Tết Trung thu ở các nước diễn ra như thế nào?

01/10/2020

Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống lớn và độc đáo. Tuy nhiên, mỗi quốc gia với đặc trưng riêng về văn hóa lại có cách khác nhau để chào đón dịp lễ này.

Việt Nam

Tết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền của Việt Nam, được coi là “Tết thiếu nhi”, nên vào dịp này, trên đường phố thường bày rất nhiều đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ, đầu sư tử… đều là những món đồ chơi cho trẻ em. Vào đúng ngày 15/8 âm lịch, các gia đình hay các khu phố sẽ có chương trình vui Trung thu, phá cỗ cho trẻ em với các chương trình văn nghệ, trò chơi và mâm ngũ quả, thường bao gồm bưởi, hồng và bánh Trung thu để cúng rằm... Sau đó, mọi người cùng nhau rước đèn, xem múa lân, ngắm trăng và phá cỗ.

Empty

Không chỉ những đoàn lân trình diễn công phu của người lớn và các đoàn lân trẻ em cũng rất được chào đón. Khi các em nhỏ múa lân và gõ cửa từng nhà, người ta sẽ thưởng cho đoàn lân chút tiền lẻ để cầu may.

Y-nghia-Tet-Trung-thu-truyen-thong-cua-Viet-Nam

Trong bữa cơm đoàn viên ngày Trung thu, các gia đình Việt Nam sẽ cùng nhau chuyện trò, hàn huyên, con cháu chúc sức khỏe ông bà. Đặc biệt, việc thưởng thức những miếng bánh nướng, bánh dẻo với trà đặc chính là nét đẹp văn hóa đã được duy trì qua nhiều thế hệ người Việt Nam mỗi dịp Trung thu.

Trung Quốc

Trung thu là lễ hội lớn thứ hai ở Trung Quốc, chỉ sau Tết Nguyên đán. Tết Trung thu bắt nguồn từ thời nhà Chu (1046 - 256 TCN), khi người dân nhận ra chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng với vụ mùa và bắt đầu tổ chức lễ hiến tế vào ngày trăng tròn tháng 8 âm lịch.

king-kinder-1567677092

Ngày nay, đối với người Trung Quốc, Tết Trung thu cũng là Tết Đoàn viên, là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Tuy trên mỗi vùng miền của quốc gia rộng lớn này có những phong tục đón Tết Trung thu khác nhau nhưng nhà nào cũng sẽ treo lồng đèn đỏ, múa lân, ăn bánh nướng và ngắm trăng như nhau. Một số địa phương còn tổ chức lễ hội rước đèn lồng, múa lân và múa sư tử... hay tế trăng, thả đèn hoa đăng, giải câu đố... Trẻ em Trung Quốc cũng sẽ tham gia các đoàn múa lân và vui chơi trong đêm trăng rằm.

Empty

Món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc chính là nguyệt bính, bánh có hình tròn tượng trưng cho sự vẹn tròn, viên mãn. Nguyệt bính của người Trung Quốc rất giống bánh Trung thu của người Việt với phần vỏ mỏng, nhân hạt sen, đậu xanh, trứng muối… Ở mỗi vùng của Trung Quốc thì món bánh truyền thống này sẽ có sự biến tấu khác nhau.

Hong Kong

Điểm thu hút du khách đến với Hong Kong mùa Trung thu là cuộc diễu hành của rồng lửa Tai Hang. Rồng Tai Hang dài 67 m, làm từ rơm và được bao phủ là hàng chục nghìn que hương được đốt cháy. Múa rồng lửa Tai Hang tạo ra cảnh tượng khói lửa vô cùng đặc sắc. Cuộc diễu hành này đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Hong Kong, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi tham gia.

Empty

Cùng với điệu múa rồng truyền thống sôi động, đêm Trung thu ở Hong Kong cũng chìm trong ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ hình dáng, màu sắc và kích cỡ. Tất cả hòa quyện tạo nên nét quyến rũ đặc biệt của thành phố cảng mỗi dịp đón Tết Đoàn viên.

