nước, còn có chè ỷ, viên chè nhỏ như bi ve, bên trong là đủ loại nhân, có cả đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ nghiền hoặc đậu phộng. Chè trôi nước ăn ngon nhất khi tiết trời se lạnh. Người Hoa tin rằng ăn món này cùng những người thân yêu sẽ đem đến cho bản thân và gia đình sự viên mãn và may mắn trong năm mới. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ nhận được ít nhất một viên trôi nước lớn và thêm một số viên nho nhỏ. Theo truyền thống xa xưa, người Hoa còn thường dùng các viên trôi nước dính chúng lên trước cánh cửa hoặc trên cửa sổ và bàn ghế để cầu chúc cho mọi điềm may mắn, hạnh phúc sẽ đến với gia đình.

Ngày nay, chè trôi nước được bày bán rộng rãi trong các nhà hàng, phố xá quanh năm, nhưng các gia đình người Hoa vẫn tự tay chế biến, dâng cúng thần linh và thưởng thức cùng người thân. Với nhiều người Hoa, được ăn chè trôi nước vào tiết Đông Chí, là thời khắc đặc biệt mà họ luôn háo hức mong chờ dịp cuối năm.

Hiếu Võ - Nguồn: Tổng hợp, Ảnh:Internet
RELATED ARTICLES