Nhật Bản

Dù hiện tại Nhật Bản không còn sử dụng lịch âm, người dân xứ sở Phù Tang vẫn tổ chức Tết Trung thu hai lần mỗi năm. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi thường được diễn ra vào ngày 15/8; lần thứ hai tổ chức gọi là Zyusanya vào ngày 13/10. Theo tục lệ, nếu ai đã dự hội trăng đầu thì phải dự hội răng sau nếu không muốn gặp xui xẻo.

Empty

Lễ ngắm trăng Otsukimi diễn ra nhằm tôn vinh mặt trăng mùa thu, vào thời điểm trăng tròn nhất theo quan niệm của người Nhật. Trong dịp lễ này, người Nhật sẽ ngắm trăng, thưởng thức các món ăn truyền thống và tham gia các trò chơi vui nhộn.

Món ăn truyền thống thường sử dụng ở Nhật trong ngày 15/8 là hạt dẻ, khoai lang, khoai môn, bí ngô, các loại mì như soba, ramen và đặc biệt là bánh tsukimi dango. Bánh tsukimi dango tròn mềm tượng trưng cho mặt trăng làm từ bột nếp và mật ngọt, thường được xiên vào que tre và nướng cho nóng giòn trước khi thưởng thức và uống kèm trà xanh.

Trung-Thu-Nhat-Ban-2

Người Nhật sẽ bày bánh tsukimi dango theo hình tam giác cùng bình cỏ susuki trên kệ gỗ, sau đó đặt ở nơi nào có thể vừa thưởng thức vừa ngắm trăng rõ nhất. Trẻ em Nhật Bản, nhất là các bé trai, thường được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép, tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại, để tham gia vào hội rước đèn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Đài Loan

Trong dịp Tết Trung thu, người Đài Loan nhất định phải cùng gia đình và bạn bè bên nhau ăn đồ nướng.

Empty

Việc nướng thịt trong Tết Trung thu tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm khi cả nhà quây quần bên bếp than hồng cùng nhau nướng và thưởng thức những miếng thịt tươi ngon. Nếu du lịch Đài Loan ngay ngày nghỉ lễ Trung thu, bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội vui tươi, nhộn nhịp của người dân và đừng quên thưởng thức món “thịt nướng sum vầy” đặc biệt này nhé!

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, Trung thu còn có tên khác là lễ Chuseok, nghĩa đen là đêm mùa thu, là đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Đây là một ngày lễ lớn nhất của nước này, diễn ra suốt vụ mùa nên người dân thường được nghỉ 3 ngày liên tiếp từ 14 đến 16/8 âm lịch. Chuseok không chỉ là lễ hội thu hoạch mà còn là ngày lễ tưởng nhớ những người đã khuất, là ngày sum họp, đoàn tụ gia đình.

Korea_4_1

Thời gian này họ dành thời gian để quây quần bên bên gia đình, dù con cái ở xa cũng phải quay về đoàn tụ cùng cha mẹ. Trong ngày lễ Chuseok, người Hàn Quốc thường cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh songpyeon (một loại bánh làm từ bột gạo có hình trăng khuyết), thịt viên áp chảo, bánh đậu xanh và rượu gạo. Ngoài ra, họ còn thường tặng cho nhau những món quà ý nghĩa như thịt bò, dầu ăn, hoa quả và nhân sâm trong dịp này. Đây cũng là dịp nhiều gia đình đi viếng mộ tổ tiên, cúng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo... để bày tỏ lòng kính trọng. Tối đến, trẻ em mặc hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc và cùng nhảy điệu nhảy nổi tiếng Ganggangsullae dưới ánh trăng sáng.

Korean-Mid-Autumn-1567675857

Ngày nay, Chuseok được coi là dịp lễ tạ ơn ở Hàn Quốc, là ngày mà mọi người bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên.

Triều Tiên

Ở Triều Tiên, người ta gọi Trung thu là Thu tịch tiết (lễ hội đêm thu). Trong ngày này, tương tự như các nước đón Tết Trung thu ở châu Á khác, người Triều Tiên cũng sẽ cùng nhau ngắm trăng và chơi các trò chơi như kéo co, biểu diễn ca múa nhạc...

Empty

Các cô gái trẻ sẽ diện những bộ trang phục đẹp nhất để tham gia lễ hội này. Người Triều Tiên thường ăn bánh hình bán nguyệt làm từ bột gạo với nhân đậu, mứt, táo… Tất cả mọi nhà ở Triều Tiên đều sẽ hấp bánh và đem tặng nhau vào ngày Trung thu.

Lào

Với người Lào, họ gọi Tết Trung thu là Nguyệt phúc tiết - lễ hội trăng phước lành, diễn ra suốt 1 tuần trăng tròn vào đúng tháng 12 Phật lịch. Tết này không chỉ dành cho trẻ em mà là dịp dành cho các chàng trai, cô gái cùng tụ tập ca hát, nhảy múa thâu đêm. Còn người lớn sẽ ngồi thưởng trà và ngắm trăng.

Empty

Trung tâm của lễ này tại Lào là Pha That Luang, bảo tháp linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất xứ Triệu Voi. Người ta sẽ thắp nến lung linh khắp Pha That Luang và trang hoàng nó thật rực rỡ. Ngoài ra, các hoạt động vui chơi, ăn uống sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức.

Campuchia

Không giống như Tết Trung thu ở các nước châu Á khác, người dân nước này không đón Trung thu vào ngày 15/8 âm lịch mà là vào giữa tháng 12. Lễ hội này được gọi là Ok Om Pok - Bái nguyệt tiết, nghĩa là “vái lạy mặt trăng”. Lễ hội này diễn ra vào buổi tối là chủ yếu, buổi sáng người ta sẽ cúng mặt trăng với lễ vật là súp sắn, nước mía, gạo dẹt. Buổi tối người ta sẽ cúng cốm dẹp, chuối, khoai, mía, súp sắn…

Empty

Sau khi bày mâm cỗ trước hiên và cầu nguyện, cúng bái xong, người lớn sẽ lấy gạo dẹt nhét đầy miệng trẻ em, nhét càng nhiều càng tốt, phong tục này là để cầu may cho những đứa trẻ và gia đình. Ngoài phá cỗ thì người Campuchia cũng tổ chức cuộc thi thả đèn gió trong ngày Trung thu để gửi những lời cầu nguyện, niềm tin đến thần mặt trăng như các nước đón Trung thu khác. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng, để cầu mong bình an, may mắn.

Myanmar

Còn được gọi với nhiều cái tên như Lễ Trăng tròn, Tiết Quang minh, Tết Trung thu ở Myanmar cũng không kém phần sôi động. Vào đêm trăng rằm, các gia đình đều thắp sáng những chiếc đèn lồng, tạo nên một không gian lung linh và huyền ảo, mọi người tập trung lại cùng xem múa hát, xem kịch và tham gia nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt về đêm để thể hiện niềm hân hoan cho mùa màng bội thu.

Empty

Đồng thời, người dân Myanmar sẽ đổ về những ngôi chùa như các quốc gia đón Trung thu khác để cầu nguyện, cũng như ngắm nhìn không gian lung linh của ngày rằm vào dịp lễ này.

Malaysia

Những năm trở lại đây, ở Malaysia ngoài lễ hội Bánh Trung thu (19-21/9) còn có lễ hội đèn lồng vào ngày 16/9. Do có số lượng lớn người gốc Hoa sinh sống, Tết Trung thu tại đây cũng tưng bừng như ở Trung Quốc. Người dân nơi đây tổ chức lễ hội nhằm thể hiện niềm vui khi kết thúc vụ mùa bội thu, sự thịnh vượng, no ấm và hòa bình. Thủ đô Kuala Lumpur và các thành phố tập trung nhiều người gốc Hoa như Penang, Ipoh... là nơi tổ chức Trung thu lớn nhất.

Empty

Trong suốt mùa lễ hội, bánh Trung thu được bày bán ở hầu hết các quầy hàng. Đường phố được trang trí hàng ngàn chiếc lồng đèn sặc sỡ. Báo chí và truyền hình cũng đều có nội dung hướng về ngày lễ truyền thống này. Còn người dân thì cùng kéo nhau ra đường cùng vui chơi, hòa mình trong không khí từng bừng của ngày lễ với những trò chơi như múa lân, múa sư tử và các hoạt động vui chơi giải trí được yêu thích khác. Nhưng truyền thống quan trọng nhất trong ngày lễ vẫn là đoàn tụ gia đình và cùng nhau quây quần ăn bánh Trung thu.

Trung-Thu-Malaysia

Philippines

Người Philippines đón Tết Trung thu rất linh đình với các hoạt động vui chơi sôi nổi. Ban đầu, Tết Trung thu ở đây được những người gốc Hoa tổ chức và lưu truyền tới những người bản địa. Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh Trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.

Philip_2

Bánh Trung thu ở Philippines có tên là hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều phiên bản như: hopiang mungo (bánh nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím). Trong ngày này, người Philippines cũng thường tham gia vào một trò chơi có tên là Xúc xắc Trung thu.

Singapore

Là quốc gia có đông người Hoa sinh sống, Tết Trung thu ở Singapore cũng rất được coi trọng. Đây là dịp để mọi người hàn gắn tình cảm, bày tỏ lòng biết ơn, các thành viên trong gia đình sum họp, cùng thưởng thức miếng bánh, tách trà. Bánh Trung thu ở Singapore có hương vị khác biệt với bánh tại Trung Quốc, với đủ loại nhân như trà xanh, bí đỏ... nhưng phổ biến nhất là bánh nhân sầu riêng.

Sing_2

Đồng thời Trung thu ở Singapore cũng diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi và vui nhộn với hoạt động phổ biến nhất trong lễ hội là rước đèn lồng. Vài tuần trước khi lễ hội bắt đầu, những chiếc đèn nhiều hình thù sặc sỡ sẽ được trang trí tại nhiều nơi trên hòn đảo.

Empty

Còn đối với du khách đến Singapore mùa này sẽ được trải nghiệm những hoạt động văn hóa có-một-không-hai. Vào đêm Trung thu, chú sư tử biển Merlion bên vịnh Marina Bay - biểu tượng du lịch của Singapore - sẽ trở nên lung linh hơn bao giờ hết khi được chính quyền đổi màu. Ánh sáng đèn màu được chiếu từ mạn trái Merlion, tổng hòa tạo thành một chú sư tư biển mang dáng dấp và màu sắc sặc sỡ như chiếc lồng đèn Trung thu.

Thái Lan

Tết Trung thu ở xứ sở Chùa Vàng khác với các nước khác, họ không rước đèn hay múa lân… Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch, gắn liền với câu chuyện về tám vị tiên bay lên cung trăng, mang theo những trái đào mừng sinh nhật Quan Thế Âm Bồ Tát.

Thai_1

Trước lễ hội, các thành phố sẽ được trang trí rực rỡ. Trang và Hat Yai là hai thành phố tập trung nhiều người Thái gốc Hoa, nên lễ hội Trung thu rất đông vui. Đến ngày rằm, người dân Thái Lan sẽ trở về nhà để cùng nhau sum họp. Đặc biệt, trong đêm Trung thu, tất cả mọi người đều phải tham gia lễ cúng trăng. Họ sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Theo quan niệm của người Thái, Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm và chứng giám cho những lời ước nguyện của mọi người. Bánh Trung thu của người Thái cũng có hình quả đào và người ta sẽ ăn cả bưởi, loại quả hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy và ngọt ngào. Sau đó, họ cùng nhau thả những chiếc đèn trời lung linh và cầu mong mọi điều may mắn và hạnh phúc sẽ đến.

Hương Thảo - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES